Nội dung bài viết
Việc theo dõi chỉ số cân nặng và chiều dài của thai nhi theo từng tuần tuổi là vô cùng quan trọng, giúp bố mẹ biết được tình hình phát triển và sức khỏe của bé để có sự điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng cho phù hợp. Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi, bé sẽ có những tiêu chuẩn về chiều dài và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bố mẹ những thông tin chính xác nhất về cân nặng và chiều dài của thai nhi theo chuẩn quốc tế chính xác nhất.
Cân nặng, chiều dài thai nhi theo tuần
Cân nặng của thai nhi đạt tiêu chuẩn phần nào giúp các mẹ cảm thấy yêu tâm hơn về sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi cũng như sức khỏe của bản thân mẹ. Thêm nữa, việc biết chiều dài và cân nặng của thai nhi giúp mẹ biết được sự khác biệt của thai nhi giữa các tuần tuổi.
Từ tuần thứ 8, phôi thai đã được hoàn thiện và bắt đầu có sự phát triển cả về chiều dài lẫn cân nặng được thể hiện trong bảng tiêu chuẩn dưới đây theo từng tuần tuổi.
- Giai đoạn trước tuần 20, thai nhi cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài được tính từ đỉnh đầu đến mông.
- Từ tuần 20, chiều dài thai nhi được tính từ đầu đến gót chân. Lúc này, kích thước và cân nặng của thai nhi sẽ tăng dần đều.
- Đến tuần thứ 30, cân nặng của bé sẽ tăng tốc tối đa để chuẩn bị chào đời.
Và dưới đây là bảng chiều dài và cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Dựa vào các chỉ số này, bố mẹ có thể đối chiếu với kết quả siêu âm để biết được thai nhi có đang phát triển bình thường không và điều chỉnh chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho phù hợp. Thai nhi có thể có kích thước nhỏ hoặc lớn hơn kích thước tiêu chuẩn trong bảng nhưng không nên quá chênh lệch.
XEM THÊM:
- Sự phát triển của thai nhi 4 tuần tuổi như thế nào?
- [Tìm hiểu] sự phát triển của thai nhi 5 tuần tuổi
Những yếu tố ảnh hưởng tới chiều dài, cân nặng thai nhi
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài và cân nặng của thai nhi, trong đó có những yếu tố chính sau:
– Di truyền: Vóc dáng của bố mẹ có thể được di truyền sang con nhưng đây không phải yếu tố quyết định đến kích thước của thai nhi trong suốt quá trình phát triển trong bụng mẹ.
– Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mẹ: Đây được cho là yếu tố rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, bé sẽ có sự phát triển tốt. Ngược lại nếu mẹ thừa cân hoặc thiếu cân cũng sẽ ảnh hưởng đến kích thước của thai nhi.
– Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng lớn hơn so với con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách thời gian giữa 2 bé là quá sát nhau thì con thứ cũng có thể nhẹ cân hơn con đầu.
– Số lượng thai nhi: Trong trường hợp mẹ mang đa thai thì kích thước của thai nhi có thể nhỏ hoặc lớn hơn kích thước tiêu chuẩn.
Thai nhi lớn hơn tuổi thai có sao không?
Thai nhi nếu lớn hơn tuổi thai không quá nhiều thì không sao nhưng nếu chênh lệch quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi thừa cân.
- Nếu thai nhi có chiều dài đo được vượt mức bình thường khoảng 3cm thì có nghĩa là bé có kích thước lớn hơn tuổi thai. Khi đó, các bác sỹ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân.
- Nếu thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn nhiều lần sẽ gây khó khăn cho việc sinh nở của mẹ, thậm chí gây tổn thương cho các cơ quan sinh sản của mẹ như vỡ tử cung. Đối với thai nhi thừa cân, bé có thể gặp các vấn đề sức khỏe ngay khi sinh như hạ đường huyết, suy hô hấp, suy tuần hoàn, hạ thân nhiệt… có thể dẫn đến tử vong. Thậm chí nhiều bé có thể mắc những căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư, trầm cảm, tim mạch, tiểu đường…
Thai nhi nhỏ hơn tuổi thai có sao không?
Nếu như thai nhi có chiều dài đo được ngắn hơn chiều dài bình thường 3cm. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân
- Chức năng của nhau thai có tốt không? có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi không?
- Dây rốn có gặp vấn đề gì hay không?
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ có đảm bảo hay không?
- Tinh thần của mẹ có gặp vấn đề gì không?
