Nội dung bài viết
Hành trình ăn dặm kiểu Nhật của bé sẽ bắt đầu khi bé 5-6 tháng tuổi và kết thúc khi bé 18 tháng tuổi. Khi bé chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm đầu tiên, không ít mẹ cảm thấy bối rối không biết cho con ăn dặm như thế nào? Để giúp các mẹ có cái nhìn tổng quan nhất về hành trình ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Dưới đây sẽ là tổng quan về 4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật mẹ nên biết.
Mẹ biết gì về 4 giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật?
Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm khoa học, hiện đại được nhiều mẹ Việt Nam áp dụng hiện nay. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ bao gồm 4 giai đoạn được chia như sau:
– Giai đoạn 1 (Gokkun): Bé 5 – 6 tháng tuổi.
– Giai đoạn 2 (MoguMogu): Bé 7 – 8 tháng tuổi.
– Giai đoạn 3 (KamiKami): Bé 9 – 11 tháng tuổi.
– Giai đoạn 4 (PakuPaku): Bé 12 – 18 tháng tuổi.
Mỗi một giai đoạn ăn dặm sẽ có thực đơn ăn dặm và các loại thực phẩm khác nhau. Do đó, mẹ cần lưu ý về các giai đoạn của bé nhé.
Lý do tại sao các mẹ lại lựa chọn phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé? Có thể kể đến một số các ưu điểm của phương pháp ăn dặm này như sau:
- Ăn dặm kiểu Nhật, các bé sẽ có khả năng ăn thô tốt hơn so với các bé được cho ăn dặm theo phương pháp truyền thống là ăn các loại thức ăn được xay nhuyễn, mịn.
- Bé sẽ được ăn riêng các loại thức ăn chứ không trộn lẫn giống như kiểu truyền thống. Điều này giúp bé làm quen tốt hơn với từng loại thực phẩm. Giúp mẹ có thể phát hiện ra được khẩu vị của bé.
- Ăn dặm kiểu Nhật hạn chế nêm gia vị sẽ tốt cho thận của bé.
- Ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ được ngồi ăn, tự cầm thìa, tự xúc ăn. Bé sẽ được tập thói quen ngồi và ăn một cách nghiêm túc. Giúp bé ăn tập trung hơn và ăn nhanh hơn. Bé sẽ được học cáp tự lập từ việc ăn uống.
- Bé sẽ được ăn theo nhu cầu thay vì ép bé ăn như trước. Điều này giúp bé không cảm thấy sợ hãi mỗi khi ăn.
Tuy nhiên, để có thể áp dụng phương pháp ăn dặm này cho con mẹ sẽ phải mất khá nhiều thời gian và công sức tìm tòi bỏi mẹ sẽ phải nấu từng loại thực ăn riêng biệt, phải đa dạng thực đơn ăn dặm hàng ngày. Khó nhất vẫn là khâu chế biến và bảo quản thức ăn.
1. Giai đoạn ăn dặm thứ nhất Gokkun
Giai đoạn ăn dặm này dành cho trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi. Giai đoạn này, mẹ sẽ tập cho bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Do đó, không nên quá cứng nhắc việc phải cho bé ăn từng này, cho bé ăn bằng này bữa…
Các món ăn trong giai đoạn này, mẹ phải chế biến chúng đảm bảo độ mềm, độ mịn và loãng giống như sữa chua để bé có thể làm quen dần dần. Cho bé ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc dần.
Các loại thực phẩm mẹ nên cho bé ăn trong giai đoạn này.
Khi xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5-6 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo thực đơn ăn dặm của bé có đầy đủ các nhóm chất sau:
- Nhóm chất tinh bột: Có nhiều trong cháo gạo (tỉ lệ 1: 10), bánh mì, khoai lang, khoai tây hay chuối…
- Nhóm chất đạm: Mẹ có thể bổ sung đạm cho bé với các loại thực phẩm như đậu phụ, thịt cá trắng, lòng đỏ trứng gà, phô mai hay sữa chua..
- Nhóm vitamin và khoáng chất: Có nhiều trong các loại rau củ quả như cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, táo, dâu…
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn này
- Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi bé có những biểu hiện ăn dặm. Tuy nhiên, hãy lựa chọn thời điểm cả mẹ và bé đều cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái để bắt đầu hành trình ăn dặm cho bé.
- Giai đoạn này, việc bé ăn sữa mẹ không phải cho bé ăn theo giờ. Mẹ có thể chia nhỏ thành nhiều cữ sữa bổ sung cho những bữa ăn dặm mà bé ăn không nhiều, không đủ.
- Việc lập ra một thời gian biểu sẽ giúp bé có một nhịp sinh lý ổn định.
- Để đảm bảo bé có được một bữa no, mẹ nên cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức thêm theo nhu cầu của bé. 2 bữa này cần được đi liền với nhau, không ngắt quãng.
- Nên cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu khi bé mới bắt đầu ăn dặm. Cháo trắng là một món ăn phù hợp đối với bé trong giai đoạn này.
2. Giai đoạn 2: MoguMogu
Đây là giai đoạn thứ 2 của hành trình ăn dặm. Trong giai đoạn này, lưỡi của trẻ đã bắt đầu tham gia vào hoạt động để làm mềm thức ăn. Lưỡi và vòm hàm trên sẽ kết hợp với nhau để nghiền thức ăn sau khi lưỡi đưa thức ăn vào miệng rồi vào cổ họng.
Vì những điểm trên mà thức ăn trong giai đoạn này của bé không còn là những loại thức ăn mềm, mịn giống như giai đoạn tập ăn dặm trước đó. Thức ăn cho bé trong giai đoạn này sẽ sền sệt và sẽ bắt đầu có những mảnh thức ăn nhỏ bên trong món ăn để cho bé có thể dụng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền nát thức ăn. Mẹ cần theo dõi hoạt động ăn dặm của bé trong giai đoạn này để xem bé có nghiền thức ăn như trên không hay bé sẽ nuốt chửng?.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể chuyển sang giai đoạn ăn dặm thứ 2 cho bé khi bé chưa được 7 – 8 tháng tuổi nếu như bé đã quen với loại thức ăn mịn, thức ăn dặng sền sệt và bé đã có thể dùng lưỡi và vòm hàm trên để nghiền thức ăn. Tuy nhiên, nếu bé nuốt chửng khi mẹ cho bé ăn thì mẹ vẫn nên để bé ăn dặm ở giai đoạn 1 và điều chỉnh dần bột từ loãng thành sền sệt dần.
Các thực phẩm mẹ có thể cho bé ăn trong giai đoạn này
- Nhóm chất đường bột: Các nhiều trong các loại yến mạch, cháo theo tỷ lệ 1 : 7, mỳ…
- Nhóm chất đạm: Cá nhiều trong thịt cá, đậu hũ, lòng đỏ trứng, thịt ức gà…
- Các sản phẩm từ sữa chua phô mai
- Nhóm vitamin và chất xơ: Có nhiều trong các loại rau, củ, quả. Mẹ có thể tham khảo một số loại thực phẩm như xà lách, cải cúc, hành lá, rong biển, ớt chuông…
Để đơn giản, tiết kiệm thời gian cho các mẹ trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé trong giai đoạn này. Blog gợi ý thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi chi tiết nhất.
Mẹ cần biết gì khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn này
Trong giai đoạn này, mẹ cần biết được những thay đổi lớn đối với bé.
- Đây là giai đoạn bé đã có thể dùng lưỡi kết hợp với vòm hàm để có thể nghiền những mảnh thức ăn ở dạng nhỏ và mềm thay vì bé sẽ nuốt chửng các loại thức ăn được nghiền nát, mịn giống như trong giai đoạn đầu tập ăn dặm.
- Giai đoạn này, bé đã có thể ăn thêm các loại thịt. Thực đơn ăn dặm của bé sẽ được đa dạng hơn rất nhiều với các món cháo thịt kết hợp. Ngon và rất bổ dưỡng.
- Giai đoạn này, mẹ có thể tăng số bữa ăn dặm của bé lên 2 bữa/ngày. Bữa sáng có thể bắt đầu lúc 10 giờ sáng và bữa tối nên bắt đầu trước 7 giờ tối.
3. Giai đoạn 3: KamiKamin
Bé từ 9 – 11 tháng tuổi sẽ bước vào giai đoạn ăn dặm thứ 3. Khi đó, lưỡi của bé đã thành thạo trong việc nhấm nhá các loại thức ăn. Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa, mẹ nên nấu cho bé các món ăn mềm tương đương với độ mềm của chuối chín. Hãy tập cho bé thói quen tự lập trong ăn uống. Hãy để bé tự bốc, dùng thìa, dĩa để xúc thức ăn.
Trong giai đoạn này, mẹ vẫn phải đảm bảo thực đơn ăn dặm của bé có đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất là chất đường bột, chấm đạm, vitamin- chất xơ.
Đây là cũng giai đoạn mà bé có nhiều biển hiện thú vị hơn trong việc ăn uống như quay mặt đi, xua tay, mín chặt miệng không chịu ăn hay nhè thức ăn ra…Trong giai đoạn này, mẹ nên chế biến thức ăn cho bé đặc hơn một chút, ít nước đi một chút, giảm độ sánh, mịn. Các loại thực phẩm mẹ nên thái to hơn chút, cứng hơn chút để giúp bé có phản xạ nhai tốt hơn. Trong giai đoạn này, mẹ có thể tăng số bữa ăn dặm cho bé lên con số 3 bữa/ngày.
4. Giai đoạn 4: PakuPaku
Giai đoạn này bắt đầu khi bé được 12 tháng tuổi và kết thúc hành trình ăn dặm kiểu Nhật khi bé 18 tháng tuổi. Đây cũng là giai đoạn cai sữa đối với nhiều bé và bé sẽ được bắt đầu với các bữa ăn giống như người lớn vậy. Bé đã mọc răng và có khả năng cắn thức ăn bằng răng.
Một nguyên tắc khi cho bé ăn dặm theo kiểu Nhật là hãy cho bé ăn nhạt, việc ăn nhạt sẽ tạo thói quen ăn nhạt cho trẻ sau này và sẽ tốt hơn cho sức khỏe, cho thận… Giai đoạn này, hành động nhai của bé không đơn thuần như khi bé ăn dặm ở giai đoạn thứ 3. Với mỗi loại thức ăn khác nhau, bé đã có thể biết điều chỉnh cách căn, cách nhai sao cho phù hợp nhất. Việc đa dạng thực đơn ăn dặm cũng như cách chế biến các món ăn sẽ giúp bé nhai tốt hơn, bé được bô sung nhiều nguồn dinh dưỡng hơn.
Cũng trong giai đoạn này, khi số bữa ăn dặm và lượng thức ăn bé ăn được nhiều hơn thì lượng sữa bé bú mẹ sẽ ít đi. Mỗi ngày bé sẽ chỉ bé mẹ chừng 400ml mà thôi. Cũng có nhiều bé không cần bú mẹ nữa khi bé có thể ăn hết được một cữ ăn hay ăn ở mức độ tương đối.
Một số biểu hiện dễ thấy của bé trong giai đoạn này
Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện mới của bé ăn dặm trong giai đoạn này như: bé sẽ ăn uống rất thất thường, bé thường xuyên bỏ bữa và sẽ chỉ ăn những loại thức ăn hợp khẩu vị của bé. Mẹ vẫn nên đảm bảo thời gian biểu ăn dặm của bé cũng như đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng (đường bột, chất đạm, vitamin và chất xơ) trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của bé. Hãy hạn chế việc ép trẻ ăn, điều này sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của bé trong các bữa ăn.
Những lưu ý khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn này
- Độ thô của thức ăn: tương đương như độ cứng của thịt viên. Mẹ phải ấn mạnh tay mới có thể nghiền nát được thức ăn.
- Cháo: khi mới bắt đầu, mẹ nên nấu cháo với tỷ lệ 1 : 4 rồi sau đó tăng độ đặc của món ăn với tỷ lệ 1:3.
- Các loại rau, củ mẹ không nên thái quá to, khoảng bằng hạt lạc (1cm) là được. Các loại rau củ có độ cứng hơn trước một chút để tập cho bé nhai, cắn thức ăn’
- Số lượng bữa mỗi ngày. Bé có thể ăn 3 bữa/ngày vào thời gian các bữa ăn của người lớn. Bé có thể ăn được những loại thức ăn thô hơn, to hơn, cứng hơn so với trước một chút. Mẹ cũng có thể tập cho bé ăn cơm nát trước khi cho bé ăn cơm giống người lớn.
- Cũng trong giai đoạn này. Giá trị dinh dưỡng có được từ việc bú mẹ sẽ chỉ chiếm 20 -25% còn 75 – 80% là tới từ các bữa ăn dặm. Do đó, mẹ cần đặc biết quan tâm với việc xây dựng thực đơn ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng cho bé nhé.
- Lượng ăn mỗi bữa của bé: 80 – 100gr cơm, 40 – 50gr vitamin có nhiều trong rau củ, 15 – 18gr chất đạm (thịt, cá, trứng…)
Mẹ có thể tham khảo biểu đồ độ thô của thức ăn dành cho bé theo từng giai đoạn. Mẹ hãy lưu về để tham khảo nhé.
[CHUẨN] thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm chi tiết của viện dinh dưỡng theo ngày. Một bữa ăn dặm tốt là một bữa ăn dặm đảm bảo dinh dưỡng và an toàn với bé. |