Nội dung bài viết
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi khoa học bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đa dạng thực đơn giúp bé lớn nhanh, khỏe mạnh và an toàn.
Các mẹ đều biết, giai đoạn ăn dặm là một bước phát triển quan trọng đối với trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ thời điểm thích hợp nhất để cho bé tập ăn dặm là 6 tháng tuổi. Tuy nhiên sự phát triển của các bé là khác nhau, sẽ có bé đòi ăn dặm sớm từ 4 -5 tháng tuổi. Vì vậy, trước hành trình ăn dặm của bé, mẹ cần được trang bị đầy đủ các kiến thức về ăn dặm sẽ giúp hành trình ăn dặm của bé đạt được thành công như mong muốn.
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi tốt nhất
Mẹ có biết đâu là thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm? Nếu như bé 7 tháng tuổi mà mẹ mới cho bé ăn dặm thì có thể nói là mẹ đã cho bé ăn dặm hơi muộn. Việc xác định thời điểm khi nào nên cho bé ăn dặm được đánh giá là rất quan trọng đối với hành trình ăn dặm của bé. Mặc dù đã là muộn tuy nhiên, việc tìm hiểu thông tin này sẽ giúp mẹ có kinh nghiệm cho bé sau.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng tuổi với mức tăng trưởng chiều cao, cân nặng trung bình được tổng hợp dưới đây:
- Các bé trai sẽ nặng chừng 8,3 kg và cao 69,2 cm.
- Các bé gái sẽ nặng chừng 7,6 cm và cao 67,3 cm.
Các số liệu trên chỉ là các con số trung bình. Sẽ có bé cao hơn, nặng hơn, cũng có bé sẽ thấp hơn hay nhẹ cân hơn một chút. Các mẹ không cần phải quá lo lắng. Đây cũng là giai đoạn trẻ sẽ phát triển một cách vượt trội cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn dặm tốt, hợp lý sẽ giúp bé phát triển toàn diện nhất.
>>> Xem thêm: Bảng chiều cao cân nặng tiêu chuẩn của trẻ theo từng tháng tuổi
Các nguyên tắc khi cho bé ăn dặm
Giai đoạn bé 7 tháng tuổi ăn dặm. Mặc dù bé đã quen dần với việc ăn dặm trước đó. Tuy nhiên vẫn phải nhắc lại với các mẹ 3 nguyên tắc cơ bản khi cho bé mới tập ăn dặm:
- Cho bé ăn thức ăn từ loãng tới đặc
- Cho bé ăn từ ít tới nhiều
- Cho bé ăn bắt đầu với bột ngọt rồi chuyển sang bột mặn.
Giai đoạn đầu của hành trình ăn dặm, các thực phẩm mẹ cần xay nhuyễn cho bé để bé có thể dễ ăn, dễ hấp thu và tiêu hóa. Khi dạ dày của bé đã quen dần với việc ăn dặm thì mẹ có thể cho bé ăn thử với một thìa nhỏ bột loãng hay nước cơm. Dần dần có thể thêm một số loại hương vị khác cho bé như rau, củ, thịt, cá, trứng, sữa…
Còn đối với các bé 7 tháng tuổi, giai đoạn mà bé đã được làm quen với ăn dặm từ tháng thứ 6 thì mẹ cần lưu ý một số nguyên tắc dưới đây:
- Luôn duy trì việc cho bé bú sữa trong suốt quá trình cho bé ăn dặm tới khi bé được 1 tuổi hoặc lâu hơn.
- Không nêm gia vị cho các món ăn dặm của bé.
- Nấu cháo theo tỷ lệ 1:7 (10 gr gạo sẽ được nấu với 70 ml nước).
- Nên kết hợp cháo trắng với các loại rau, thịt, cá, trưng…với một lượng nhỏ để đa dạng thực đơn và giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn.
- Đảm bảo bổ sung nhóm chất béo cho bé trong các bữa ăn dặm.
- Ngoài việc cho bé bú mẹ, mẹ cũng có thể cho bé bú sữa công thức ngoài. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.
Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng tiêu chuẩn
Bé 7 tháng tuổi ăn dặm, mẹ nên đảm bảo số lượng bữa ăn dặm mỗi ngày cho bé 2-3 bữa cháo, bột. Ngoài ra, mẹ cần bổ sung cho bé 800 ml sữa mỗi ngày. Với thị trường sữa bột Việt Nam đa dạng như hiện tại, làm sao để mẹ có thể chọn được loại sữa tốt cho bé. Mẹ đừng bỏ qua những thông tin về top 4 loại sữa công thức tốt nhất cho trẻ.
Đây là giai đoạn mà bé đã quen dần với hương vị của thực phẩm, mẹ nên đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé bằng cách kết hợp với một số loại thực phẩm khác như các loại rau, củ, thịt, cá…để bé không bị chán ăn đồng thời kích thích vị giác của bé phát triển tốt hơn.
Khác hẳn so với việc cho bé 6 tháng ăn dặm. Các bé 7 tháng tuổi, mẹ đã xác định được khẩu vị của bé cũng như các loại thực phẩm khiến bé bị dị ứng. Mẹ sẽ thoải mái hơn trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé từ các món thịt, cá, trứng, sữa…Cũng đừng quên các món cháo kết hợp với rau xanh bổ sung vitamin và chất xơ rất tốt cho bé.
Mẹ cũng nên bổ sung thêm cho bé các bữa ăn phụ với sữa chua, váng sữa, các loại trái cây ngọt trong giai đoạn này. Khi đã quá 19h, mẹ có thể cho bé bú mẹ để tránh tình trạng trẻ thức dậy vào ban đêm vì đói.
Giai đoạn này, mẹ có thể thấy các biểu hiện trẻ nhau thức ăn mềm mặc dù chưa mọc răng. Theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay phương pháp tự ăn dặm, mẹ có thể luộc một vài loại rau củ và đặt trên bàn ăn dặm để bé tự lựa chọn, giúp bé cảm thấy tò mò, thích thú với với các loại thức ăn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý tránh trường hợp bé nuốt cả miếng to khi chưa được nhai kỹ, sẽ không tốt cho dạ dày.
Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi
Bé 7 tháng ăn dặm hay ở độ tuổi nào mẹ cũng cần đảm bảo thực đơn ăn dặm của bé chúa đầy đủ các nhóm thực phẩm sau:
– Chất đường bột: Có nhiều trong gạo
– Chất đạm: Có nhiều trong thịt nạc, xương heo, trứng, sữa…Giai đoạn này, nhiều bé có thể ăn được hải sản. Tuy nhiên cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng.
– Các loại rau củ, trái cây: Trái cây giàu vitamin C, các loại rau xanh chứa nhiều loại vitamin và chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
– Chất béo: Mẹ cũng nên bổ sung thêm chất béo cho bé bằng các loại dầu thực vật hay động vật lành mạnh. Chẳng hạn như dầu cá hồi, dầu ô liu…
Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi chi tiết dưới đây
Từ bảng thực đơn tham khảo này, mẹ có thể lựa chọn các món bột ăn dặm tương đương cho bé. Càng đa dạng thực đơn ăn dặm cho bé, càng giúp bé làm quen với nhiều loại thực phẩm hơn, giúp tạo niềm vui và hứng thú trong ăn uống cho bé. Ngoài các món ăn dặm do mẹ tự chế biến, mẹ có thể tham khảo thêm một số loại bộ ăn dặm cho trẻ sẵn cũng rất tốt cho bé như bột ăn dặm Heinz, chúng phù hợp với các mẹ bận rộn, không có quá nhiều thời gian chế biến các món ăn dặm cho con.
>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 9 tháng tuổi