Nội dung bài viết
Tư thế ngồi của phụ nữ khi mang thai thế nào là đúng? phụ nữ khi mang thai cần chú ý gì về tư thế ngồi? Nếu mẹ đang có những thắc mắc như vậy thì hãy cùng Blog mẹ yêu con tìm hiểu chi tiết qua nội dung chia sẻ phía dưới nhé.
Tư thế ngồi khi mang thai thế nào là đúng?
Có khá ít mẹ bầu biết được tầm quan trọng và những ảnh hưởng của tư thế ngồi tới sức khoẻ mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Ngoài chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thì khi mang thai, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý đến cách đi đứng, tư thế ngủ sao cho đúng. Trong khi tư thế ngủ được rất nhiều mẹ bầu quan tâm thì tư thế ngồi lại không có mấy ai chú ý đến cả.
Việc ngồi đúng tư thế sẽ giúp các mẹ bầu tránh được những nhức mỏi, đau đớn trong khi việc ngồi không đúng tư thế có thể gây những nguy hại cho sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi mà nguy hiểm nhất có thể dẫn tới sảy thai. Vậy tư thế đứng, tư thế ngồi thế nào là đúng?
1. Tư thế ngồi đúng chuẩn cho mẹ bầu
Vậy tư thế ngồi cho bà bầu thế nào là chuẩn để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
1.1 Tư thế ngồi thẳng lưng
Theo khuyến cáo, tư thế ngồi chuẩn nhất khi mang thai là giữ thẳng cổ, tựa thẳng lưng vào thành ghế, người không chúi về phía trước, hai vai thả lỏng, chân tạo thành một góc vuông 90 độ so với mặt đắt và đảm bảo mông chạm vào lưng ghế. Nếu có thể mẹ có nên kê thêm một chiếc gối nhỏ phía sau nếu thấy thoải mái.
1.2 Tư thế ngồi dạng chân
Khi ngồi, mẹ không nên quá khép chân mà nên để 2 chân mở rộng. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể hơi ngả người về phía trước một chút để hạn chế tình trạng đau chân.
Mặc dù vậy, mẹ không nên ngồi một chỗ quá lâu. Sau khi ngồi 45 – 60 phút, mẹ nên đứng lên di chuyển xunh quanh để máu huyết lưu thông đồng thời giúp hạn chế tình trạng đau lưng và táo bón khi mang thai.
Thêm nữa, khi chọn ghế bầu để ngồi thì mẹ nên ưu tiên chọn loại ghế có độ cao khoảng 40cm để mẹ có thể chạm được chân xuống đất. Việc ngồi trên một chiếc ghế quá cao có thể khiến các mẹ bầu mất thăng bằng và bị ngã.
2. Tư thế ngồi khi ngồi máy tính tốt nhất
Đối với các mẹ làm việc văn phòng thường xuyên phải làm việc với máy tính trong một thời gian dài sẽ khiến huyết dịch khoang chậu bị ứ đọng. Điều này ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của mẹ và của em bé. Vậy, trong trường hợp này thì tư thế ngồi cho mẹ bầu thế nào cho đúng?
Điều bắt buộc trong tư thế ngồi của bà bầu là phải có điểm tựa để tránh mỏi lưng và giữ được thăng bằng khi ngồi. Thêm nữa, mẹ cũng cần có một chiếc gối nhỏ phía sau lưng để tựa khi cần. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý đến việc nghỉ ngơi. Cứ sau 1 giờ làm việc thì mẹ nên nghỉ 10 phút hoặc thực hiện một số động tác nhẹ nhàng để các khớp xương được vận động, tránh mỏi, đau nhức.
3. Cách đứng dậy, ngồi xuống sao cho đúng?
Khi mẹ chuyển từ tư thế đứng sang tư thế ngồi thì nên chuyển trạng thái một cách từ từ, không nên chuyển trạng thái một cách quá nhanh và đột ngột. Đặc biệt, trong tam cá nguyệt thứ 3, khi ngồi xuống mẹ bầu nên sử dụng 1 tay để đỡ bụng trước rồi từ từ dựa lưng vào lưng ghế, hai chân song song với nhau.
Còn khi muốn đứng dậy, mẹ cũng không nên đứng dậy ngay, đứng đột ngột bởi việc thay đổi tư thế đột ngột có thể khiến mẹ bị chóng mặt, choáng váng hoặc khó giữ thăng bằng. Do đó, trước khi đứng dậy, mẹ nên uốn lưng hơi cong về phía trước rồi nhẹ nhàng đứng dậy. Mẹ cần di chuyển từ trong ra phía trước của ghế, duỗi thẳng 2 chân rồi dùng tay hỗ trợ và nhẹ nhàng đứng lên. Hãy nhớ luôn giữ thẳng người trong khi đứng dậy.
Tư thế đứng khi mang thai thế nào cho đúng?
Không chỉ có tư thế ngồi, tư thế đứng khi mang thai cũng là một vấn đề mà mẹ bầu cần quan tâm. Cụ thể:
- Đứng hai chân thẳng, hai bàn chân hơi mở để trọng tâm cơ thể rơi vào gần tâm bàn chân. Không đứng yên tại một vị trí quá lâu. Cứ vài phút thì mẹ nên đổi tư thế trước, sau của hai chân để trọng tâm rơi vào cẳng trước, chân trước thẳng. Làm như vậy sẽ giúp mẹ giảm mức độ mệt mỏi khi mang thai.
- Trong tư thế đứng, các mẹ có thể tập thể dục cho bàn chân bằng cách bấm các đầu ngón chân xuống đất rồi duỗi ra và thực hiện khoảng 8 nhịp đếm. Ngoài cách này, mẹ cũng có thể tập thể dục nhẹ nhàng cho chân bằng cách đặt từng chân lên > xuống một chiếc ghế thấp.
Lưu ý: Không nên đứng quá lâu vì điều này sẽ hạn chế máu lưu thông, khiến máu dồn về chân nhiều gây sưng và đau nhức. Nếu phải đứng, mẹ nên đứng 1 chân và chân còn lại đặt lên bậc hay kệ nào đó cao hơn một chút. Nếu thấy mỏi mẹ có thể đổi chân, điều này sẽ tốt hơn cho mẹ đó.
>>> Xem thêm:
- 10+ dấu hiệu nhận biết mang thai con trai hay gái chính xác, dễ thấy nhất
- 12 dấu hiệu mang thai con gái chuẩn xác, dễ nhận biết nhất
- Mẹ bầu ăn gì để con da trắng môi đỏ?
8 tư thế ngồi mẹ bầu nên tránh để không gây hại cho thai nhi
Ngoài những tư thế ngồi đúng chuẩn khi mang thai thì mẹ bầu cũng cần chú ý và tránh những tư thế ngồi có thể gây hại cho sức khoẻ của mẹ và thai nhi dưới đây.
1. Tư thế nửa ngồi nửa nằm
Tư thế này có thể là tư thế mà mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất khi nằm trên giường. Tuy nhiên, tư thế ngồi này sẽ tạo áp lực lớn lên cột sống của mẹ và chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhói lưng khi ngồi lâu ở tư thế này.
2. Tư thế ngồi không có tựa lưng
Phụ nữ khi mang thai thường bị đau lưng, việc này khiến các mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi và khó chịu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn tệ hại hơn nếu mẹ ngồi ở một tư thế mà không có tựa lưng sẽ tăng thêm áp lực lên lưng. Ngoài ra, việc ngồi ghế có tựa lưng đủ cao sẽ giúp mẹ tạo được điểm tựa, giữ được thăng bằng cho cơ thể khi ngồi.
Do đó, khi ngồi làm, ngồi ở quán cà phê hay ngồi ở nhà, mẹ nên chủ động để lưng được hỗ trợ giảm áp lực bằng nhiều cách, nhiều điểm tựa nhất có thể để giữ cho cột sống được thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hay ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.
3. Không ngồi gập người về phía trước
Mẹ cần biết tư thế ngồi này sẽ tạo một áp lực lên vùng bụng mẹ bầu. Vừa khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu vừa gây nguy hiểm cho thai nhi. Do đó, khi mang thai mẹ cần tránh ngồi ở tư thế gập người về phía trước nhé.
4. Không ngồi bắt chéo chân
Đối với dân công sở thì đây chính là một thói quen. Tuy nhiên, khi mang thai mẹ bầu cần tránh xa tư thế ngồi này vì việc ngồi vắt chéo chân sẽ khiến máu dồn về phía chân nhiều hơn, khiến chân mẹ bị sưng phù nặng hơn khi mang thai.
5. Ngồi buông thõng vai
Khi mang thai, cột sống cơ thể mẹ vừa phải chịu áp lực từ thai nhi, vừa phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể. Công thêm việc ngồi ở tư thế buông thõng vai sẽ khiến cho cột sống phải gồng mình quá sức. Do đó, khi mang thai mẹ nên tránh ngồi ở tư thế buông thõng vai nếu không muốn bị đau lưng nhiều hơn.
6. Không ngồi xổm
Đây là một trong những điều cấm kỵ đối với phụ nữ mang thai. Khi mang thai, bụng dưới và cột sống của mẹ bầu đã phải chịu một áp lực rất lớn từ thai nhi. Cộng thêm tư thế ngồi xổm sẽ khiến các cơ bị kéo căng ra nhiều hơn, khiến mẹ bầu cảm thấy đau nhói, khiến các mạch máu ở chân bị ùn tắc, máu không thể lưu thông sẽ dẫn tới tình trạng suy giãn tĩnh mạch khiến tình trạng phù nề nặng hơn hoặc khiến cơ thể mất trọng tâm, không giữ được thăng bằng rất dễ bị ngã, vô cùng nguy hiểm.
Ngoài ra, việc ngồi xổm còn gây áp lực nên bàng quang, không tốt cho sức khoẻ.
7. Tránh ngồi khoanh chân
Tư thế ngồi khoanh chân cũng giống như tư thế ngồi vắt chéo chân phía trên. Ngồi khoanh chân sẽ gây những áp lực cho phần chi dưới, khiến máu bị tắc nghẽn, ảnh hưởng tới các dây thần kinh đùi > khiến tình trang phù nề thường gặp khi mang thai trở lên trầm trọng hơn. Ngoài ra, tư thế ngồi này còn ảnh hưởng rất nhiều tới thai nhi khi em bé lớn hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn có thể ngồi khoanh chân được giống như trong các bài tập Yoga, rất tốt cho phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, khi ngồi ở tư thế này, mẹ nên giữ thẳng phần lưng và phần eo, hai chân khép lại, gót chân kéo vào trong rồi từ từ hạ 2 đầu gối xuống. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên ngồi ở tư thế này quá lâu, sau khoảng 1 tiếng mẹ nên đứng dậy và vận động một chút.
8. TUYỆT ĐỐI KHÔNG ngồi nửa mông
Đầu tiên, tư thế ngồi nửa mông trên ghế hay trên giường sẽ gây ra nhiều áp lực tác động lên cột sống, nếu mẹ ngồi quá lâu ở tư thế này sẽ khiến lưng bị đau nhói vô cùng khó chịu.
Thứ 2, việc ngồi ở tư thế này không đảm bảo mẹ có thể giữ được thăng bằng khi ngồi, dễ bị ngã nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, khi mang thai, cần TUYỆT ĐỐI TRÁNH tư thế ngồi nửa mông này mẹ nhé.
Vậy là các mẹ đã cùng blog tìm hiểu về tư thế ngồi khi mang thai ĐÚNG CHUẨN và những tư thế ngồi CẦN TRÁNH khi mang thai. Mong rằng những thông tin chia sẻ này sẽ giúp mẹ có được một thai kỳ khoẻ mạnh.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: