Nội dung bài viết
Bà bầu cần bổ sung một chế độ dinh dưỡng đặc biệt giúp đảm bảo sức khoẻ cho mẹ bầu và sự phát triển tốt của thai nhi. Vậy việc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu thế nào là hợp lý, thế nào là khoa học? cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết nào cho phụ nữ khi mang thai? Mẹ hãy cùng Blog Mẹ yêu con tìm hiểu 6 nhóm dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho mẹ bầu trong thai kỳ dưới đây.
6 nhóm dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai
Ngoài việc bổ sung Sắt, vitamin…thì phụ nữ khi mang thai cần bổ sung nguồn dưỡng chất gì và những dưỡng chất này có nhiều trong nhóm thực phẩm nào? Việc này sẽ giúp các mẹ có thể xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng đảm bảo và khoa học nhất.
- [Tổng hợp] 5 loại sữa bầu tốt nhất cho mẹ và bé hiện nay?
- Điểm mặt 10 loại nước ép tốt cho bà bầu không thể bỏ qua
- 6 mẹo nhỏ giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả
- [Tổng hợp] 12 bệnh thường gặp khi mang thai mẹ bầu cần biết
1. Nhóm chất Sắt
Theo khuyến cáo thì nhu cầu Sắt của bà bầu là 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày trong suốt thai kỳ tới hết 1 tháng sau sinh. Việc bổ sung không đủ Sắt cho bà bầu sẽ dẫn tới tình trạng thiếu sắt mà tác hại của nó có thể liệt kê như:
- Đối với mẹ bầu: Thiếu sắt dẫn tới thiếu máu hồng cầu nhỏ, làm tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, tai biến sản khoa (băng huyết sau sinh, nhiễm khuẩn sau sinh…)
- Đối với bé: Bé sinh ra sẽ nhẹ cân, giảm khả năng phát triển trí não ở trẻ nhỏ hay tình trạng thiếu máu sau sinh…
Do đó, mẹ cần đảm bảo bổ sung cho cơ thể đủ lượng Sắt theo khuyến cao thông qua các nhóm thực phẩm giàu Sắt có thể kể đến như: Trứng, thịt, cá, sò, ốc, gan, tiết, ngũ cốc…hay các loại rau giàu Sắt như rau xanh các loại, rau bina, rau rền.
Lưu ý: Tuỳ vào giai đoạn mang thai mà mẹ chọn loại thực phẩm bổ sung Sắt sao cho phù hợp, đảm bảo an toàn sức khoẻ cho cả mẹ và bé.
2. Nhóm Canxi
Để khung xương của thai nhi phát triển tốt và ổn định thì mẹ bầu cần bổ sung Canxi. Theo khuyến cáo thì nhu cầu canxi là 800mg – 1000mg mỗi ngày trong suốt thai kỳ. Đặc biệt trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3 hay khoảng thời gian cho con bú, mẹ cần bổ sung 1500mg Canxi mỗi ngày.
Việc không đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn Canxi cho cơ thể có thể dẫn tới tình trạng:
- Khiến mẹ bầu bị đau nhức xương, răng dễ vỡ…mà nguyên nhân là do cơ thể mẹ sẽ rút một lượng Canxi từ xương để bù đắp cho lượng Canxi bị thiếu cho thai nhi.
- Đối với trẻ: trẻ sinh ra có thể bị còi xương, chậm lớn hơn bình thường.
Do đó, mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo cung cấp đầy đủ lượng Canxi cần thiết cho sự phát triển của thai nhi thông qua các nhóm thực phẩm như: Sữa và các chế phẩm từ sữa, cá, cua, tôm, trứng. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung Canxi thông qua các viên uống bổ sung (tuy nhiên nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc hay viên uống nào).
3. Nhóm Acid Folic
Tiếp theo trong danh sách này là nhóm chất Acid Folic với tác dụng chống lại sự thiếu sót của ông thần kinh, ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của não bộ và cột sống của thai nhi. Nhiều lời khuyên cho rằng mẹ bầu nên bổ sung Acid Folic trước khi có ý định mang thai là rất tốt. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ cần bổ sung 300 – 400mcg Acid Folic.
Chế độ dinh dưỡng của bà bầu không đảm bảo đủ lượng Acid Folic có thể dẫn tới tình trạng:
- Thiếu acid Folic có thể khiến trẻ bị thiếu cân sau sinh
- Nguy cơ khuyết tật ống thần kinh của trẻ là rất cao.
Bởi vậy mà các mẹ cần bổ sung cho cơ thể đầy đủ lượng Acid Folic mỗi ngày từ các nhóm thực phẩm như: Rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây…hoặc sử dụng viên uống bổ sung Acid Folic. Tuy nhiên mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
4. Nhóm chất Kẽm
Kẽm là một nhóm dưỡng chất đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ mang thai. Việc không đảm bảo lượng Kẽm cho cơ thể khi mang thai có thể dẫn tới tình trạng:
- Sảy thai
- Thai chết lưu
- Sinh non hoặc thai bị già tháng.
Nhu cầu về kẽm mỗi ngày của các mẹ bầu theo khuyến cáo là 15mg/ngày thông qua các nhóm thực phẩm như thịt, hải sản…
5. Nhóm Iod
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai không đảm bảo cung cấp đầy đủ iod có thể dân tới tình trạng:
- Say thai, thai chết lưu hay đẻ non.
- Trẻ có thể bị thiểu năng, đần độn với tổn thương não vĩnh viễn.
- Trẻ sơ sinh có thể bị khuyết tật bẩm sinh như bị nói ngọng, điếc, câm, bị liệt tay hoặc liệt chân rất nguy hiểm.
Nhu cầu về iod mỗi ngày của phụ nữ mang thai là khoảng từ 175mcg – 200mcg. Mẹ có thể bổ sung iod thông qua các nhóm thực phẩm giàu iod như cá biển, sò, rong biển…hoặc sử dụng loại muối có hàm lượng iod cao.
6. Nhóm các loại vitamin
Và cuối cùng, không thể không nhắc tới các loại Vitamin. Vậy phụ nữ mang thai cần bổ sung những loại vitamin chủ yếu nào và thông qua những loại thực phẩm nào?
– Bổ sung Vitamin A
Phụ nữ mang thai cần bổ sung 600mcg Vitamin A mỗi ngày. Việc không cung cấp đầy đủ lượng Vitamin A cần thiết cho cơ thể mẹ bầu có thể khiến:
- Tăng khả năng bị nhiễm khuẩn
- Ảnh hưởng tới sự phát triển của thị giác, khiến mắt bị khô.
Mẹ có thể bổ sung Vitamin A cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm tự nhiên như trứng, sữa, gan…Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung nhóm thực phẩm cung cấp caroten (tiền chất của Vitamin A khi được bổ sung vào cơ thể sẽ chuyển hoá thành Vitamin A) là các loại rau xanh, các loại củ có màu vàng, màu đỏ (gấc, cà rốt…).
Lưu ý: Nếu mẹ có một chế độ dinh dưỡng mỗi ngày đa dạng, tốt thì không cần bổ sung thêm Vitamin A, tránh tình trạng bổ sung quá nhiều Vitamin A có thể khiến thai nhi bị dị dạng.
– Bổ sung Vitamin D
Vitamin đóng vai trò qua trọng trong quá trình hấp thu Canxi, photpho. Theo khuyến cáo thì nhu cầu Vitamin D hàng ngày của phụ nữ mang thai là 800UI.
Việc không đáp ứng đủ như cầu về Vitamin D sẽ là giảm khả năng hấp thu Canxi và photpho sẽ khiến trẻ bị còi xương ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Mẹ có thể bổ sung Vitamin D cho cơ thể thông qua:
- Tămg nắng
- Ăn các loại thực phẩm giàu Vitamin D như Cá, bơ, trứng, sữa.
Tuy nhiên, nguồn thực phẩm cung cấp Vitamin D khá nghèo nàn và rất khó hấp thu. Bởi vậy các mẹ có thể tham khảo giải pháp sử dụng viên uống bổ sung Vitamin D. Tuy nhiên, mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng.
– Bổ sung Vitamin B1
Vitamin B1 có tác dụng đặc biệt quan trọng trong quá trình chuyển hoá glucid, giúp phòng chống bệnh tê phù Beriberi. Theo khuyến cáo, nhu cầu Vitamin B1 đối với phụ nữ mang thai là 1,1mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung Vitamin B1 cho cơ thể bằng cách bổ sung dưỡng chất từ các loại thực phẩm giàu Vitamin B1 như: các loại hạt họ đậu, goạ nấu không nên giã trắng quá…
– Bổ sung Vitamin B2
Vitamin B2 là nhóm chất tham gia trực tiếp vào quá trình tạo máu. Nhu cầu về Vitamin B2 mỗi ngày đối với bà bầu là 1,5mg/ngày. Mẹ có thể bổ sung Vitamin B2 cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như thịt động vật, sữa, đậu hay các loại rau…
Nếu cơ thể mẹ bầu không được bổ sung đủ lượng Vitamin B2 cần thiết có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khoẻ của mẹ và bé.
– Bổ sung Vitamin C
Với tác dụng thao gia vào quá trình tạo kháng thể giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ Sắt, giảm thiểu nguy cơ thiếu Sắt khi mang thai. Nhu cầu về Vitamin C mỗi ngày của bà bầu là 80mg/ngày và mẹ có thể bổ sung Vitamin C cho cơ thể thông quá các loại trái cây chín, các loại quả họ cam (cam, bưởi, quýt…) hay ổi, xoài…hoặc các loại rau xanh. Mẹ cũng có thể bổ sung Vitamin C cho cơ thể thông qua viên uống tổng hợp.
Vậy là blog đã chia sẻ tới các mẹ 6 nhóm dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Bởi vậy, mẹ bầu cần xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hàng ngày khoa học, đẩy đủ dưỡng chất. Chúc mẹ và bé luôn được khoẻ mạnh, chúc bé phát triển tốt và sớm ra với mẹ nhé.
Nguồn tham khảo: Viện dinh dưỡng quốc gia