Nội dung bài viết
Thời gian đầu khi mới mang thai là giai đoạn vô cùng nhạy cảm, bởi vậy tất cả mọi việc từ sinh hoạt đến ăn uống của mẹ bầu cần phải được chú ý cẩn trọng. Nếu bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ, thừa chất này, thiếu chất kia sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé. Vì vậy, khi mới mang thi nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Blog Mẹ yêu con nhé.
Vai trò của dinh dưỡng với mẹ bầu trong tháng đầu mang thai
Giai đoạn đầu của thai kỳ là lúc tế bào phôi thai phân hoá và bắt đầu hình thành những bộ phận đầu tiên của cơ thể. Lúc này, các mẹ bầu không cần ăn quá nhiều mà cần đảm bảo đủ chất, trong đó đặc biệt quan trọng là các dưỡng chất dưới đây:
– Axit folic: Đóng vai trò chính trong quá trình phát triển, phân chia của tế bào; giúp bảo vệ thai nhi khỏi nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, nứt đốt sống, vô sọ rất dễ xảy ra trong 7 tuần đầu của thai kỳ. Các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 400mcg – 600mcg axit folic/ ngày thông qua chế độ ăn uống của mình.
– Sắt: Nếu thiếu sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu rất dễ bị sảy thai và thai chết lưu; thiếu máu do thiếu sắt gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn. Với vai trò là chất tạo máu cho thai nhi. Các mẹ cần bổ sung sắt khi mang thai, đừng để thiếu sắt trong giai đoạn đầu cũng như trong suốt thai kỳ nhé.
– Canxi: Canxi là thành phần quan trọng trong quá trình tạo xương khớp cho thai nhi. Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ lấy từ xương của mẹ khiến mẹ dễ mắc các bệnh loãng xương, bệnh răng miệng… Nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu là khoảng 800mg/ ngày và tăng dần qua các tháng sau. Dấu hiệu của mẹ bầu bị thiếu canxi là đau cơ bắp, mệt mỏi, chuột rút, thậm chí là lên cơn co giật. Thai nhi thiếu canxi sẽ bị suy dinh dưỡng bẩm sinh, xuất hiện các dị tật về xương, thấp lùn…
– Protein: Hay còn gọi là chất đạm chính là năng lượng giúp duy trì mọi hoạt động sống của cơ thể. Vì vậy, để cả mẹ bầu và thai nhi đều được khoẻ mạnh và phát triển tốt, các mẹ đừng quên bổ sung đạm vào bữa ăn hàng ngày trong thời gian đầu mang thai nhé.
XEM THÊM:
Mang thai tháng đầu nên ăn gì?
Phụ nữ khi mới mang thai nên ăn gì? Mang thai 3 tháng đầu nên ăn gì để có thể vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mẹ và bé, vừa giúp mẹ thích nghi với những thay đổi của cơ thể trong tam cá nguyệt thứ nhất?
– Các loại thịt đỏ như thịt bò cung cấp một lượng lớn sắt cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mẹ không nên ăn thịt bò tái sống sẽ rất nguy hiểm nhé.
– Cá hồi: Loại cá này chứa nhiều vitamin D, Canxi và Omega 3 rất tốt cho quá trình phát triển xương khớp và tế bào não của thai nhi.
– Trứng gà: Lòng đỏ trứng gà là nguồn bổ sung protein rất dồi dào và còn chứa vitamin D tốt cho xương khớp của mẹ & bé. Tuy nhiên, mẹ nhớ là chỉ ăn 3-4 quả/ tuần để tránh tình trạng thừa đạm nhé.
– Rau màu xanh đậm như cải bẹ xanh, xà lách, súp lơ xanh … chứa rất nhiều axit folic và sắt
– Các loại trái cây có múi như cam, quýt, bưởi… Bên cạnh hàm lượng axit folic cao nhất trong các loại trái cây, loại quả này còn giàu vitamin C hỗ trợ hấp thu sắt hiệu quả và tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé.
– Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa bầu, sữa chua là nguồn thực phẩm giàu canxi, vitamin, khoáng chất, omega 3 mà mẹ bầu rất cần khi mang bầu.
