Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
682
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • Bà bầu ăn sung có tốt không?
    • 1. Tăng lượng canxi hấp thụ
    • 2. Bổ sung chất béo
    • 3. Hỗ trợ tiêu hóa
    • 4. Ngăn ngừa thiếu máu
    • 5. Hạn chế tình trạng ốm nghén
    • 6. Kiềm chế cơn đói
    • 7. Kiểm soát đường huyết và huyết áp
    • 8. Chăm sóc giấc ngủ
    • 9. Lợi sữa
  • Cách chế biến quả sung cho bà bầu
    • 1. Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ
    • 2. Món gỏi sung tai heo
    • 3. Món cháo sung đường phèn
    • 4. Lươn om sung

Sung (tên khoa học là Ficus glomerata) thuộc họ dâu tằm (Moraceae) là một thức quả dân dã ở những vùng quê nông thôn nhưng nhiều người không biết đây là loại quả giàu dinh dưỡng và vitamin rất tốt cho sức khỏe. Nhiều mẹ băn khoăn ăn sung trong thời gian mang thai có tốt không và cách chế biến quả sung cho bà bầu đúng và an toàn? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có lời giải đáp nhé!

Bà bầu ăn quả sung có tốt không?
Bà bầu ăn quả sung có tốt không?

Bà bầu ăn sung có tốt không?

Để trả lời cho câu hỏi “bà bầu có nên ăn quả sung không?” hãy cùng tìm hiểu tác dụng của quả sung đối với bà bầu mẹ nhé.

Quả sung được biết đến là một loại trái cây dân dã nhưng nó lại chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với các mẹ bầu.

Theo nghiên cứu cho thấy, giá trị dinh dưỡng trong 50gr quả sung như sau:

  • Lượng calo: 37
  • Chất béo: 0,1g
  • Chất xơ: 1,45g
  • Protein: 0,38g
  • Vitamin B6: 0,06mg
  • Carbonhydrate: 9,59g
  • Kali: 116mg
  • Mangan: 0,06mg
  • Tổng lượng đường: 1,13g

Không chỉ có thế, trong quả sung còn chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu như: vitamin A, C, K, B, kali, magie, kẽm, đồng, sắt,…

Khác với các loại quả khác, các chuyên gia khuyên nên lựa chọn quả sung xanh thay vì chọn quả chín bởi giá trị dưỡng chất có trong quả xanh cao hơn rất nhiều so với quả chín.

Đối với các bà bầu, việc ăn quả sung đem lại rất nhiều lợi ích như:

1. Tăng lượng canxi hấp thụ

Với các mẹ bầu thì việc bổ sung canxi là điều không thể bỏ qua. Canxi là khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển xương và răng của thai nhi cũng như giúp xương của mẹ chắc khỏe hơn. Ngoài sữa, phô mai thì sung cũng là loại quả giàu canxi mẹ không nên bỏ qua.

2. Bổ sung chất béo

Quả sung chứa nhiều omega-3, omega-6, axit béo có tác dụng làm giảm nồng độ Cholesterol trong máu. Chất xơ còn giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, sung rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi nhờ nguồn omega-3, folate phong phú.

3. Hỗ trợ tiêu hóa

Nhờ vào lượng chất xơ tương đối dồi dào mà sung được xếp vào loại quả hỗ trợ tốt cho hoạt động tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng enzyme proteolytic có trong quả sung cũng góp phần làm cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Trong thời gian mang bầu, mẹ thường gặp phải tình trạng ợ chua, ợ nóng, đầy bụng thì quả sung cũng là giải pháp lý tưởng ngăn ngừa những triệu chứng khó chịu đó.

Ngoài ra, quả sung chứa nhiều vitamin, fractoza và dextroza…giúp phụ nữ mang thai trị táo bón hiệu quả. Ngoài ra, với thành phần chứa nhiều chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan đều có tác dụng điều trị triệu chứng táo bón hiệu quả.

  • Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị táo bón nên ăn gì để cải thiện tình trạng?

4. Ngăn ngừa thiếu máu

Khi mang thai, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng là vấn đề mà mẹ cần phải quan tâm. Việc thiếu máu ở mẹ có thể gây ra nhiều hậu quả nặng nề đối với thai nhi. Mẹ có thể bổ sung khoáng chất này thông qua quả sung bởi đây là loại quả giàu sắt hay những loại thực phẩm bổ máu cho bà bầu khác. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C dồi dào có trong quả sung sẽ hỗ trợ cho việc hấp thụ sắt trong cơ thể, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu.

5. Hạn chế tình trạng ốm nghén

Vitamin B6 có trong quả sung có khả năng làm giảm tình trạng ốm nghén trong những tháng đầu của thai kỳ.

Thành phần Vitamin B6 trong quả sung có tác dụng hạn chế tình trạng ốm nghén
Thành phần Vitamin B6 trong quả sung có tác dụng hạn chế tình trạng ốm nghén

6. Kiềm chế cơn đói

Rất nhiều mẹ bầu khi mang thai luôn có cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tiểu đường, béo phì. Nhờ tính chất kiềm mà quả sung có thể giúp bạn kiểm soát những cơn thèm ăn.

7. Kiểm soát đường huyết và huyết áp

Quả sung có chứa hàm lượng vitamin B, kali dồi dào. Đây là những thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình điều hòa đường huyết và huyết áp trong cơ thể.

Sung chứa nhiều kali và ít muối giúp giảm huyết áp trong thai kỳ. Đây cũng là lựa chọn tốt để phòng tránh tình trạng đái tháo đường thai kỳ.

8. Chăm sóc giấc ngủ

Không ít mẹ trong thời gian mang thai gặp phải tình trạng mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc. Việc bổ sung quả sung vào chế độ ăn uống cũng là một cách để chăm sóc giấc ngủ bởi trong quả sung chứa chất tryptophan có tác dụng an thần, làm dịu nhẹ thần kinh trung ương giúp bà bầu dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.

tryptophan có tác dụng an thần, làm dịu nhẹ thần kinh trung ương giúp bà bầu dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn
Thành phần Tryptophan có tác dụng an thần, làm dịu nhẹ thần kinh trung ương giúp bà bầu dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn

9. Lợi sữa

Không chỉ phụ nữ mang thai mà phụ nữ sau sinh nên ăn sung bởi quả sung có thể tăng khả năng tiết sữa. Các dưỡng chất trong quả sung có thể giúp tăng khả năng tiết sữa, kích thích tuyến sữa hoạt động rất có lợi cho bé sau sinh.

Gợi ý món ăn cho mẹ: Sung tươi và móng giò heo mẹ đem hầm thật nhừ, thêm gia vị cho vừa ăn và chia thành nhiều lần ăn trong ngày. Món ngon cho bà bầu này có tác dụng bổ khí huyết, tăng khả năng tiết sữa, khí huyết bất túc, không có sữa hoặc ít sữa.

>> XEM THÊM:

  • Bà bầu có nên ăn na không? Lợi ích của quả na đối với bà bầu
  • 17+ loại rau bà bầu không nên hoặc hạn chế ăn trong suốt thai kỳ

Cách chế biến quả sung cho bà bầu

Sung là loại quả chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho bà bầu nên cần đưa nó vào thực đơn hàng ngày của các mẹ. Ngoài việc mẹ bầu có thể ăn trực tiếp sung bằng cách chấm muối, đường hay món sung muối thì cũng có thể chế biến sung thành các món ăn bổ dưỡng dưới đây:

1. Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bước 1: Sung sau khi mua về mẹ cần bỏ cuống, làm sạch, bổ miếng sao cho vừa ăn. Sung mẹ nên ngâm với nước muối cho đỡ chát và sạch mủ. 

Bước 2: Thịt lợn thái nhỏ, ướp gia vị cho đầy đủ rồi đem kho săn.

Bước 3: Khi thịt trước tới được thì mẹ bỏ sung vào kho cùng cho thấm gia vị là được.

Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

2. Món gỏi sung tai heo

Bước 1: Sung thái lát, ngâm nước muối cho sạch mủ trước khi đem đi làm gỏi

Bước 2: Tai heo luộc chín, thái sợi mỏng.

Bước 3: Pha nước trộn gỏi theo tỷ lệ: 1 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh giấm hoặc nước cốt chanh, tỏi ớt băm. 

Bước 4: Trộn đều các nguyên liệu với nhau ta có ngay món gỏi sung tai heo vô cùng ngon.

Món gỏi sung tai heo
Món gỏi sung tai heo

3. Món cháo sung đường phèn

Cách nấu: Sung sau khi mua về cần được làm sạch, ngâm nước muối cho hết mủ. Gạo vo sạch, cho sung vào nấu cùng. Khi cháo sôi sau cho đường phèn vào ninh tới khi nhừ là được.

Món cháo sung đường phèn
Món cháo sung đường phèn

4. Lươn om sung

Nguyên liệu: Sung, lươn, riềng, mẻ, tương, bột nghệ, rau răm.

Cách nấu:

Bước 1: Lươn rửa sạch bằng dấm hoặc chanh sau đó bỏ ruột, bỏ đầu. Ướp lươn với đầy đủ các gia vị cho thấm.

Bước 2: Sung rửa sạch, đập dập ướp gia vị như lươn.

Bước 3: Đợi cho gia vị thấm, cho tất cả vào nồi đổ xấp nước đồi đun trên bếp với lửa nhỏ cho chín nhừ.

Lươn om sung

Với bằng ấy tác dụng của quả sung đối với bà bầu có thể thấy được đây là loại quả mà các mẹ bầu cần đưa vào thực đơn dinh dưỡng của bà bầu để bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. Tuy sung là một loại thực phẩm tốt cho phụ nữ mang thai nhưng mẹ cũng nên chú ý đến cách sử dụng loại quả này, không nên quá làm dụng loại quả này sẽ không tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

4 năm ago
Mọc lông bụng nhiều khi mang thai là trai hay gái

Mọc lông nhiều khi mang thai là con trai hay con gái?

5 năm ago
Next Post
Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được phô mai rồi

Trẻ mấy tháng ăn được phô mai? Cho trẻ ăn phô mai thế nào đúng cách?

Cá hồi rất tốt cho bé ăn dặm

Tìm hiểu 6 loại cá rất tốt cho bé ăn dặm không thể bỏ qua

Dầu óc chó cho bé ăn dặm

TOP 6 loại dầu cho bé ăn dặm mẹ nên chọn

Sữa Nhật cho trẻ sơ sinh loại nào tốt

TOP 6 dòng sữa Nhật cho trẻ dưới 3 tuổi tốt nhất hiện nay

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

6 năm ago
Cháo ngô thịt gà cho bé 7 tháng tuổi

Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

5 năm ago
Lợi ích khi cho bé ăn dặm BLW kết hợp truyền thống

28+ thực đơn ăn dặm BLW kết hợp Truyền Thống tốt cho bé 7 tháng tuổi

5 năm ago
Rau ngót giàu chất đạm, chất xơ, tinh bột tro, vitamin C, B1, B2, PP…tốt cho bé ăn dặm

Gợi ý 5 món cháo rau ngót cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi

5 năm ago
Sữa Nhật cho trẻ sơ sinh loại nào tốt

TOP 6 dòng sữa Nhật cho trẻ dưới 3 tuổi tốt nhất hiện nay

4 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress