Nội dung bài viết
Có nhiều bạn hỏi mình rằng niềng răng hết bao nhiêu tiền, niềng răng có đau không, niềng răng có phải nhổ răng không?…Vì có nhiều người hỏi quá nên hôm nay mình sẽ viết 1 bài BLOG chia sẻ về việc niềng răng, chia sẻ hững gì mình biết cho những người đang quan tâm. Bạn nào thắc mắc gì có thể comment mình sẽ trả lời giúp nếu mình biết nhé.
Hiện mình đã niềng răng được 11 tháng. Răng cũng tạm ổn. Đã kéo xong và giờ chờ chỉnh khớp cắn xong nữa là cố định. Không có gì thay đổi thì mình sẽ được tháo niềng trong 1 năm nữa.
Những thứ cần chuẩn bị trước khi niềng răng
1. Kiến thức
Trước khi niềng răng, bạn nên tìm hiểu trước những kiến thức căn bản nhất. Ví dụ, những trường hợp nào cần niềng răng, có những loại mắc cài nào, quá trình niềng răng cơ bản như thế nào, niềng răng có đẹp vĩnh viễn không,… Những kiến thức này trên mạng rất nhiều, bạn có thể tự tìm hiểu
2. Bác sĩ
Bác sĩ tốt là yếu tố gần như quan trọng nhất quyết định việc niềng răng có thành công hay không. Trước khi niềng, bạn nên tham khảo tối thiểu 2 nha khoa để họ lên kế hoạch niềng cho bạn. Từ đó bạn sẽ xác định được khoảng thời gian cần thiết, các bước bác sĩ sẽ làm cho bạn… So sánh lộ trình niềng của các bác sĩ và tự đánh giá để lựa chọn bác sĩ phù hợp.
Mình không biết mọi người thế nào, nhưng với mình, 2 tiêu chí quan trọng nhất để lựa chọn bác sĩ niềng. 1 là nổi tiếng. 2 là chuyên niềng. Trăm hay không bằng tay quen. Bác sĩ nào niềng nhiều sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn. Mình k đánh giá cao những bác sĩ biết làm quá nhiều thứ, vì như thế ko chuyên lắm. Đấy là ý kiến cá nhân mình.
Nếu các bạn thắc mắc việc mình chọn bác sỹ nào có thể comment phía dưới và mình sẽ trả lời riêng. Bởi nếu mình có chia sẻ tại đây thì nhiều bạn sẽ cho rằng mình đang viết bài để PR. Vì vậy mình xin được tạm ẩn thông tin này nhé.
3. Tài chính
Niềng răng khá tốn kém và thường ko nhiều nha khoa cho trả góp. Chủ yếu sẽ thanh toán làm 2-3 đợt tuỳ thời gian niềng của bạn.
Chi phí niềng răng cũng khác nhau tuỳ thuộc vào hình thức niềng và nha khoa bạn lựa chọn. Đắt nhất sẽ là niềng invisalign ( niềng máng trong suốt) giá sẽ giao động 80-120tr. Sau đó sẽ là mắc cài mặt lưỡi ( mặt trong của răng) giá khoảng trên 60tr.
Niềng mặt ngoài như mọi người vẫn thấy thì giá sẽ chia theo từng loại chất liệu: mắc cài kim loại khoảng 15-30tr, mắc cài tự buộc khoảng 20-40tr, mắc cài sứ khoảng 30-50tr, sứ tự buộc 35-60tr..
Mỗi loại mắc cài sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, các bạn tìm hiểu và cân nhắc lựa chọn. Như mình, mình chọn mắc cài kim loại tự buộc (giá mình niềng là 40tr chưa tính chi phí nhổ răng và hàm duy trì, nếu tính hết sẽ khoảng 50tr, làm Bs Phương sẽ thanh toán 2 lần vào tháng thứ 1 và tháng thứ 6). Mình lựa chọn mắc cài kim loại vì nghe nói mắc cài này mang lại hiệu quả tốt nhất, bền nhất. Mình chọn loại tự buộc vì sẽ ko mất nhiều thời gian tới nha khoa thay chun, hiệu quả niềng răng cũng cao hơn do dây cung và mắc cài liên kết chặt chẽ, lực kéo ổn định (loại thường thì giữa mắc cài và dây cung sẽ được cố định với nhau bằng chun, loại tự buộc thì mắc cài sẽ được thiết kế để tự cố định được vs dây cung, ko cần chun)
4. Tinh thần
Cái này rất quan trọng. Niềng răng là cả quá trình dài từ khi bạn quyết định niềng tới khi bạn già yếu và rụng hết răng. Chứ không phải niềng 1-2 năm xong là xong. 4 điều bạn cần biết trước khi quyết định niềng răng.
– Niềng răng bạn sẽ trải qua những khoảng thời gian xấu xí gầy gò, lên voi xuống chó. Nhổ răng, ăn cháo cả nửa tháng, hóp má, hóp thái dương… Thực lòng thì cái xấu nó còn nhiều hơn cái đau.
– Niềng răng có thể ko được đẹp vĩnh viễn, đặc biệt với những người đã lớn (khoảng trên 18). Vì càng lớn răng và xương càng chắc, do đó, niềng răng sẽ khó hơn. Và khi tháo niềng, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì cả đời nếu không muốn răng chạy lại như cũ, hoặc thậm chí xấu hơn ban đầu.
– Bạn có thể sẽ phải nhổ răng. Thường nếu bạn hô thì bạn sẽ phải nhổ răng để tạo khoảng trống kéo răng vào. Ngoài nhổ răng, bác sĩ có thể chỉ định nong hàm hoặc mài kẽ để tạo khoảng, thay vì nhổ. Cái này tuỳ ca bác sĩ sẽ có phương án phù hợp.
– Không phải ai niềng cũng đẹp lên. Rất nhiều người niềng xong bị mất duyên hoặc hóp má, hóp thái dương do nhổ răng làm mặt bị già đi nhiều.
5. Thể lực
Niềng răng, đặc biệt là khoảng 1-2 tháng đầu, răng bạn sẽ chạy và rất yếu ( nhiều lúc thấy cả hàm lung lay như sắp rụng), bạn sẽ khó mà ăn uống bình thường được vì đau. Cũng sẽ chẳng thể sử dụng răng cửa mà cắn, cạp như trước. Cái gì cũng phải cắt nhỏ mới ăn được. Ăn uống bên ngoài cũng hạn chế vì thức ăn sẽ mắc linh tinh vào răng và mắc cài. Và rồi đi đâu cũng phải tìm nhà vệ sinh soi răng, xúc miệng, đánh răng…
Khoảng 6 tháng đầu bạn sẽ dễ bị sụt cân do ăn uống thay đổi (nhiều lúc ngại ăn vì lười vệ sinh răng). Vì thế, mn nên chuẩn bị 1 sức khỏe tốt trước khi niềng, để khi có sụt cân vẫn còn có da có thịt. Chứ ko là xấu điên luôn.
Nhưng cũng đừng quá lo, rồi bạn cũng sẽ quen với mọi thứ. Sẽ ko còn cảm nhận được mắc cài trong miệng vì đã quá quen như 1 phần tất yếu. Lúc đó mọi thứ từ ăn uống, sinh hoạt sẽ trở lại bth. Và vui nhất là cảm nhận được răng thay đổi từng ngày