Nếu mẹ bầu bị thiếu dinh dưỡng, suy nhược cơ thể sẽ khiến cho lượng máu tới nhau thai giảm, thai nhi sẽ không được cung cấp đủ các dưỡng chất cần cho sự phát triển, có nguy cơ bị ngạt thở, thiếu oxy và chết lưu. Khi sinh ra các bé nhẹ cân có thể mắc các bệnh viêm phổi, hạ đường huyết, đa hồng cầu, chậm phát triển về trí tuệ…
Khi đã xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ cách để điều chỉnh sao cho phù hợp. Mẹ cần biết rằng, thai nhi quá nhỏ khi sinh ra dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng, sức khỏe không tốt. Ngoài ra, bé còn dễ mắc các bệnh về phổi, bệnh vàng da do sức đề kháng không tốt.
XEM THÊM:
- 22 điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu
- Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ?
- Những điều cần lưu ý trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng gì tới sức khỏe của thai nhi?
Trong suốt thai kỳ, dinh dưỡng là vấn đề đặc biệt quan trọng bởi nếu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, nguy cơ bé sinh non cao…Ngược lại, nếu mẹ bổ sung quá nhiều dưỡng chất, mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc phải sinh mổ do thai nhi quá lớn. Bởi vậy, trong suốt thai kỳ, mẹ cần chú ý mức độ tăng cân sau để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, giúp quá trình sinh nở thuận lợi hơn.
Nếu mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (chỉ số BMI khoảng 18,5 – 24,9) thì mẹ nên giữ cơ thể ở mức cân nặng giao động trong khoảng từ 10 – 12kg. Cụ thể như sau:
- Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu): Tăng 1kg
- Tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa): Tăng 4-5kg
- Tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối): Tăng 5-6kg
Đối với các mẹ có cân nặng nhẹ (BMI: <18,5) thì mức độ tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng của mẹ trước khi mang thai, thường là khoảng 12,7 – 18,3 kg. Còn đối với các mẹ thừa cân, có chỉ số BMI >25 thì mức tăng cân lý tưởng là 15% so với cân nặng trước đó, là khoảng 7 – 11,3 kg.
Đối với trường hợp mang thai đôi, mẹ cũng chỉ nên tăng cân từ 16 – 20,5 kg mà thôi.
Mẹ bầu cần làm gì khi thai nhi lớn hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai
Khi thấy có sự chênh lệch quá lớn giữa kích thước thực tế của thai nhi với bảng tiêu chuẩn cân nặng, chiều dài. Mẹ bầu nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình:
1. Thai nhị nhẹ cân:
Nếu thai nhi nhẹ cân, ngoài việc phải bổ sung thêm dinh dưỡng vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mình, mẹ bầu nên uống thêm sữa cho bà bầu, bổ sung thêm vitamin, ăn uống đủ chất. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý tới một số vấn đề:
- Nên chia nhỏ các bữa ăn để cung cấp thêm dưỡng chất cho thai nhi.
- Bổ sung các thực phẩm giàu protein như cá hồi, thịt bò, cải xanh, bơ, chuối…
- Tập thể dục nhẹ nhàng: hoạt động này giúp tăng cường trao đổi chất, giúp mẹ có thể hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, tốt cho thai nhi.
- Luôn giữ cho tinh thần, tâm lý được thoải mái, thư giãn, tránh làm việc quá nặng nhọc, mệt mỏi.
- Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi như DHA, sắt, axit folic, canxi…
- Uống sữa dành cho bà bầu: Nếu như việc ăn uống mỗi ngày không giúp mẹ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thai kỳ thì mẹ nên uống sữa dành cho bà bầu để hỗ trợ thai nhi tăng cân đúng mức tiêu chuẩn.
- Tránh dùng các chất kích thích như nước ngọt có ga, cafe, rượu bia là nguyên nhân làm cho thai nhi chậm phát triển.
2. Thai nhi bị thừa cân:
Còn nếu thai nhi thừa cân, mẹ bầu nên hạn chế ăn những thực phẩm có hàm lượng calo cao. Tăng cường ăn các loại rau củ như táo, dâu tây, cả bó xôi, bông cải xanh…Ngoài ra:
- Hạn chế ăn thực phẩm nhiều tinh bột và nhiều đường như bánh ngọt, kẹo…
- Chia nhỏ bữa ăn giúp hệ tiêu hóa không phải làm việc quá tải
- Tích cực luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày như đi bộ, tập yoga.
- Siêu âm định kỳ để nhận được tư vấn và điều trị của bác sĩ nếu cần thiết.
- Kiểm soát cân nặng của bản thân, nếu cân nặng của mẹ được kiểm soát tốt, không bị tăng quá nhiều, cân nặng của thai nhi cũng được đảm bảo không phát triển quá nhanh.
- Tránh căng thẳng, stress bởi tình trạng căng thẳng, stress có thể khiến mẹ bầu bị béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
Như vậy, có thể thấy cân nặng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu cần chú ý theo dõi bảng cân nặng tiêu chuẩn của thai nhi theo từng tuần tuổi để đảm bảo bé yêu được phát triển tốt nhất.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: