Nội dung bài viết
Nếu trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu bị ốm nghén không ăn được nhiều và chủ yếu bổ sung các chất để chống dị tật bẩm sinh và thai nghén thì 3 tháng giữa là giai đoạn để mẹ bầu phục hồi, tăng cân và tăng cường dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Hôm nay, hãy cùng Blog Mẹ yêu con đi tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ nhé!
- Phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn không?
- Bà bầu ăn ngải cứu không có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?
- Bà bầu có nên ăn rau ngải cứu không?
- Bà bầu bị mất ngủ nên ăn rau – củ – trái cây gì?
Vai trò của dinh dưỡng với mẹ bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Tam cá nguyệt thứ 2 từ tuần thứ 14 đến tuần thứ 27 là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh về hình dạng cơ thể, xương, chân tay, cấu trúc bộ não. Thai nhi sẽ phát triển từ kích thước một quả lê tới chiều dài 35cm sau khi kết thúc giai đoạn 2 của thai kỳ.
Trong 3 tháng giữa, mỗi tháng mẹ bầu phải tăng từ 2 – 2,5kg và cần phải tăng dinh dưỡng gấp 2-3 lần bình thường để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nếu không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi, khiến cho sự phát triển của tế bào không đạt được tối ưu, con sinh ra bị nhẹ cân và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ về sau.
Vậy, bà bầu trong 3 tháng giữa cẩn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất sau
Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung đẩy đủ các nhóm dưỡng chất sau để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
– Kẽm và sắt: Sắt là chất quan trọng cần được tiếp tục bổ sung để hạn chế việc thiếu máu khi mang thai. Kẽm có vai trò trong quá trình phát triển xương và tăng cường hệ miễn dịch cho thai nhi. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống các viên uống bổ sung các chất này.
– Vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ tốt canxi, photpho phát triển xương và răng cho thai nhi. Thiếu vitamin D là nguyên nhân khiến dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.
– Vitamin A: Có vai trò quan trọng với quá trình phát triển của tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương; hạn chế nguy cơ hen suyễn ở trẻ sơ sinh.
– Vitamin C: Đây là vi chất rất cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ và bé.
– DHA: Đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh, giúp các tế bào thần kinh truyền tin nhanh và chính xác hơn.
– Canxi: Ở tam cá nguyệt thứ 2 là giai đoạn cao trào phát triển hệ xương răng, răng hàm măth, tay chân nên việc mẹ bầu bổ sung canxi là cực kỳ cần thiết.
– Protein: Mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu protein 2 lần mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu protein trong giai đoạn này.
Bài viết liên quan:
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa thai kỳ?
– Cá hồi: Muốn con khoẻ mạnh, thông minh, mẹ hãy ăn cá hồi trong 3 tháng giữa thai kỳ bởi cá hồi có chứa nhiều vitamin D, canxi và DHA…
– Trứng gà: Là một trong số ít nguồn cung cấp vitamin D tự nhiên, trứng gà còn chứa nhiều choline rất quan trọng với sự phát triển não bộ của trẻ.
– Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa tươi, sữa chua, phomai… chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn giúp hệ tiêu hoá của mẹ hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu dinh dưỡng từ các thực phẩm khác.
– Các loại hạt tốt cho bà bầu như: hạt dẻ, hạnh nhân, óc chó, macca, điều… là món ăn vặt ngon bổ cung cấp Omega 3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
– Bơ: Chứa 1 lượng lớn Omega 3, vitamin K, folate, vitamin C, kali và vitamin B6 cực kỳ tốt cho sự phát triển của thai nhi.
– Rau củ quả: cải bắp, súp lơ, rau chân vịt, cải xoắn… là nguồn cung cấp dồi dào các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi.
Mẹ bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì?
Ngoài việc chú ý đến những loại thực phẩm bà bầu mang thai 3 tháng giữa nên ăn thì các mẹ cũng cần chú ý tránh xa hay hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm sau:
– Đu đủ xanh: Không giống như đu đủ chín rất tốt cho phụ nữ khi mang thai khi chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bà bầu. Đu đủ xanh hay đu đủ chưa chín hẳn lại là trái cây bà bầu không nên ăn. Lý do là bởi trong đu đủ xanh có chứa rất nhiều mủ cùng một số loại enzym có thể gây ra các cơn co thắt tử cung, làm tăng nguy cơ sẩy thai.
– Nhãn: Nhãn là một loại trái cây có vị ngọt, có tính ôn nhiệt có tác dụng bổ tâm ích khí, dưỡng huyết an thần. Tuy nhiên, cũng giống như vải, nhãn là một loại trái cây có tính nóng, nếu ăn quá nhiều sẽ bị nóng trong, ợ hơi, bị táo bón. Gây ra động huyết thai, ra huyết đau bụng, đau tức bụng dưới, thậm chí dẫn đến sảy thai.
– Dứa: đây là một loại trái cây có hàm lượng Vitamin A, C cùng các khoáng chất như Canxi, Kali…rất tốt cho mẹ bầu trong những ngày cuối của thai kỳ giúp quá trình chuyển dạ tốt hơn. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hay 3 tháng giữa cần hạn chế ăn dứa bởi dứa có tính nóng có thể khiến các mẹ bầu bị táo bón, nổi mẩn ngứa.
Ngoài ra, trong thành phần của dứa còn có chứa thành phần Bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích sự co bóp cũng như sản xuất ra chất gây phá thai. Vậy bà bầu ăn dứa thế nào đúng cách?
– Khoai tây mọc mầm: Bình thường chúng ta đã không nên ăn khoai tây mọc mầm rồi, phụ nữ mang thai lại càng không nên ăn bởi trong khoai tây mọc mầm sẽ sản sinh ra loại độc tố Solaninne, khi được đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh rất nặng.
– Thực phẩm tái, sống: các đồ ăn tái, sống là môi trường tiềm ẩn rất nhiều các loại ký sinh trùng sẽ gây nguy hiểm tới sức khoẻ mẹ bầu.
– Cà phê và đồ uống có cồn: Phụ nữ mang thai không nên uống cà phê và đồ uống có cồn chứ không riêng gì phụ nữ mang thai 3 tháng giữa.
– Gan các loại động vật: Đây là loại thực phẩm mẹ bầu 3 tháng giữa đặc biệt tránh xa bởi trong gan động vật chứa hàm lượng Vitamin A rất lớn. Nếu ăn gan động vật sẽ khiến cơ thể mẹ bầu dư thừa vitamin A khiến cơ thể mẹ bầu bị khô sần, ngứa ngáy. Đặc biệt, gan động vật là nơi thải độc nên có thể vẫn còn đọng lại các thành phần độc hại có thể khiến thai nhi bị nhiễm độc, bị dị tật bẩm sinh.
3 tháng giữa thai kỳ là thời gian để mẹ bầu nghỉ ngơi, hồi phục sức khoẻ sau tam cá nguyệt đầu tiên và bổ sung dưỡng chất cho những sự phát triển quan trọng của thai nhi. Hy vọng bài viết trên đã giúp mẹ có thêm thông tin về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng giữa thai kỳ để khoẻ mẹ, khoẻ con.
- Tìm hiểu trước: Những điều cần lưu ý trong giai đoạn mang thai 3 tháng cuối