– Đậu phụ: Thường xuyên ăn đậu phụ giúp mẹ bổ sung thêm nhiều canxi cho cơ thể, 1 bìa đậu có thể chứa tới 800mg canxi. Mẹ nhớ chọn mua đậu ở những địa chỉ đảm bảo an toàn, tránh mua phải đậu phụ có chứa thạch cao nhé.
– Cải xoăn, cải xanh, rau bina… cũng là nguồn bổ sung canxi tự nhiên và cung cấp nhiều vitamin khoáng chất, hỗ trợ hệ tiêu hoá mà mẹ nên thêm vào thực đơn của mình trong giai đoạn đầu mới mang thai nhé.
– Quả bơ: Chứa nhiều axit folic giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, omega 3 bảo vệ hệ tim mạch cho mẹ.
– Quả nho: Trong quả nho có đường glucose, canxi, photpho, sắt, amino axit… giúp tăng cường sức khoẻ và bổ sung máu cho cơ thể mẹ bầu nhất là các mẹ thường xuyên mệt mỏi vì thiếu máu.
– Chuối: Ăn chuối vào bữa sáng là cách để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai, đồng thời hỗ trợ giảm chứng táo bón hiệu quả.
– Măng tây: Loại rau này là loại thực phẩm chứa hàm lượng axit folic cao nhất trong tất cả các loại thực phẩm, trong 5 cây măng tây có khoảng 1000 mcg folate.
– Ngũ cốc và các loại hạt là nguồn cung cấp nhiều vitamin, sắt và chất dinh dưỡng tốt cho quá trình mang thai. Các mẹ không uống được sữa bầu có thể thay thế bằng sữa hạt cũng rất tốt.
Mang thai tháng đầu tiên cần kiêng những gì?
Ngoài việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng khi mới mang thai, mới mang thai nên ăn gì. Mẹ cũng cần đặc biệt tránh hoặc hạn chế một số nhóm thực phẩm sau:
– Đu đủ xanh: Trong loại quả này có chứa chất gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai. Vì vậy, các mẹ tuyệt đối không được ăn đu đủ xanh khi mang thai nhé.
– Phô mai: Tuy là một chế phẩm từ sữa nhưng trong phô mai có chứa nhiều loại vi khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hoá hoặc ngộ độc thực phẩm cho mẹ bầu rất nguy hiểm.
- Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu không nên ăn gì?
– Dứa: Dứa là một loại trái cây rất được yêu thích. Tuy nhiên, phụ nữ khi mang thai có nên ăn dứa không? Ăn dứa có tốt cho thai nhi không? Trong dứa có chất bromelain là hoạt chất có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non nên các mẹ hãy hạn chế ăn dứa khi mang thai này.
– Thực phẩm đông lạnh: Việc để lâu thực phẩm trong tủ đông, tủ lạnh không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn có nguy cơ xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus có hại. Trong thời gian mang bầu, cơ thể mẹ rất nhạy cảm nên hãy tránh ăn loại thực phẩm này nhé.
– Thực phẩm tái sống như thịt sống, cá sống, rau sống, trứng sống… chứa một lượng lớn vi khuẩn sẽ gây hại cho hệ tiêu hoá của mẹ.
– Đồ uống chứa cồn & cafein như rượu, bia, trà, cafe… có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho bé.
– Cá biển chứa lượng thuỷ ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu vua, cá ngừ… là những loại cá không tốt cho phụ nữ mang thai bởi chúng có thể tích luỹ lượng lớn thuỷ ngân gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi và gây ngộ độc cho hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch & thận của mẹ.
– Nội tạng động vật: Nồng độ vitamin A cao quá mức trong nội tạng động vật có thể gây nhiễm độc vitamin A, đồng thời dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan. Nội tạng động vật cũng chứa nhiều cholesterol gây béo phì cho phụ nữ có thai.
Như vậy, chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn đến sức khoẻ của mẹ bầu và bé. Chỉ một chút sai sót cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hy vọng những kiến thức trên đây mà Blog Mẹ yêu con cung cấp sẽ giúp các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh!