Nội dung bài viết
9 tháng mang thai diễn ra rất nhiều sự thay đổi trong cơ thể và sức khoẻ của mẹ bầu, trong đó phải kể đến tình trạng táo bón mà hầu hết tất cả các mẹ bầu đều gặp phải. Khi bị táo bón, các mẹ đều rất lo lắng và đặt ra nhiều câu hỏi như không biết bị táo bón có nguy hiểm cho thai nhi không, bị táo bón phải chữa trị như thế nào, ăn gì để không bị táo bón… Bài viết hôm nay sẽ tổng hợp và giải đáp tất cả thắc mắc của các mẹ về tình trạng táo bón thai kỳ.
Câu hỏi 1: Vì sao bà bầu bị táo bón?
Táo bón là tình trạng xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ khi mang thai, cùng với sự gia tăng cân nặng của thai nhi gây áp lực lên hệ tiêu hoá. Ngoài nguyên nhân khách quan trên, tình trạng táo bón nặng hay nhẹ còn do thói quen ăn uống và vận động của mẹ bầu chưa hợp lý như chế độ dinh dưỡng thiếu rau củ quả, chất xơ, không uống đủ nước mỗi ngày hay ngồi lâu một chỗ, lười vận động…
Câu 2: Bà bầu bị táo bón phải làm sao?
Để ngăn ngừa hoặc hạn chế tình trạng táo bón, mẹ nên chú ý thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập luyện như sau:
- Uống đủ 2-3 lít nước/ ngày
- Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào trong bữa ăn hàng ngày
- Nếu uống bổ sung canxi và sắt cần có sự chỉ định và tư vấn của bác sĩ ( >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách)
- Không nhịn đi vệ sinh
- Tập luyện nhẹ nhàng bằng các bài tập đi bộ, yoga…
Nếu tình trạng táo bón trở nặng, thường xuyên phải rặn, đau rát hậu môn, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời nhé!
Câu 3: Bà bầu bị táo bón có nên rặn không?
Câu trả lời chắc chắn là không. Khi rặn mạnh sẽ kích thích các cơ co tử cung gây ra sảy thai ở 3 tháng đầu và sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ. Cùng với đó, việc rặn khối phân cứng ra ngoài sẽ gây nứt kẽ hậu môn, đau rát, ra máu và gây ra bệnh trĩ rất nguy hiểm. Việc dùng sức để rặn kéo dài liên tục cũng làm cho cơ thể mẹ bầu bị suy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Câu 4: Bà bầu bị táo bón có được dùng thuốc thụt không?
Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu khi bị táo bón thai kỳ bởi đây là phương pháp hiệu quả đối với người bình thường nhưng có thật sự an toàn cho mẹ bầu?
Câu trả lời là phụ nữ mang thai bị táo bón muốn sử dụng thuốc thụt cần có sự đồng ý của bác sĩ bởi các loại thuốc này có thể chứa một số hoá chất gây hại cho thai nhi. Bên cạnh đó, thụt hậu môn cũng không được khuyến khích làm trong 3 tháng đầu và cuối của thai kỳ vì có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Nếu có sự cho phép của bác sĩ, mẹ bầu có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc thụt sau:
– Dầu khoáng: Giúp ruột hấp thụ nước từ từ làm phân mềm và thải ra ngoài
– Thuốc thụt lợi khuẩn: Loại thuốc này giúp cân bằng vi khuẩn xấu và tốt, duy trì hệ tiêu hoá khoẻ mạnh. Giảm nguy cơ nhiễm trùng cho mẹ bầu.
Câu 5: Bà bầu bị táo bón NÊN ăn gì?
Mẹ bầu bị táo bón nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ, magie và probitotics:
– Mận: Đây là loại quả rất giàu chất xơ và luôn được dùng để giảm táo bón rất hiệu quả. Trong mận còn chứa sorbitol giúp nhuận tràng một cách tự nhiên hơn rất nhiều việc dùng thuốc nhuận tràng.
– Đậu: Các loại đậu như đậu đỏ, đậu đen, đậu ngự, đậu xanh… chứa lượng lớn chất xơ tới 10g/ 180g đậu. Chất xơ hoà tan và không hoà tan trong đậu giúp thực phẩm di chuyển xuống ruột trong cơ thể một cách dễ dàng.
– Táo: Không chỉ giàu chất xơ, táo còn chứa pectin – hoạt chất có tác dụng tăng tính nhuận tràng và bảo vệ đường ruột.
– Bánh mì lúa mạch đen: Các mẹ bầu được khuyến cáo nên ăn bánh mì ngũ cốc nguyên hạt để giảm táo bón thai kỳ. Arabinoxylan – thành phần chính của chất xơ trong lúa mạch đen giúp thực phẩm di chuyển qua ruột một cách dễ dàng.
– Lê: Thành phần chính của lê là chất xơ, mẹ có thể ăn cả vỏ để có được lượng chất xơ nhiều nhất.
– Sữa chua: Chứa lượng lớn probiotics – một lợi khuẩn thuộc nhóm các vi khuẩn sống được tìm thấy trong ruột, chúng có nhiệm vụ tiêu hoá các loại thực phẩm mà con người ăn để cung cấp năng lượng cho tế bào. Ăn sữa chua chính là cách bổ sung men vi sinh một cách tự nhiên và an toàn nhất giúp mẹ bầu phòng tránh táo bón.
– Khoai lang: Do chứa nhiều chất xơ nên khoai lang giúp mẹ bầu nhuận tràng và phòng bệnh táo bón rất tốt. Tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều khoai lang sẽ gây thừa cân, béo phì.
– Các thực phẩm giàu magie: Các loại rau có màu xanh đậm, trái cây như bơ, nho,…
Câu 6: Bà bầu bị táo bón KHÔNG NÊN ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm có tác dụng phòng và điều trị táo bón, có những thực phẩm lại khiến mẹ bầu bị táo bón trầm trọng hơn và cần hạn chế ăn như:
– Socola: Đây có thể là món ăn vặt yêu thích của nhiều mẹ, nhưng khi mang bầu, đặc biệt là bị táo bón thai kỳ, các mẹ tuyệt đối không được ăn socola. Lượng lớn chất béo trong socola sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá, làm chậm lại các cơn co thắt giúp thức ăn di chuyển qua ruột.
– Thịt đỏ: Do có nhiều chất béo và sợi protein nên mất nhiều thời gian để hệ tiêu hoá xử lý thịt đỏ. Ngoài ra, thịt đỏ còn chứa nhiều sắt – nguyên nhân gây ra táo bón. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu nên hạn chế ăn thịt đỏ nếu bị táo bón thai kỳ.
– Các thực phẩm chứa nhiều cafein như trà, cà phê, sô cô la lợi tiểu khiến cho cơ thể bị mất nước và làm tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
Táo bón thai kỳ không quá nguy hiểm nhưng các mẹ cũng cần chú ý để bảo vệ sức khoẻ của bản thân và em bé trong bụng nhé!
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: