Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

22 điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
542
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • 20 điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu
    • 1. Những thực phẩm cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
    • 2. Tránh xa mùi sơn
    • 3. Kiêng làm đẹp
    • 4. Các loại thuốc đang dùng
    • 5. Không mang giày cao gót
    • 6. Tắm bồn hay xông hơi nước quá nóng
    • 7. Tránh xa phân chó, phân mèo
    • 8. Hút thuốc một cách thụ động
    • 9. Hạn chế tới những nơi đông người để tránh nhiễm khuẩn
    • 10. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu
    • 11. Mang, vác đồ nặng
    • 12. Gập người lên xuống thường xuyên
    • 13. Ngồi xổm hoặc cúi lưng khi ngồi
    • 14. Bắt chéo chân hoặc gập gối
    • 15. Đứng kiễng chân
    • 16. Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh
    • 17. Chạy bộ
    • 18. Các bài tập thể dục
    • 19. Ăn cho 2 người
    • 19. Tình dục
    • 20. Làm việc quá sức
    • 21. Xoa bụng khi mang thai
    • 22. Chụp X-quang

Những điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu là vấn đề được đặc biệt quan tâm đối với những ai lần đầu làm mẹ. Để hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong tam cá nguyệt thứ nhất, mẹ cần đặc biệt chú ý tới 20 điều cấm kỵ dưới đây để không ảnh hưởng tới thai nhi.

20 điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

Ba tháng đầu của thai kì là giai đoạn vô cùng nhạy cảm bởi giai đoạn này, thai nhi còn rất nhỏ và mẹ bầu vẫn chưa quen được với nhưng thay đổi của cơ thể nên cần phải có những điều cấm kị, kiêng cữ để đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của thai nhi. Dưới đây là tổng hợp 20 điều cấm kị khi mang thai cả bố và mẹ cần chú ý tuân thủ nhé.

Những điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu

1. Những thực phẩm cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu

Đối với vấn đề này, trên Blog mẹ yêu con đã có một bài chia sẻ khá cụ thể TẠI ĐÂY. Tuy nhiên, trong nội dung bài chia sẻ này, hãy cùng điểm mặt lại những thực phẩm mà mẹ bầu 3 tháng đầu cần tránh xa nhé.

  • Thịt, hải sản tái: Dù đây đều là những món ăn hấp dẫn đối với chúng ta tuy nhiên các món hải sản tươi sống, sushi, thịt bò tái…lại là nguy cơ ẩn chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khoẻ như toxoplasmosis hay salmonella.
  • Một số loại cá biển: Một số loại cá biển như cá thu, cá kiếm…có chứa một hàm lượng thuỷ ngân cao dễ gây ngộ độc không tốt cho sức khoẻ mẹ bầu.
Những loại cá mà bà bầu không nên ăn
Những loại cá mà bà bầu không nên ăn
  • Trứng sống: Trứng lòng đào, trứng sống hay một số món ăn được làm từ trứng sống mà điển hình là mayonnaise…làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella sẽ khiến mẹ bầu bị đau bụng, đi ngoài.
  • Sữa, bơ sữa chưa qua tiệt trùng: Các sản phẩm sữa, bơ sữa chưa qua tiệt trùng thường bị nhiễm khuẩn Listeria có thể khiến mẹ bầu mắc phải bệnh nhiễm khuẩn Listeria này.
  • Gan: Dù là một loại thực phẩm có chứa Sắt, một chất cần thiết cho phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, trong gan lại chứa retinol có khả năng gây sảy thai. Mẹ có thể tham khảo cách bổ sung Sắt đúng cách cho mẹ bầu.
  • Thực phẩm gây co thắt tử cung: một số loại thực phẩm như đu đủ xanh, cảm thảo gây co thắt tử cung mạnh có thể dẫn tới sảy thai. Ngoài ra, trong quả dứa và mủ đu đủ còn chứa một số hoạt chất gây ra tình trạng co thắt tử cung. Bởi vậy, mẹ cũng nên tránh xa loại thực phẩm, nguyên liệu này nhé.
  • Caffeine: Những loại thức uống có chứa nhiều caffeine như cà phê, trà, chocolate, soda…có tác dụng kích thích và lợi tiểu. Đặc biệt, caffeine còn có thể đi qua nhau thai và vào thai nhi. Mẹ nên biết rằng, cơ thể thai nhi chưa thể hấp thụ và chuyển hoá được caffeine không tốt cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đồ uống có cồn: Đồ uống có cồn có thể đi qua nhau thai và vào thai nhi gây hại cho thai nhi. Chúng sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển não bộ và sự hình thành của các cơ quan trong cơ thể. Đặc biệt, việc lạm dụng rượu, bia còn có thể dẫn tới biến chứng như thai chết lưu, sảy thai, dị tật bẩm sinh…Bởi vậy, tốt nhất mẹ nên tránh xa loại đồ uống này nhé.

2. Tránh xa mùi sơn

Sơn với thành phần chứa nhiều hợp chất và hoá chất có độc tính cao, dễ dàng hấp thụ vào cơ thể. Việc bị ngộ độc từ sơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ dung môi và hoá chất, cách con người tiếp xúc với chúng. Bởi vậy, đối với phụ nữ mang thai, tốt nhất hãy tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc ngửi mùi sơn. Cần tránh đến hoặc ở lâu trong những căn phòng mới xây, mới sơn có hơi sơn nặng mùi.

>>> Xem thêm:

  • Mẹ bầu cần lưu ý những gì trong 3 tháng đầu mang thai?
  • Mẹ bầu 3 tháng đầu phải nhớ những điều này nếu không muốn hại con

3. Kiêng làm đẹp

Phụ nữ khi mang thai cần hạn chế tiếp xúc với hoá chất
Phụ nữ khi mang thai cần hạn chế tiếp xúc với hoá chất

Khi mang thai, các mẹ cần kiêng tất cả các hoạt động làm đẹp có thể kể đến như: nhuộm tóc, sơn móng tay…Bởi những hoạt động làm đẹp này sử dụng nguyên liệu có chứa các hoá chất ảnh hưởng tới thai nhi. Trong khi việc tẩy trắng răng có thể gây ra những tổn thương vùng nướu có thể dẫn tới dị tật thai nhi.

4. Các loại thuốc đang dùng

Khi mang thai, phụ nữ cần đặc biệt chú ý đến thuốc và cách sử dụng thuốc. Nếu như trước khi mang thai, mẹ có dùng một số loại thuốc điều trị thông thường thì khi mang thai mẹ cần đặc biệt tránh xa bởi chúng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.

Do đó, trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc kê toa hay không kê toa hoặc một loại thực phẩm chức năng nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ mà mình đang theo khám để được tư vấn tốt nhất nhé.

5. Không mang giày cao gót

Khi mang thai 3 tháng đầu, việc đi lại cần đặc biệt chú ý. Việc mang giày cao gót có thể khiến mẹ bầu bị té ngã dẫn tới sảy thai. Bởi vậy, không nên sử dụng giày cao gót mà hãy chọn cho mình những chiếc giày, dép đế bằng, đế thấp, có độ bám cho thoải mái đi lại.

6. Tắm bồn hay xông hơi nước quá nóng

Thói quen tắm bốn là một cách giúp chúng ta thư giãn khá hiệu quả. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai, khi tắm bồn cần đặc biệt cẩn thận để không bị trượt ngã. Ngoài ra, việc tắm bồn trong điều kiện nước quá nóng hay xông hơi nước quá nóng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi, có thể làm tăng khả năng dị tật bẩm sinh. Tốt nhất, mẹ nên điều chỉnh lại nhiệt độ nước tắm sao cho gần bằng với nhiệt độ cơ thể.

7. Tránh xa phân chó, phân mèo

Chó và mèo là những thú nuôi rất được cưng chiều tại Việt Nàm và nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, khi mang thai, phụ nữ mang thai cần tránh xa phân chó, phân mèo bởi trong phân thường có chứa toxoplasmosis gây ra bệnh ký sinh trùng hiếm gặp. Nếu bắt buộc, tốt nhất mẹ nên đeo găng tay, khẩu trang, vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc.

8. Hút thuốc một cách thụ động

Phụ nữ khi mang thai cần tránh xa với khói thuốc lá
Phụ nữ khi mang thai cần tránh xa với khói thuốc lá

Trong khói thuốc có chứa tới hơn 4000 chất độc hại, không tốt cho sức khoẻ con người. Nếu mẹ có thói quen hút thuốc trước đó thì khi mang thai cần bỏ ngay. Ngoài ra, mẹ cũng cần tránh xa những nơi có khói thuốc để tránh hút phải. Khói thuốc lá hít phải là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng cho thai nhi như sinh non, khuyết tật ống thần kinh, bé bị dị tật bẩm sinh, bé sinh ra thiếu cân, chậm phát triển hơn so với bình thường…

9. Hạn chế tới những nơi đông người để tránh nhiễm khuẩn

Phụ nữ khi mang thai, cơ thể rất nhạy cảm, đặc biệt là hệ thống miễn dịch suy giảm chức năng hơn bình thường dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Điều này là đặc biệt không tốt cho sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi. Do đó, nên hạn chế tới những nơi đông người để tránh bị nhiễm khuẩn.

