Nội dung bài viết
Bà bầu không nên ăn gì? bà bầu không nên ăn rau gì? Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi, hãy tìm hiểu 17 loại rau bà bầu không nên ăn khi mang thai trong suốt thai kỳ này nhé.
17+ loại rau bà bầu không nên ăn trong suốt thai kỳ
Trong suốt 9 tháng mang thai, đặc biệt là giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Cơ thể mẹ bầu cực kỳ nhạy cảm bởi đây là giai đoạn thai nhi mới chỉ được hình thành, cơ thể mẹ bầu đang dần dần thích nghi với những thay đổi. Bởi vậy, trong tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi rất dễ bị tác động bởi những yếu tố từ bên ngoài. Chỉ một sơ suất nhỏ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngoài việc đi đứng, những hoạt động cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu cũng cần tránh những loại rau sau:
1. Rau răm
Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, rau răm được sử dụng trong rất nhiểu món ăn Việt. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên ăn rau răm.
3 tháng đầu của thai kỳ là giai đoạn thai nhi chưa phát triển ổn định. Mẹ bầu ăn rau răm trong giai đoạn này sẽ khiến thành tử cung bị kích thích dẫn đến co bóp tử cung có thể dẫn tới sảy thai. Do đó, khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu không nên ăn rau răm.
Sau 3 tháng đầu, mẹ có thể ăn rau răm nhưng không được quá 50g/tuần và mỗi lần chỉ nên ăn 2-3 cọng rau mà thôi bởi rau răm khi mang thai có thể gây nóng trong người và khó tiêu.
2. Khoai tây mọc mầm hay khoai tây có vỏ xanh
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất, giàu Protein cùng 18 loại axit amin cần thiết cho sức khỏe con người. Đối với phụ nữ mang thai, sử dụng khoai tây điều độ, hợp lý giúp mẹ bầu:
- Bổ sung Axit Folic giúp phát triển hệ thần kinh của trẻ, tránh sảy thai
- Phòng tránh thiếu máu
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa, đặc biệt là món khoai tây nghiền
- Tăng cường hệ miễn dịch
- Tăng cường sức khỏe hệ tim mạch
- Giúp da đẹp hơn
Tuy nhiên, không phải vì những lợi ích này mà mẹ bầu ăn nhiều khoai tây là tốt đâu nhé. Các chuyên gia khuyên mẹ nên ăn ít khoai tây thôi, đặc biệt là khoai tây mọc mầm bởi:
- Trong khoai tây chứa độc tố Solaninne là một chất kiềm sinh vật, chất độc này tích lũy nhiều trong nhau thai có thể dẫn tới dị tật thai nhi vô cùng nguy hiểm và sức khỏe mẹ bầu. Mẹ cần biết rằng, chất độc này không hề biến mất trong quá trình chế biến, nấu chín. Độc tố này có nhiều nhất là trong khoai tây mọc mần.
- Thêm vào đó, độc tố Solaninne này hoạt động giống như hormone Steroid khiến cho cơ thể mẹ bầu dễ dàng hấp thu Ancaloit làm ức chế các hoạt động dẫn truyền máu và oxi tới thai nhi.
3. Mướp đắng (Khổ qua)
Mướp đắng là một loại thực phẩm rất được yêu thích tại Việt Nam. Từ mướp đắng chúng ta có thể chế biến được rất nhiều món ăn ngon. Trong mướp đắng bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất. Giúp tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì việc sử dụng mướp đắng phải hết sức cẩn thận bởi những tác hại của mướp đắng sau:
- Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa: Việc ăn quá nhiều mướp đắng sẽ dẫn tới các vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, ợ nóng.
- Gây ngộ độc nguy hiểm: Với thành phần gây ngộ độc cao như Quinine, Saponic Glycosides và Morodicine có thể khiến mẹ bầu gặp các vấn đề ngộ độc như nôn ói, mờ mắt, nổi mẩn đỏ…Ngoài ra, hạt mướp đắng còn vicine là độc tính có khả năng gây nhức đầu, đau thắt bụng….
- Nguy cơ sinh non, sảy thai: Việc ăn mướp đắng cũng có thể gây ra các con co thắt tử cung dẫn tới sinh non hoặc sảy thai. Đặc biệt là ở những người có tử cung ngả sau, tủ cung có sẹo hay tử cung bị bào mòn.
4. Ngải cứu
Bà bầu có được ăn ngải cứu không? Nếu như ngải cứu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam giúp an thai, tốt cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, nếu lạm dụng ngải cứu khi mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến mẹ bầu bị ra máu nhiều, co thắt tử cung dẫn tới sảy thai.
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ăn ngải cứu dẫn tới sảy thai, tuy nhiên mẹ cũng nên thận trọng, nên sử dụng ngải cứu sao cho phù hợp. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và không nên quá lạm dụng ngải cứu.
XEM THÊM:
- Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ?
- Mẹ bầu cần lưu ý những gì trong 3 tháng đầu mang thai?
- Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?
5. Rau ngót
Mặc dù rau ngót bổ sung rất nhiều vitamin, muối khoáng, canxi, phốt pho, vitamin C…Tuy nhiên, trong thành phần rau ngót có chứa Papaverin là một loại chất có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Bởi vậy mà mẹ bầu ăn quá nhiều rau ngót khi mang thai (vượt quá 30mg chất Papaverin) sẽ khiến tử cung bị co thắt, vô cùng nguy hiểm.
6. Rau sam
Rau sam không chỉ giàu vitamin A, C, nhóm B cùng các khoáng chất như Kali, Canxi, Sắt…mà trong rau sam còn chứa nhiều axit béo như Omega 3…rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau sam, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ bởi rau sam có tính hàn quá cao, giúp giải độc, trừ giun sán nên sẽ kích thích mạnh đến tử cung, khiến tử cung co bóp ở tuần suất cao có thể dẫn tới sảy thai.
7. Rau chùm ngây
Thành phần alpha-sitosterol trong rau chùm ngây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen ngừa thai, khiến cơ trơn tử cung co nhiều hơn có thể dẫn tới sảy thai. Do đó, phụ nữ khi mang thai không nên ăn rau chùm ngây.
8. Quả dứa
Chuyên mục Mang thai của Blogmeyeucon đã có một bài khá chi tiết nói về điều này rồi. Chi tiết mọi người có thể tham khảo TẠI ĐÂY. Tuy nhiên, mình cũng xin chia sẻ qua về điều này.
Dứa là một loại trái cây bổ sung rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, trong dứa có chứa chất Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, không tốt cho thai nhi. Tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể ăn dứa khi mang thai một cách phù hợp.
9. Táo mèo
Vị chua, chát, ngọt tạo cảm giác ngon miệng của táo mèo khiến nhiều người bị “nghiện” loại quả này. Ngoài ra, táo mèo còn có tính ấm và thuộc nhóm thuốc tiêu hóa. Tuy nhiên, táo mèo không thực sự tốt cho phụ nữ mang thai. Bà bầu ăn táo mèo có thể bị đau bụng, gây co thắt tử cung làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai hay sinh non.
10. Gừng & ớt
Mặc dù trong thành phần cửa gừng và ớt không chứa chất gây hại cho mẹ bầu và thai nhi tuy nhiên, ăn gừng và ớt khiến cơ thể bị nóng, dẫn tới táo bón không tốt cho phụ nữ khi mang thai.
Ngoài ra, trong gừng có chứa hoạt chất gây mỏng mạch máu có thể gây ra hiện tượng máu khó đông, không tốt cho phụ nữ khi mang thai.
11. Rau má
Phụ nữ khi mang thai hoàn toàn có thể ăn rau má. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt mẹ bầu cần tránh hoặc hạn chế ăn rau má.
- Không nên ăn rau má khi mới mang thai 3 tháng đầu.
- Phụ nữ có sức khỏe yếu, sức đề kháng kém, cơ thể không được khỏe mạnh.
- Một số bà bầu có cơ địa yếu nếu uống nước rau má sẽ gây lạnh bụng dẫn tới tiêu chảy, ói mửa. Do đó, đối với những trường hợp có dấu hiệu động thai hoặc có tiền sử sảy thai, hệ tiêu hóa không nên định thì tuyệt đối không uống nước rau má nhé.
- Bà bầu bị tiểu đường, có nguy cơ bị tiểu đường.
- Phụ nữ từng bị tiền sản giật.
12. Nha đam
Phụ nữ mang thai có được uống nha đam không? Mặc dù nha đam rất tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai thì không nên dùng bởi vì:
- Uống nước nha đam có thể gây xuất huyết trong, thậm chí là sảy thai
- Sử dụng nham đam khiến tử cung bị kích thích, co bóp tử cung dẫn tới sinh non.
- Nếu thường xuyên uống nha đam có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh
- Thành phần Anthraquinon trong nha đam có tác dụng xổ mạnh, làm sung huyết đường ruột và các cơ quan của hệ tiêu hóa.
- Sử dụng nha đam có thể khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, đầy bụng. Người huyết áp thấp không nên dùng nha đam.
Trên đây là tổng hợp 12 loại rau bà bầu không nên ăn khi mang thai. Vậy, bà bầu nên ăn rau gì? Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các mẹ, để các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh cùng con yêu. Để có những chuẩn bị tốt nhất chào đón con yêu chào đời.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: