Nội dung bài viết
- Thai nhi trong bụng mẹ đã biết làm gì mỗi ngày?
- 1. Thai nhi nấc trong bụng mẹ
- 2. Em bé đã biết khóc khi còn trong bụng mẹ không?
- 3. Thai nhi trong bụng mẹ có ngủ không?
- 4. Bé đã biết lắng nghe và phản ứng
- 5. Thai nhi cũng đã bắt đầu phát triển vị giác
- 6. Bé thích mút ngón lắm mẹ à!
- 7. Sở trường của con là nhào lộn
- 8. Mắt con bắt đầu biết đảo và đảo liên tục
- 9. Con đã biết đau từ tuần thứ 24
- 10. Bé đã biết đi tiểu ngay khi còn trong bụng mẹ
- 11. Thai nhi đạp trong bụng mẹ
- 12. Con yêu đang thở trong bụng mẹ
- 13. Liệu thai nhi đã biết mơ hay chưa?
Mẹ tò mò không biết con yêu trong bụng mẹ biết làm gì, con yêu đang làm gì? Liệu lúc này con đang ngủ hay đang thức? Hãy cùng Blog Mẹ Yêu Con khám phá những việc bé làm mỗi ngày trong bụng mẹ để hiểu hơn về cuộc sống, sự phát triển của con khi còn trong bụng mẹ nhé.
Thai nhi trong bụng mẹ đã biết làm gì mỗi ngày?
Chắc hẳn khá nhiều mẹ sẽ tò mò, thắc mắc rằng thai nhi đang làm gì trong bụng mẹ, thai nhi trong bụng mẹ có ngủ không? thai nhi trong bụng mẹ ăn như thế nào…Dưới đây sẽ là tổng hợp 13 hoạt động mà bé làm mỗi ngày trong bụng mẹ. Đây chắc chắn sẽ đem lại những điều thú vị cho mẹ.
1. Thai nhi nấc trong bụng mẹ
Nấc là một hiện tượng rất bình thường khi em bé trong bụng mẹ đã được trên 24 – 28 tuần tuổi. Khi thai nhi nấc, mẹ sẽ cảm nhận được tiếng nấc trong bụng giống như tiếp nhịp tim đập hay tiếng “pop, pop” kiểu như vậy. Tuy nhiên, không phải thai nhi nào cũng nấc khi ở trong bụng mẹ, điều này tuỳ vào cơ địa của mỗi mẹ cũng như cơ địa của thai nhi. Thai nhi có thể nấc 1-2 lần/ngày, cũng có bé còn nấc nhiều hơn nhưng cũng có bé không bao giờ nấc khi ở trong bụng mẹ.
2. Em bé đã biết khóc khi còn trong bụng mẹ không?
Cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh liệu thai nhi đã biết khóc khi ở trong bụng mẹ hay không? Tuy nhiên, mẹ có thể tin tưởng những điều thú vị này bởi đây được xem là một trong những nền tảng đầu tiên cho vấn đề thai giáo hiện nay. Bởi chúng ta tin rằng, cảm xúc của con không chỉ bắt đầu khi bé được sinh ra mà nó đã được hình thành từ khi con còn trong bụng mẹ. Thai giáo sẽ giúp thai nhi khi sinh ra giàu cảm xúc và thông minh hơn.
3. Thai nhi trong bụng mẹ có ngủ không?
Trẻ nhỏ khi mới sinh sẽ ngủ rất nhiều vậy khi còn trong bụng mẹ thai nhi có ngủ không? đương nhiên là có rồi mẹ. Mẹ có biết rằng khi còn trong bụng mẹ, điều mà bé thích nhất chính là ngủ không?. Giấc ngủ còn con người không phải chỉ bắt đầu khi được sinh ra mà thói quen này được hình thành ngay từ khi con mới hình thành trong bụng mẹ.
Đặc biệt, các nhà khoa học còn vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng thời gian bé dành để ngủ chiếm tới 90 – 95% ngay cả khi bé chưa có mí mắt (từ tuần thứ 20 trở đi bé mới có mí mắt). Mặc dù thời gian bé ngủ nhiều nhưng thời gian bé ngủ sâu là rất ít, chỉ khoảng 40 phút/lần ngủ mà thôi. Sau đó, bé sẽ giải lao, vận động cơ thể một chút bằng một số trò chơi mà bé yêu thích như nhào lộn, mút tay, uống nước ối…rồi lại ngủ tiếp. Hành động cứ lặp đi lặp lại như vậy tới hết ngày, thú vị và kỳ diệu phải không mẹ?.
4. Bé đã biết lắng nghe và phản ứng
Bắt đầu từ tháng thứ 6, thính giác của thai nhi đã phát triển và rất nhạy cảm. Bé bắt đầu có những phản ứng với âm thanh bên ngoài như giọng nói của bố mẹ, tiếng tivi, tiếng nhạc…hay những âm thanh phía trong bụng mẹ như tiếng thở của mẹ, tiếng nhịp tim…Đặc biệt hơn, bé còn biết phản ứng với những âm thanh này với cách thể hiện như tim đập nhanh hơn, tay – chân bé đạp dữ dội hơn để mẹ biết bé đang giao tiếp, bé muốn nói chuyện với ba với mẹ đó.
Tháng thứ 6 của thai kỳ được xem là thời điểm lý tưởng để ba, mẹ trò chuyện với con nhiều hơn. Bé sẽ cảm thấy buồn và tỏ ra giận dữ nếu tâm trạng của mẹ không tốt. Bé cũng rất muốn được nghe giọng nói, được trò chuyện với ba. Ngoài ra, bé cũng rất thích nghe những bản nhạc du dương hay bản nhạc sôi động giúp bé phát triển thính giác hoàn thiện hơn từ khi còn trong bụng mẹ.
5. Thai nhi cũng đã bắt đầu phát triển vị giác
Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7, thai nhi đã có thể nếm được những hương vị mặn, ngọt…từ nước ối trong bụng mẹ. Thời điểm này cũng là thời điểm vị giác của bé phát triển mạnh, còn mạnh mẽ hơn cả người lớn nên bé cảm thấy gì cũng ngon tuyệt và sự phát triển vị giác sẽ giảm đi đến những tháng cuối. Nếu như mẹ ăn quá mặn hay trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ có nhiều mùi vị như tỏi, hành…bé đều sẽ cảm nhận được hết thông qua nước ối.

Lưu ý: Khi mang thai, mẹ không nên ăn quá mặn hoặc quá ngọt, cũng không nên ăn quá nóng và quá lạnh bởi những điều này đều sẽ không tốt cho cả mẹ và thai nhi đâu.
6. Bé thích mút ngón lắm mẹ à!

Ở tuần thứ 30 của thai kỳ trở đi, bé bắt đầu có xúc giác, bé bắt đầu thích mút ngón tay cái hơn so với các hành động khác. Chán mút tay thì bé chuyển sang sờ mặt, sờ cánh tay, đầu gối hay nghịch dây rốn…Chán hết rồi thì bé lại đi ngủ.
7. Sở trường của con là nhào lộn
Đến tuần thứ 8 của thai kỳ, bé bắt đầu có những vận động từ nhẹ nhàng đến mạnh. Và những vận động này mẹ chỉ có thể cảm nhận được khi tới tuần thứ 18 – 20. Điển hình là những vận động như huých, nhào lộn. Tới tuần thứ 29, bé sẽ càng vận động mạnh mẽ hơn cho tới 2 tuần cuối, bé sẽ hạn chế vận động bởi cơ thể lúc này là khá nặng, việc di chuyển gặp khó khăn khi mà tử cung của mẹ đã không còn quá nhiều chỗ trống để bé vận động.
Cũng theo các bác sỹ khoa sản thì từ tuần thứ 29 của thai kỳ, mẹ cần theo dõi sự vận động của bé trong bụng mẹ. Mọi chuyện sẽ là rất bình thường nếu như cứ 10 phút bé lại huých vào bụng mẹ. Còn nếu mẹ không cảm nhận thấy sự vận động của bé trong một khoảng thời gian quá lâu thì hãy cân nhắc việc đến bệnh viện để được kiểm tra ngay mẹ nhé.
8. Mắt con bắt đầu biết đảo và đảo liên tục
Đến tuần thứ 26 mắt bé mới bắt đầu có những phản xạ ở mắt như đảo qua đảo lại liên tục. Thời điểm này, võng mạc của bé cũng đã phát triển hoàn chỉnh, bé đã có thể mở và chớp mắt được. Thêm nữa, giai đoạn này tóc bé vẫn tiếp tục dài và lông mi của con cũng đang phát triển.
Tuy nhiên, đến những tuần cuối cùng, bé còn có thể mở và nhắm mắt liên tục trong bụng mẹ. Giai đoạn này, bé cũng đã có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ thông qua tử cung và nước ối khi bụng mẹ bị một tia sáng chiều vào. Khi đó, bé sẽ phải xạ rất nhanh bằng cách mở mắt thật to để nhìn luồng ánh sáng đó.
9. Con đã biết đau từ tuần thứ 24
Từ tuần thứ 24 trở đi của thai kỳ, con yêu đã biết đau và cảm thấy khó chịu nếu nước ối của mẹ quá ít. Đối với những trường hợp mang song thai mẹ còn cảm nhận thấy các bé “đấu đá” nhau để tranh giành chỗ nằm bởi thời điểm này, tử cung của mẹ là quá chật trội.
Đây cũng là nguyên nhân mà khi bác sĩ chỉ định mẹ mổ, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê cho thai nhi qua dây rốn để có thể giảm đau cho con dù con còn rất nhỏ.
10. Bé đã biết đi tiểu ngay khi còn trong bụng mẹ
Theo các chuyên gia nghiên cứu, thai nhi từ 2 tháng tuổi đã bắt đầu biết đi tiểu tiện và đây cũng là thời điểm mà bé biết nuốt nước ối sau đó thải ra chính nguồn nước ối của mình. Điều này cho thấy rằng, thai nhi sẽ uống nước tiểu của mình trong suốt 7 tháng trong bụng mẹ.
Đến tuần thứ 31 – 34 của thai lỳ, mỗi ngày bé sẽ bài tiết khoảng 500ml nước tiểu vào trong nước ối.
11. Thai nhi đạp trong bụng mẹ
Những cú đạp của con trong bụng mẹ là một trong những dấu hiệu của thai máy. Thực ra thì từ khi được 8 tuần tuổi thai nhi đã biết cử động. Tuy nhiên thời điểm đó, do còn quá nhỏ nên những chuyển động của thai nhi còn quá nhẹ để mẹ có thể cảm nhận được. Phải đợi đến mãi tháng thứ 4 thì mẹ mới có thể cảm nhận được thai máy và cảm nhận rõ nhất từ cuối tuần thứ 27 – 32 của thai kì.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, các mẹ sẽ phải theo dõi số lượng máy của thai kỳ bởi điều này đánh giá sức khoẻ của thai nhi. Mỗi lần mẹ theo dõi 1 giờ và nếu bình thường, thai nhi sẽ cử động 3-4 lần/giờ (lúc tỉnh) và cử động sẽ giảm dần đến ngày dự sinh.
Nếu thai nhi cử động ít hơn số lần tiêu chuẩn này thì có thể là do bé đang ngủ hay sức khoẻ của bé gặp vấn đề. Còn nếu bé cử động nhiều hơn thì có thể là do bé đang bị stress do ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ.
12. Con yêu đang thở trong bụng mẹ
Dù cho tử cung là mẹ toàn là nước ối nhưng điều này không thể ngăn cản việc thai nhi thực hiện các bài tập thở của mình để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Từ tháng thứ 5 của thai kỳ, phổi của em bé đã bắt đầu phát triển toàn diện bởi vậy mà bé đã có thể tập luyện cho các bài tập thở của mình. Bởi vây, trong giai đoạn này, nếu ba áp tai lên bụng mẹ sẽ cảm nhận được nhịp thở cũng như nhịp tim của con.
13. Liệu thai nhi đã biết mơ hay chưa?
Theo mẹ thì liệu con yêu khi còn trong bụng mẹ có mơ không? hiện vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho vấn đề này. Xong, theo các chuyên gia thai nhi 17 tuần tuổi bắt đầu xuất hiện các giấc mơ, thậm chí là còn mơ nhiều hơn cả khi trào đời hay so với người lớn, đặc biệt là vào những tháng cuối cùng của thai kì.
Trên đây là những tổng hợp giúp các mẹ giải đáp khá nhiều những thắc mắc rằng thai nhi đã biết làm những gì trong bụng mẹ. Hãy cùng theo dõi Blog Mẹ Yêu Con để được cập nhật những thông tin, kiến thức bổ ích về Mẹ & Bé khác mẹ nhé.
Nguồn:
- https://www.marrybaby.vn/thai-giao/em-be-trong-bung-me-lam-gi-moi-ngay
- http://preiq.vn/kham-pha-10-hoat-dong-em-be-lam-hang-ngay-trong-bung-me/
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/kham-pha-hanh-trinh-em-be-lon-len-trong-bung-me/