Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4: Nên và không nên ăn gì?

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
5k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4: Nên và không nên ăn gì?
  • Mẹ bầu nên ăn gì ở tháng thứ 4?
    • 1. Thực phẩm giàu chất xơ
    • 2. Nhóm thực phẩm giàu chất béo
    • 3. Sữa và các sản phẩm từ sữa
    • 4. Thịt
    • 5. Bổ sung trái cây tươi
    • 6. Nhóm thực phẩm giàu chất Sắt
  • Mẹ bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 4
    • 1. Phô mát mềm
    • 2. Nhóm thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao
    • 3. Đồ ăn đường phố
  • Tham khảo thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 4

Mẹ bầu ở tháng thứ 4 cần tránh những thực phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng hay những món ăn đường phố và cá có hàm lượng thủy ngân cao. Vậy, chi tiết bà bầu tháng thứ 4 nên và không nên ăn gì?

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4: Nên và không nên ăn gì?

Kết thúc tháng thứ 3, mẹ bầu sẽ bước sang tháng thứ 4. Vậy chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 4 có gì khác so với chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 3 không? Tháng thứ 4 chính là bắt đầu của giai đoạn mang thai thứ 2. Chúc mừng mẹ và bé đã cùng nhau vượt qua được giai đoạn thứ nhất đầy niềm vui và sự khó khăn.

Được đánh giá là khoảng thời gian tuyệt vời nhất của 9 tháng mang thai, giai đoạn này, mẹ sẽ cảm nhận được rất nhiều điều thú vị, đặc biệt là những triệu chứng ở giai đoạn thứ nhất như khó chịu, buồn nôn, nôn ói, mệt mỏi, đầy hơi, nhức đầu…đã qua đi rồi.

Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4

Đối với mẹ: Đây là giai đoạn mà mẹ sẽ cảm nhận được rằng mình sẽ tràn đầy năng lượng, mẹ sẽ ít lo lắng và năng động hơn. Điều đặc biệt khiến mẹ tò mò và thích thú nhất đó chính là việc mẹ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của con. Đây cũng là giai đoạn mà thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng, bụng bầu sẽ lớn hơn và mẹ sẽ nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ chồng, từ người thân, gia đình và bạn bè.

Đối với thai nhi: Đây chính là giai đoạn mà tăng trưởng nhanh chóng của con. Trong tháng thứ 4, tất cả các bộ phận như não, thận, tủy sống, mắt, các ngon chân và ngón tay…của con đã dần được hình thành và phát triển đầy đủ. Vì là giai đoạn lớn nhanh mà trong giai đoạn này, các mẹ cần bổ sung thật nhiều dưỡng chất để đảm bảo con yêu phát triển ổn định. Dưới đây là thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4 “Nên ăn gì và không nên ăn gì?”.

Mẹ bầu nên ăn gì ở tháng thứ 4?

Để giúp các mẹ đỡ phải suy nghĩ nhiều về việc phải ăn gì khi mang thai trong tháng thứ 4. Dưới đây sẽ là một số gợi ý những thực phẩm mà mẹ bầu nên ăn trong tháng thứ 4 của thai kỳ.

>>> Tham khảo: Top 4 loại sữa công thức của Nhật tốt nhất cho trẻ hiện có tại Việt Nam

1. Thực phẩm giàu chất xơ

Tháng thứ 4 của thai kì, nhiều mẹ sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa như mẹ bị táo bón, cũng có mẹ bị trĩ. Do đó, giai đoạn này chính là giai đoạn mà mẹ cần bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ trong các bữa ăn hàng ngày. Một số gợi ý cho các mẹ như: các loại rau xanh, ngũ cốc, yến mạch…

thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu

2. Nhóm thực phẩm giàu chất béo

Một số thực phẩm giàu chất béo lành mạnh có thể kể tới là các lại cá, đặc biệt chính là cá hồi, dầu cá hay các loại hạt và cả dầu ô liu…nữa mẹ nhé.

Việc bổ sung các thực phẩm giàu chất béo trong giai đoạn này sẽ giúp các mẹ hạn chế khả năng sinh non, sinh con bị nhẹ cân hay các trường hợp con bị chậm phát triển hơn so với bình thường. Hãy đảm bảo mẹ có một chế độ ăn uống đủ lượng axit béo, omega 3,6,9.

thực phẩm giàu chất béo

3. Sữa và các sản phẩm từ sữa

Mẹ bầu ơi, mẹ đừng quên bổ sung cho cơ thể 1 lít sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày nhé. Việc bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thu được một lượng canxi mỗi ngày một cách hiệu quả nhất.

Giai đoạn này, canxi là một dưỡng chất quan trọng không thể thiếu. Khi đi khám định kỳ, có thể các bác sỹ sản khoa sẽ kê đơn cho mẹ bầu cần bổ sung thêm canxin và vitamin D mẹ nhé.

>>> Xem Ngay: Bà bầu nên bổ sung Canxi như thế nào đúng cách?

mẹ bầu cần bổ sung thêm sữa

4. Thịt

Tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ hoàn toàn có thể bổ sung thêm các món ăn từ thịt vào trong thực đơn của mình bởi giai đoạn này, triệu chứng buồn nôn trong giai đoạn thứ nhất đã giảm dần.

Lưu ý: Đối với những món ăn được chế biến từ thịt, mẹ cần nấu chín và nấu kỹ để đảm bảo virut và vi khuẩn đã bị tiêu diệt hết.

5. Bổ sung trái cây tươi

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ nên bổ sung trái cây tươi một cách thường xuyên. Thành phần dinh dưỡng có trong trái cây chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và hàm lượng nước cao, giàu chất xơ. Đặc biệt, trong trái cây tươi sẽ không chứa thành phần chất bảo quản hay chất tạo màu, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

các loại trái cây tốt cho bà bầu

Giai đoạn này, cơ thể mẹ có thể gặp triệu chứng ợ nóng do tính axit được kích hoạt. Việc mẹ ăn trái cây tươi không những đảm bảo dinh dưỡng, an toàn mà còn giúp các mẹ giảm đáng kể triệu chứng này.

>>> Xem Ngay: 7 loại trái cây giàu dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.

6. Nhóm thực phẩm giàu chất Sắt

Tại sao mẹ cần bổ sung sắt trong giai đoạn này. Tháng thứ 4 của thai kỳ, thai nhi phát triển nhanh hơn. Để đảm bảo đủ nguồn năng lượng cho mẹ bớt mệt mỏi, thai nhi phát triển tốt nhất. Mẹ bầu cần bổ sung nhiều sắt hơn. Có thể kể đến một số thực phẩm giàu sắt như trái cây khô, trứng, thịt đỏ hay các loại rau lá xanh…Ngoài ra, mẹ cũng có thể tham khảo những viên uống dinh dưỡng bổ sung sắt, tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về vấn đề này mẹ nhé.

Ngoài ra, khi chuẩn bị bước sang tháng thứ 5 của thai kì, mẹ nên tìm hiểu trước về chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu tháng thứ 5 để chủ động trong việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý mẹ nhé.

thực phẩm giàu sắt

Mẹ bầu không nên ăn gì trong tháng thứ 4

Ngoài việc quan tâm tới những món ăn trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 4. Mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới những nhóm thực phẩn không nên ăn trong giai đoạn này. Cụ thể:

1. Phô mát mềm

Thành phần của một số loại phô mát mềm có thể sẽ được làm từ những loại sữa chưa qua tiệt trùng, không đảm bảo được vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ nên tránh nhóm thực phẩm này hay những thực phẩm được làm từ sữa mà chưa được tiệt trùng.

2. Nhóm thực phẩm có hàm lượng thủy ngân cao

Có thể kể đến một số loại cá. Việc mẹ bầu ăn cá trong giai đoạn này là rất tốt, tuy nhiên, mẹ cần chú ý loại bỏ những loại cá có hàm lượng thủy ngân cao. Gợi ý cho các mẹ là hãy chọn những loại hải sản nước ngọt để đảm bao an toàn.

  • Gợi ý: Cách nấu cá chép thơm, ngon và giàu dinh dưỡng cho bà bầu

3. Đồ ăn đường phố

Những món ăn đường phố trông thật hấp dẫn, tuy nhiên mẹ cần hạn chế ăn đồ ăn đường phố. Những món ăn đường phố này luôn tiềm ẩn những điều xấu đối với các mẹ bầu. Nhìn thì ngon vậy nhưng chưa chắc những món ăn này đã đảm bảo vệ sinh, thức ăn có thể được chiên từ những loại dầu mỡ không được đảm bảo…Do đó, cần hạn chế ăn chúng trong giai đoạn mang thai mẹ nhé.

Tham khảo thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 4

Với mẹ bầu tháng thứ 4, thực đơn hàng ngày của mẹ có thể chia thành 5 – 6 bữa với 3 bữa chính và 2 -3 bữa phụ. Hạn chế việc mẹ nhịn đói hay bỏ bữa. Hãy đảm bảo cơ thể mẹ được nạp năng lượng sau mỗi 4 tiếng/lần. Chi tiết:

– Bữa sáng: Mẹ hãy chuẩn bị bữa sáng với:

  • 1 ly sữa ít béo
  • Bánh mì hay ngũ cốc (350gr)
  • 1 quả chuối hoặc táo

– Bữa sáng phụ:

  • 2 lát bánh mì, mẹ nên chọn bánh mì đen
  • Phô mai (đã được tiệt trùng): 4 miếng nhỏ
  • Cà chua hoặc dưa leo

– Bữa trưa: Bữa trưa của mẹ bầu tháng thứ 4 nên:

  • 1 chén cơm
  • 1 chén thịt hầm (có thể hầm với rau hoặc với đậu)
  • 1 hộp sữa chua

– Bữa trưa phụ:

  • Các loại hạt (100gr) như hạt hạnh nhân, hạt dẻ…
  • Trái cây sấy khô 100gr hoặc là một salad rau.

– Bữa tối: Hãy chuẩn bị bữa tối với:

  • Bánh mì gà
  • Sữa chua tiệt trùng.

Kết luận: Trong suốt quá trình mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày của mình để đảm bảo an toàn, sự phát triển ổn định và toàn diện của thai nhi, đặc biệt là trong tháng thứ 4, giai đoạn mà thai nhi phát triển một cách nhanh chóng và cần bổ sung nhiều dưỡng chất hơn.

>>> Đọc ngay: Trước khi lâm bồn, mẹ bầu cần chuẩn bị những gì để chào đón con yêu?

Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

4 năm ago
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

4 năm ago
Next Post
hướng dẫn sử dụng máy hâm sữa đúng cách

Sữa công thức để trong máy hâm được bao lâu?

Hướng dẫn pha sữa Moringa đúng cách

Hướng dẫn cách pha sữa Morinaga an toàn và đảm bảo dinh dưỡng

sữa Morinaga có tốt không

Sữa Morinaga cho trẻ sơ sinh có tốt không, sữa có tăng cân không

cách làm sữa mẹ xuống nhiều

Cách làm sữa mẹ xuống nhiều rất đơn giản nhưng hiệu quả

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

TOP 7 loại bột ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay

7 năm ago
thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

6 năm ago
sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu?

7 năm ago
Chỉ số thai nhi giúp nhận biết sự phát triển của thai nhi có bình thường không?

Cùng mẹ đọc bảng chỉ số thai nhi theo tuần tuổi đơn giản nhất

5 năm ago
Cháo ngô thịt gà cho bé 7 tháng tuổi

Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

5 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress