Nội dung bài viết
Bà bầu bị đau đầu là một trong những hiện tượng khá bình thường do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Tuy nhiên, đau đầu cũng có thể là biểu hiện của một số các căn bệnh nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng với mẹ và thai nhi. Vì vậy, đau đầu khi mang bầu không cần lo lắng quá nhưng mẹ cũng nên cẩn thận theo dõi, nếu có những biểu hiện khác thường, hãy đi khám bác sĩ ngay nhé!
Vì sao bà bầu bị đau đầu?
Có một số nguyên nhân chính khiến mẹ bầu bị đau đầu như:
– Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Đau đầu là một cách cơ thể phản ứng lại với các hiện tượng căng cơ, thay đổi ngoại hình, vóc dáng… gây ra do sự thay đổi lớn hormone trong cơ thể của mẹ khi mang bầu. Có 80% mẹ bầu bị đau đầu và 58% trong số đó đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
– Tình trạng ốm nghén, căng thẳng, lo lắng quá mức & mệt mỏi
– Do bệnh lý: Viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng…
– Do khối lượng của bào thai tăng lên: Trong tam cá nguyệt thứ 3, trọng lượng của thai nhi sẽ tăng lên rất nhanh làm ảnh hưởng đến việc lưu thông máu của cơ thể cũng như hệ thần kinh. Việc thiếu máu lên não sẽ gây ra đau đầu cho mẹ bầu.
– Những thói quen xấu mà nhiều mẹ bầu mắc phải: Ăn uống không điều độ, thường bỏ bữa, uống ít nước, thức đêm nhiều và ăn uống các đồ chứa cafein.
– Môi trường sống nhiều tiếng ồn khiến mẹ bị bực bội, căng thẳng cũng sẽ gây ra đau đầu
Bà bầu bị đau đầu có sao không?
Bà bầu bị đau đầu có thể kèm theo các triệu chứng như: buồn nôn, ói mửa, suy giảm trí nhớ… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu chỉ đau đầu nhẹ và sau đó hết thì mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng đau đầy xảy ra thường xuyên ở 3 tháng giữa và cuối thai kỳ thì mẹ cần đặc biệt cẩn thận vì có thể là dấu hiệu của tiền sản giật rất nguy hiểm.
Nếu thấy các triệu chứng như sau, mẹ hãy đến ngay bác sĩ khám nhé:
- Đau đầu dữ đội, đặc biệt trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, đau đầu không thuyên giảm.
- Đau nhức đầu thường xuyên, đau đầu đột ngột khi mẹ bầu đang ngủ và tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Đau đầu kèm sốt cao, cứng cổ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, nói mơ, cảm giác tê buốt…
- Đau đầu sau khi chấn thương
- Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn màn hình máy tính
- Đau đầu kết hợp với sưng bàn chân, bàn tay và mặt.
- Đau đầu kèm theo đau vùng bụng trên, đau vùng dưới xương sườn.
- Đột ngột tăng cân.
Vậy, khi phụ nữ mang thai bị đau đầu thì phải làm sao?
Bà bầu bị đau đầu phải làm sao?
Để tình trạng đau đầu thuyên giảm, mẹ bầu có thể thực hiện một số phương pháp trị liệu & chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý dưới đây:
– Mẹ bầu sẽ cần được ngủ nhiều hơn bình thường, đặc biệt là lúc bị đau đầu khi mang thai. Nên ngủ đủ giấc 7 – 10h/ngày. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ngủ trưa không quá 1 giờ để tránh tình trạng mệt mỏi vào buổi chiều. Môi trường ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, hạn chế tiếng ồn…
– Mẹ bầu nên có một chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để cho tinh thần được thoải mái. Mẹ cũng nên tìm hiểu cách Massage vùng đầu bị đau, massage vùng gáy hay gan bàn chân…để quá trình lưu thông máu tốt hơn, giảm đau đầu hiệu quả.
– Sử dụng tinh dầu bạc hà, oải hương, quế… để ngửi trực tiếp hoặc đèn xông là giải pháp được bác sĩ khuyến cáo.
– Uống trà gừng giúp làm ấm cơ thể, đẩy lùi đau nhức, mệt mỏi
– Tắm nước ấm bằng vòi hoa sen hoặc ngâm trong bồn nước ấm có pha chút tinh dầu cũng giúp mẹ được thư giãn, giảm đau đầu.
– Chườm khăn lạnh lên trán
– Tập thể dục thường xuyên với các bài tập: yoga
– Thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu cân bằng và đầy đủ:
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, tránh để bị đói sẽ tụt huyết áp và đau đầu
- Uống đủ nước mỗi ngày bằng nước lọc, nước ép trái cây tươi...Không nên uống các đồ uống có ga, các loại nước ép trái cây đóng chai, socola hay thịt chế biến sẵn.
>>> Tham khảo: [Chú ý] những sai lầm của bà bầu khi ăn trái cây cần tránh
- Uống 2 ly sữa tươi mỗi ngày để cải thiện huyết áp và giảm tiểu đường thai kỳ
- Ăn các loại cá như: cá hồi, cá ngừ…
- Ăn các thực phẩm giàu Magie như: chuối, hạnh nhân, đậu trắng, bơ, rau bina…
- Bổ sung thực phẩm giàu Sắt như rau chân vịt, bông cải xanh, mía…để quá trình lưu thông máu lên não tốt hơn, giảm thiểu triệu chứng đau đầu.
- Thực phẩm chứa potassium: Dưa lưới, khoai tây…
– Hạn chế các loại chất kích thích khiến mẹ bị căng thẳng thần kinh, để mẹ ngủ ngon hơn và ngủ đủ giấc.
Nếu muốn dùng thuốc để điều trị đau đầu, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Như vậy, đau đầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ là khá bình thường do sự thay đổi hoocmon, tuy nhiên nếu đau đầu kéo dài và trở nặng trong 6 tháng tiếp theo, mẹ nên chú ý theo dõi và đi khám để có biện pháp điều trị kịp thời.