Nội dung bài viết
Nếu đu đủ xanh có thể gây sảy thai hoặc sinh non thì đu đủ chín lại là nguồn vitamin và dinh dưỡng vô cùng tốt cho bà bầu. Vậy bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không và cần lưu ý gì khi ăn đu đủ chín trong thời gian mang thai?
Bà bầu ăn đu đủ chín có tốt không?
Đu đủ khi xanh nguy hiểm là do có chất papain trong nhựa đu đủ gây ra những cơn co thắt tử cung khá mạnh, làm chậm sự tăng trưởng và phát triển mô ở bào thai, có thể gây phù và xuất huyết nhau thai. Ngoài ra, papain và chymopapain có trong đu đủ xanh còn khiến cho thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh. Bởi vậy mà đu đủ xanh được liệt kê đầu tiên trong danh sách những loại trái cây bà bầu không nên ăn.
Tuy nhiên, khi đu đủ đã chín thì các mẹ bầu hoàn toàn an tâm ăn được bởi lúc này các chất trên chỉ còn trong hạt đu đủ thôi. Đu đủ chín được xem là một loại thực phẩm rất tốt cho phụ nữ khi mang thai bởi đu đủ chín có giá trị dinh dưỡng rất cao, cụ thể:
- 70% là nước
- 13% đường
- 0,9% chất béo
- 0,5% xenlulozo
- Carotein, vitamin A, C, canxi…,và nhiều a-xit hữu cơ.
Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu, đu đủ chín còn giúp giảm bớt sự khó chịu do các cơn ốm nghén gây ra rất hiệu quả.
9 lợi ích của đu đủ chín đối với phụ nữ mang thai
Và dưới đây sẽ là 9 lợi ích tuyệt vời của đu đủ chín đối với phụ nữ khi mang thai.
- Giải đáp câu hỏi: Bà bầu ăn bưởi có tốt không?
- Ăn dứa khi mang bầu cần chú ý những gì?
- Thời điểm “vàng” mẹ bầu nên uống nước dừa để tốt cho cả mẹ và con
- Phụ nữ mang thai uống nha đam có được không?
1. Ngăn ngừa táo bón
Với thành phần 70% là nước cùng hàm lượng lớn vitamin B, protease tốt cho hệ tiêu hoá, đu đủ chín là liều thuộc chống táo bón hiệu quả cho các mẹ bầu.
2. Tăng cường sức đề kháng
Phụ nữ mang thai thường có hệ miễn dịch yếu kém, ăn đu đủ chín sẽ giúp cung cấp một lượng lớn beta caroten nhiều hơn các hoa quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành vitamin A giúp cơ thể mẹ tăng cường sức đề kháng chống lại một số bệnh nguy hiểm.
3. Bổ sung Vitamin và khoáng chất thiết yếu
Cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ bầu:
- Vitamin B1 có vai trò trong quá trình chuyển hoá, nếu thiếu vitamin B1 sẽ bị rối loạn chuyển hoá dinh dưỡng, tổn thương thần kinh trung ương và hệ tim mạch khi mang thai.
- Vitamin B12: Phát triển chiều cao, thị giác, cơ và hệ thần kinh của thai nhi.
- Sắt: Giúp mẹ bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
4. Hạn chế chuột rút
Với hàm lượng kali dồi dào, đu đủ chín sẽ giúp giảm tình trạng chuột rút ở mẹ bầu. Ngoài ra, khi mang thai thể tích máu của mẹ sẽ tăng lên đến 50% nên cần kali để cân bằng nước và điện giải trong các tế bào.
Ngoài ra, để giảm triệu chứng chuột rút khi mang thai, ngoài chế độ dinh dưỡng thì việc sử dụng gối ôm cho bà bầu cũng là một giải pháp giúp hạn chế tình trạng này.
5. Duy trì cân nặng
Đu đủ chín rất dinh dưỡng nhưng chứa rất ít calo nên mẹ bầu sẽ không lo bị tăng cân quá nhiều.
6. Tốt cho khớp
Các mẹ bầu thường thấy cảm giác tê cứng, đau nhức tại các khớp khuỷ tay, ngón tay, đầu gối và hông khiến việc đi lại, hoạt động khó khăn. Vitamin C trong đu đủ sẽ giúp tạo chất nền ngoài tế bào sụn khớp, bảo vệ khớp.
7. Cải thiện mệt mỏi
Mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu bị ốm nghén thường rất mệt mỏi, lượng calo và đường trong đu đủ chín sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này.
8. Bảo vệ răng miệng
Nếu bị mắc các bệnh như sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng… trong khi mang thai, các mẹ bầu hãy ăn đu đủ chín để thoát khỏi các triệu chứng này nhé.
9. Làm đẹp da
Đu đủ chín có thành phần vitamin E, ăn đu đủ chín sẽ giúp phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh ngăn chặn các sắc tố melamin làm hại da, giúp da dẻ hồng hào và đầy sức sống.
Những lưu ý cho mẹ bầu khi ăn đu đủ chín
Cũng như các loại trái cây khác, đu đủ chín dù rất tốt cho bà bầu nhưng các mẹ cũng cần lưu ý khi ăn để tận dụng những lợi ích tốt nhất cho sức khoẻ nhé.
- Đảm bảo ăn đu đủ đã chín hoàn toàn, tuyệt đối không ăn đu đủ xanh hay đu đủ chưa chín hẳn.
- Bỏ hết hạt trước khi ăn: Trong hạt đu đủ chín có chứa carpine là một chất độc có thể gây rối loạn mạch đập, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
- Không nên ăn quá nhiều cùng một lúc: Chất beta carotene có thể khiến mẹ bầu bị vàng da ở lòng và mu bàn tay, bàn chân. Ăn quá nhiều đu đủ cũng kích thích ruột già bài tiết nhiều, gây áp lực cho dạ dày và ruột.
- Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn đu đủ chín (khoảng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần 1 miếng)
- Các mẹ bầu bị hen suyễn hoặc gặp vấn đề về hô hấp cũng nên hạn chế ăn đu đủ chín vì có thể bị dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, khó thở.
- Không ăn đu đủ để lạnh.
- Các mẹ bầu đang bị tiêu chảy không nên ăn đu đủ chín vì chúng có tính nhuận tràng.
Những món ngon từ đu đủ chín cho bà bầu
Với đu đủ chín, mẹ có thể ăn đu đủ chín trực tiếp hoặc chế biến thành một vài món ăn vặt khác như:
1. Nước ép đu đủ chín
Đu đủ chín ép nước pha với 1 chút đường và sữa tươi sẽ giúp các mẹ bầu giảm bớt cảm giác ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ.
2. Đu đủ chín hầm chân gà
Giúp bà bầu không bị tăng cân, giúp sáng mắt, chống sâu răng và các bệnh viêm khớp.
Chuẩn bị:
- 1 quả đu đủ chín
- Vài chiếc chân gà, lạc, gia vị, gừng.
Cách làm: Chân gà làm sạch, luộc qua 1 nước cho hết mùi hôi. Cho chân gà và gừng vào nước hầm chín (nếu đun bằng nồi áp suất thì khoảng 30 phút). Đu đủ rửa sạch, bỏ hột, cắt miếng vừa ăn. Khi chân gà mềm thả đu đủ chín vào hầm thêm 10-15 phút là được.
3. Chè đu đủ
Chuẩn bị:
- 300g đu đủ
- 100g bột báng
- 170ml nước cốt dừa
- 200g đường
- 100ml nước sạch.
Cách làm:
Đu đủ rửa sạch cắt hạt lựu, ướp với 1/3 đường cho ngọt. Bột báng đun sôi đến khi trong suốt. Đổ bột báng ra giá để đỡ bị ngấm nước. Hoà nước cốt dừa với nước lã, đặt lên bếp đun sôi. Sau đó thả bột báng vào khuấy đều và thả đu đủ đã ướp đun sôi rồi tắt bếp. Có thể ăn cùng đá bào nhỏ là món ăn thanh nhiệt ngày hè, hỗ trợ hệ tiêu hoá, giúp mẹ bầu có cảm giác ngon miệng.
Trên đây là những chia sẻ về việc bà bầu ăn đu đủ có tốt không. Hy vọng sẽ giúp mẹ có thể kiến thức để chăm sóc thai kỳ thật tốt nhé!