10. Tránh đứng hoặc ngồi quá lâu

Việc đứng hay ngồi một chỗ quá lâu có thể dẫn tới một số vấn đề cho cơ thể như sưng đầu gối, sưng phù chân…Bởi vậy, nếu công việc bắt buộc phải đứng hay ngồi quá lâu thì mẹ cần lưu ý đi lại thường xuyên hơn chút nhé.

11. Mang, vác đồ nặng

Phụ nữ mang thai không nên mang vác đồ nặng

Việc phải khom lưng hay mang vác những đồ vật nặng khi mang thai, đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu có thể gây sa tử cung rất nguy hiểm. Bởi vây, thay vì phải khom lưng, gập người để lấy đồ thì mẹ nên ngồi xuống cấm hoặc nhờ người thân mang hộ  nếu đồ quá nặng. Ngoài ra, mẹ cũng nên chia đồ thành 2 để mang 2 tay thi vì phải xách nặng một bên tay.

12. Gập người lên xuống thường xuyên

Khi mang thai, cần tránh gập người lên xuống thường xuyên để tránh chèn ép thai nhi trong bụng mẹ. Thêm nữa, việc gập người lên > xuống thường xuyên còn khiến mẹ bầu bị chóng mặt, dễ ngã, ảnh thưởng tới cả mẹ và bé.

13. Ngồi xổm hoặc cúi lưng khi ngồi

Khi mang thai, mẹ cũng cần chú ý tới tư thế ngồi đảm bảo an toàn cho thai nhi. Việc ngồi xổm hoặc cúi lưng khi ngồi sẽ gây ra những nguy hiểm cho thai nhi. Ngoài ra, việc này còn khiến các mẹ bị mỏi lưng, chèn ép mạch máu ở chân mẹ bầu.

14. Bắt chéo chân hoặc gập gối

Việc vắt chéo chân sẽ ảnh hưởng tới khả năng tuần hoàn máu. Còn đối với phụ nữ khi mang thai, việc vắt chéo chân khi ngồi có thể dẫn tình trạng bị phù, đau lưng, mỏi eo không tốt cho phụ nữ khi mang thai. Bởi vậy, khi mang thai các mẹ nên hạn chế ngồi vắt chéo chân.

15. Đứng kiễng chân

Việc kiễng chân để lấy những đồ dùng cần thiết khiến cơ thể phải sử dụng gấp đôi sức lức để giúp cơ thể được cân bằng khi đứng trên mũi chân. Việc này là không nên đối với phụ nữ khi mang thai. Bởi việc kiễng chân có thể khiến mẹ không kiểm soát được thăng bằng. Ngoài ra, đồ dùng được lấy có thể bị rơi xuống người, rất nguy hiểm cho mẹ bầu. Do đó, khi cần lấy một đồ vật nào đó ở trển cao. Tốt hơn hết mẹ nên nhờ người lấy giùm.

16. Tham gia các trò chơi cảm giác mạnh

Những trò chơi có cảm giác mạnh có thể gây hại cho thai nhi. Đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, các trò chơi cảm giác mạnh có thể dẫn tới tình trạng động thai, doạ sảy…

17. Chạy bộ

Việc chạy bộ giúp mẹ rèn luyện sức khoẻ là rất tốt. Tuy nhiên, nếu mới phát hiện có thai thì mẹ cần phải điều chỉnh thói quen này sao cho phù hợp. Tốt nhất, mẹ nên đi bộ để kiểm soát tốc độ, ít gây những tác động tiêu cực tới thai nhi.

18. Các bài tập thể dục

Khi mới mang thai, mẹ bầu chỉ nên hoạt động nhẹ nhàng. Nếu có muốn tập thể dục thì chỉ nên tập những bài tập nhẹ nhàng để điều hoà hơi thở như Yoga. Nhịp tim của mẹ nên đảm bảo dưới 140 nhịp/phút. Nếu thấy kiệt sức, hãy dừng bài tập lại và nghỉ ngơi mẹ nhé.

19. Ăn cho 2 người

Nhiều mẹ có quan niệm rằng khi mang thai là chúng ta sẽ phải ăn cho 2 người. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn không đúng, việc ăn quá nhiều, ăn cho 2 người khiến mẹ bầu không thể kiểm soát được cân nặng của cơ thể, làm tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng tiền sản giật khi mang thai.

Thêm nữa, việc tăng cân quá nhiều và tăng cân sớm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi phải tiếp xúc với một hàm lượng lớn dưỡng chất như glucose và axit amin có thể khiến bé gặp những vấn đề về việc trao đổi chất.

>>> Xem thêm:

  • Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ
  • Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?
  • Mang thai 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì?

19. Tình dục

Cái này thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các bố, các mẹ này. Nếu như mẹ bầu có tiểu sử thai lưu, doạ sảy…mẹ bầu mang song thai, có nhau thai thấp…thì tốt nhất nên kiêng việc này nhé bởi giai đoạn này rất dễ khiến mẹ bầu bị sảy thai.

Mang thai 3 tháng đầu có được quan hệ không?
Mang thai 3 tháng đầu có được quan hệ không?

Còn nếu mẹ bầu có sức khoẻ tốt, có một thai kỳ khoẻ mạnh bình thường thì hoàn toàn có thể quan hệ vợ chồng được trong suốt cả thai kỳ, kể cả là mang thai 3 tháng đầu. Chỉ nên kiêng vào khoảng 1 tuần trước khi sinh thôi.

Ngoài ra, khi quan hệ nếu mẹ cảm thấy có dấu hiệu bất thường như bị chuột rút, đau bụng, vùng kín chảy máu ồ ạt kéo dài…thì cần dừng ngay việc này lại và tới ngay các cơ sở ý tế để được thăm khám kịp thời.

  • Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu bất thường khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận

20. Làm việc quá sức

Làm việc quá sức sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, ngủ ít, căng thẳng, lo âu…Việc này ảnh hưởng trực tiếp với sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Thiếu ngủ sẽ làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch, có thể khiến trẻ sinh ra bị thiếu cân. Việc căng thẳng, lo âu khi mang thai làm tăng nguy cơ sinh non…

21. Xoa bụng khi mang thai

Việc xoa bụng khi mang thai có thể gây những tác động tới thành bụng, có thể làm tử cung bị co lại gây động thai rất nguy hiểm. Bợi vậy mà mẹ nên hạn chế xoa bụng khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, các mẹ vẫn có thể xoa bụng được tuy nhiên thì không nên xoa mạnh, xiết mạnh, xoa quá lâu và không xoa nhiều lần trong ngày. Nếu mẹ đã từng có tiểu sử động thai, sảy thai…thì tốt nhất không nên xoa bụng, vỗ bụng.

22. Chụp X-quang

Chụp X-Quang khi mang thai có thể gây dị tật bẩm sinh thai nhi. Nếu mẹ bắt buộc phải chụp X-quang thì phải báo cho bác sỹ việc mẹ đang mang thai để được hỗ trợ bằng một chiếc áo chuyên dụng có khả năng chống bức xạ khi tiếp xúc.

Vậy là mẹ đã cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu 22 điều cấm kỵ khi mang thai để không gây những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi. Mong rằng những thông tin, kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ. Hãy nhớ xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng đặc biệt và nhớ lịch thăm khám thai định kỳ mẹ nhé.

Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

4 năm ago
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

4 năm ago
Next Post
Hướng dẫn pha sữa Hikid Hàn Quốc đúng cách

#Chuẩn pha sữa Hikid đúng cách đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho bé

Tư thế ngồi khi mang thai

Tư thế ngồi khi mang thai thế nào là đúng?

Lợi ích mà sữa Kid Essentials đem lại cho bé

Hướng dẫn cách pha sữa Kid Essentials đúng cách cho mẹ Việt

Hướng dẫn cách pha sữa S26 Úc

Hướng dẫn cách pha sữa S26 Úc đúng chuẩn cho bé

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

6 năm ago
Lợi ích khi cho bé ăn dặm BLW kết hợp truyền thống

28+ thực đơn ăn dặm BLW kết hợp Truyền Thống tốt cho bé 7 tháng tuổi

5 năm ago
Cháo ngô thịt gà cho bé 7 tháng tuổi

Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

5 năm ago
Rau ngót giàu chất đạm, chất xơ, tinh bột tro, vitamin C, B1, B2, PP…tốt cho bé ăn dặm

Gợi ý 5 món cháo rau ngót cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi

5 năm ago
Sữa Nhật cho trẻ sơ sinh loại nào tốt

TOP 6 dòng sữa Nhật cho trẻ dưới 3 tuổi tốt nhất hiện nay

4 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress