Nội dung bài viết
Rau củ quả là thực phẩm rất tốt cho tất cả mọi người bởi chúng chứa một lượng lớn chất xơ và các vitamin, khoáng chất cần thiết cho sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Rau củ quả cũng có rất nhiều tác dụng tốt cho mẹ bầu như tránh tiểu đường thai kỳ, tránh bị táo bón và bổ sung dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu trong thai kỳ cần được đặc biệt chú ý, không phải loại rau củ quả nào mẹ cũng có thể ăn mà cần chọn lọc. Vậy bà bầu nên ăn rau gì sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay.
Bà bầu nên ăn những loại rau gì?

Trước hết, các mẹ cần biết những dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu có thể lấy từ rau củ quả bao gồm:
- Vitamin C: Giúp tăng khả năng hấp thụ canxi của cơ thể giúp răng và xương chắc khỏe.
- Beta carotene: Góp phần vào sự phát triển của các tế bào, mô, thị giác và hệ miễn dịch của thai nhi.
- Kali: Giúp điều hòa huyết áp cho mẹ bầu
- Axit folic: Giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và giúp trẻ sơ sinh không bị nhẹ cân khi sinh
- Chất xơ: Tốt cho hệ tiêu hóa, chống táo bón và tiểu đường thai kỳ
- Canxi: Có vai trò rất quan trọng để hình thành xương và răng cho thai nhi
Vì vậy, mẹ bầu nên lựa chọn các loại rau củ quả có chứa nhiều những dưỡng chất này trong bữa ăn hàng ngày của mình. Các loại rau mẹ bầu nên ăn có thể chia thành các nhóm như sau:
>>> Tin liên quan:
- 6 loại nước uống tốt cho bà bầu và thai nhi
- Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?
- Bà bầu nên uống những loại nước gì?
1. Nhóm rau lấy lá và hoa

Trong nhóm này, mẹ nên chọn các loại rau có màu xanh đậm hoặc sặc sỡ như: Súp lơ xanh, tần ô, xà lách, rau dền, rau má, rau muống, cải ngọt, rau cần, mồng tơi, rau lang…. Nhóm rau này mang tới cho mẹ bầu một nguồn dồi dào các loại vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, kali, folate, chất xơ, vitamin A, C, K… đồng thời chúng còn giàu chất chống oxy hoá, chứa các hợp chất hữu cơ có lợi cho hệ miễn dịch & tiêu hóa.
– Mùi tây: Chứa nhiều protein, vitamin E, riboflavin ngăn ngừa dị tật ống thần kinh ở thai nhi
– Cải bó xôi (rau bina): Chứa nhiều chất xơ, carotenoids và folate giúp thanh lọc hệ tiêu hóa, giảm đường và mỡ trong máu.
– Súp lơ xanh: Loại rau này chứa nhiều vitamin C, K và folate rất cần thiết cho sự hình thành & phát triển não bộ thai nhi.
– Cải xoong: Giàu khoáng chất như kali, magie, kẽm, sắt, canxi, các loại vitamin A, B6, C, B2… giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường, hình thành hệ xương chắc khoẻ, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa đục thủy tinh thể, giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển bình thường.
2. Nhóm rau lấy củ

– Củ cải đường: Cung cấp vitamin và chất xơ, tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và thai nhi
– Khoai lang: Đây là một loại củ rất phổ biến mà mẹ bầu nào cũng bổ sung trong thực đơn của mình bởi khoai lang chứa nhiều beta carotene để chuyển hoá thành vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của tế bào và mô cũng như sự phát triển của thai nhi. Khoai lang cũng chứa nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
– Cà rốt: Loại củ này giàu vitamin A, falcarinol poly acetylen, vitamin A, K, C, B6…. giúp tăng cường thị lực, hệ miễn dịch…
– Củ sen: Cùng với hạt sen, ngó sen thì củ sen cũng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất có tác dụng lưu thông máu, cân bằng huyết áp…. Mẹ có thể chế biến củ sen thành các món củ sen hầm sườn, củ sen nấu tôm,…
3. Nhóm rau lấy quả
Không chỉ để chế biến các món ăn bình thường, một vài loại rau lấy quả có thể được sử dụng và chế biến thành nước ép rất tốt cho bà bầu và thai nhi như cà chua….

– Đậu que: Chứa nhiều chất xơ, vitamin C, K rất tốt cho mẹ bầu
– Cà chua: Giàu sắt, vitamin C, K, biotin giúp ngăn ngừa tình trạng rụng tóc khi mang thai, ngoài ra cà chua còn giúp giảm stress và chống lão hoá.
– Bí đao: Trong 3 tháng cuối, mẹ bầu thường bị phù chân do tĩnh mạch chi dưới bị chèn ép, bí đao giúp hỗ trợ tuần hoàn máu và giảm chứng phù chân.
– Bí đỏ: Dưỡng chất trong bí đỏ giúp thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào thần kinh thai nhi, tăng cường hoạt tính cho tế bào não. Bên cạnh đó, bí đỏ còn có tác dụng ngừa cao huyết áp, giảm tình trạng phù chân, hạn chế chảy máu sau sinh.
4. Các loại hạt

Bên cạnh các loại rau, củ, quả, các mẹ bầu không nên bỏ qua nguồn dinh dưỡng dồi dào đến từ các loại hạt. Chúng cung cấp một lượng lớn Folate, Chất xơ, Sắt, Magie, Kali… Trong đó Folate là dưỡng chất cực kỳ quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh.
Các loại hạt mà mẹ nên ăn như: Đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen, đậu phộng…
Mẹ bầu nên ăn khoảng 500g rau củ/ngày, tùy vào sở thích mà mẹ có thể đa dạng cách chế biến để hợp khẩu vị nhất. Mẹ cũng nên đa dạng các loại rau, củ để tránh bị chán. Mẹ nên hạn chế ăn rau sống, nhưng nếu muốn đổi vị bằng món salad thì mẹ hãy chú ý rửa sạch để không bị nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma có hại cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh việc bổ sung các loại rau củ quả trên, mẹ bầu cũng nên điều chỉnh một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng để có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: