Nội dung bài viết
Để có một nguồn sữa mẹ dồi dào dinh dưỡng giúp kích thích trẻ bú mẹ, con tăng cân nhanh và phát triển toàn diện, các mẹ cần có những thay đổi kịp thời để tăng chất lượng nguồn sữa như trong các trường hợp: Sữa mẹ loãng, sữa mẹ bị loãng, sữa mẹ có mùi nồng khó chịu…Vậy sữa mẹ như thế nào là đặc? Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm? Dấu hiệu nhận biết sữa mẹ đặc và loãng là gì? Hãy cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu qua bài viết dưới đây các mẹ nhé!
Sữa mẹ như thế nào là đặc và thế nào là loãng?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ có chứa đầy đủ các dưỡng chất như: Chất béo, Protein, Vitamin và khoáng chất, kháng thể nâng cao hệ miễn dịch…đặc biệt là sữa non.
Thông thường lượng sữa đầu tiên có sau 1 – 2 ngày khi sinh là lượng sữa có độ đậm đặc nhất. Các mẹ thường nhận biết sữa mẹ đặc và loãng qua việc quan sát màu sắc sữa mẹ và lượng chất béo có trong sữa. Vậy sữa mẹ như thế nào là đặc và loãng?
– Sữa mẹ đặc: Thường có màu trắng đục hoặc trắng ngà, vàng nhạt. Khi trữ trong ngăn đá hoặc ngăn mát thì sẽ có lượng chất béo dày nổi lên ở lớp phía trên. Riêng đối với sữa non (Sữa đầu tiên tiết ra sau sinh thì thường có màu vàng ngô hoặc vàng nhạt, hơi đặc sánh).
– Sữa mẹ loãng: Thường có màu trắng trong, loãng gần giống như nước vo gạo.
Thành phần dinh dưỡng sữa đặc và loãng có khác nhau không?
Tùy theo cơ địa mỗi người mà sữa mẹ đặc và loãng là khác nhau. Điều các mẹ băn khoăn nhất là liệu rằng, sữa mẹ đặc và loãng có khác nhau về thành phần dinh dưỡng hay không?.
Thông thường, đối với một cữ bú của trẻ, trẻ thường được tiếp nhận sữa đầu và sữa cuối. Sữa đầu thì thường là sữa loãng và chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, vitamin và khoáng chất, nước. Còn sữa cuối thì có thêm nhiều thành phần chất béo và chất đạm. Bởi vậy, để trẻ phát triển khỏe mạnh, thì trong một cữ bú cần có đủ các thành phần dinh dưỡng của các sữa đầu và sữa cuối.
Tuy nhiên, để đánh giá sữa mẹ như thế nào là đặc và sữa mẹ loãng thì không thể căn cứ vào lượng sữa đầu và sữa sau. Mà cần đánh giá dựa vào sữa sau khi đã có cả sữa đầu và sữa cuối. Mặc dù khi quan sát 2 bình sữa khác nhau các mẹ cũng có thể nhận biết được sữa mẹ đặc và loãng, nhưng về cơ bản thì, nếu đã có đủ lượng sữa đầu và sữa cuối thì thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ đặc và loãng không ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng. Mà sữa mẹ sẽ vẫn luôn đảm bảo có đầy đủ các thành phần và chỉ có thể khác nhau về chất lượng của sữa.
Bí quyết để có một nguồn sữa đặc thơm cho bé
Trên thực tế, một nguồn sữa đặc, thơm mát sẽ kích thích nhu cầu ăn uống của trẻ, giúp trẻ nhanh tăng cân hơn bởi lượng chất béo và vi khoáng nhiều. Vậy làm thế nào để sữa mẹ đặc và thơm? Nên ăn gì để sữa mẹ đặc hơn? Dưới đây là một số bí quyết, các mẹ cùng tham khảo nhé!.
1. Ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm cho bé?
Khi các mẹ đã biết được sữa mẹ như thế nào là đặc thì các mẹ nên tìm hiểu xem ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm để có sự thay đổi về dinh dưỡng. Các mẹ nên:
– Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Các loại có tính lợi sữa, giúp sữa mát như rau mồng tơi, rau lang, cải bó xôi, súp lơ, các loại trái cây họ cam, bưởi, dứa…Ngoài sự quan tâm đến ăn gì để sữa mẹ đặc và thơm, các mẹ cũng cần chú ý không ăn/uống các loại làm ảnh hưởng đến chất lượng của sữa như: Các loại gia vị cay nóng, rau bắp cải, lá lốt, nước lá dâu ngô…
– Bổ sung thêm thịt và cá giúp tăng cường DHA và chất đạm, protein, canxi giúp cho bé được phát triển trí não tốt nhất , giàu năng lượng cho hoạt động mỗi ngày. Các mẹ có thể luân phiên các món chế biến thì thịt gà, thịt lợn, tôm, cua, cá trong các bữa ăn
– Uống đủ nước mỗi ngày từ 2 – 3 lít: Bao gồm cả nước lọc hay nước trái cây hoặc các dung dịch khác. Các mẹ cho con bú nên uống 1 – 2 cốc sữa mỗi ngày để đảm bảo được sức khỏe cho cả mẹ và bé (hệ cơ xương, chất lượng sữa…).
2. Xây dựng chế độ nghỉ ngơi khoa học
- Ngủ đủ giấc, tối thiểu 6 – 8 tiếng mỗi ngày
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế tối đa những căng thẳng, mệt mỏi
3. Duy trì cho bé bú đều đặn hoặc vắt sữa theo cữ
Để thay đổi chất lượng nguồn sữa khi đã biết sữa mẹ như thế nào là đặc, là tốt cho bé thì việc cho trẻ bú đều đặn, thường xuyên rất quan trọng. Trong trường hợp mẹ vắng nhà để trở lại với công việc, hoặc có việc bận…thì mẹ cũng đừng quen áp dụng phương pháp vắt sữa, trữ sữa nhé! Bởi nếu tần suất cho trẻ bú/vắt sữa mà ít thì việc sản xuất sữa cũng sẽ giảm, lâu dần còn có thể gây mất sữa mẹ.
Như vậy, việc nhận biết sữa mẹ như thế nào là đặc không khó, sữa mẹ đặc và loãng cũng không có ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ. Nếu các mẹ muốn tăng chất lượng nguồn sữa mẹ hơn, thì các mẹ có thể tham khảo các nội dung phía trên để biết được cách làm thế nào để sữa mẹ đặc và thơm. Chúc các mẹ sẽ áp dụng thành công!
CÓ THỂ MẸ SẼ CẦN: