Nội dung bài viết
- Mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý những gì?
- 1. Cần phát hiện có thai sớm
- 2. Lên lịch siêu âm thai, kiểm tra bảo hiểm y tế
- 3. Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu
- 4. Những dấu hiệu cho thấy thai đang phát triển tốt
- 5. Những dấu hiệu có thể nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ
- 6. Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu
- 7. Những việc nên làm khi mang thai 3 tháng đầu
- 8. Những việc kiêng không nên làm trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ hay tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cực kỳ quan trọng đối với mẹ bầu và em bé. Đặc biệt đối với các mẹ mang thai lần đầu sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và lo lắng không biết 3 tháng đầu thai kỳ sẽ diễn ra như thế nào và cần làm những gì, tránh làm gì để an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây, blog Mẹ yêu con sẽ giúp mẹ trang bị những kiến thức khi mang thai 3 tháng đầu.
Mang thai 3 tháng đầu cần lưu ý những gì?
Để đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu cần đặc biệt chú ý tới những lưu ý sau:
1. Cần phát hiện có thai sớm
Từ sau khi quan hệ, các mẹ cần theo sõi sát sao các dấu hiệu cho thấy việc có thai như: mất kinh, có máu báo, cảm thấy mệt mỏi, đi tiểu nhiều, chóng mặt, buồn nôn… hoặc sử dụng que thử thai để phát hiện sớm nhất việc có thai nhằm bảo vệ thai nhi khỏi các tác động từ bên ngoài. Đồng thời việc phát hiện có thai sớm cũng giúp mẹ kịp thời thay đổi các thói quen vận động, ăn uống hợp lý hơn… tránh hoạt động mạnh gây động thai, sẩy thai mà không biết.
2. Lên lịch siêu âm thai, kiểm tra bảo hiểm y tế
Khi biết mình có thai, các mẹ cần tìm hiểu về các cột mốc khám thai và siêu âm quan trọng để theo dõi tình hình phát triển của thai nhi. Trong 3 tháng đầu mang thai, có 2 mốc siêu âm không thể bỏ qua gồm:
– Tuần thai thứ 6: Lúc này tim thai đã bắt đầu hình thành. Mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để xác nhận xem thai nhi có phát triển bình thường và khoẻ mạnh không.
– Tuần thai thứ 12: Mốc siêu âm này giúp phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi (nếu có) như bệnh down, dị dạng tứ chi, thoái vị…
Mẹ cũng nên tìm hiểu bảo hiểm sẽ chi trả những khoản nào khi mang thai, sinh con và bệnh viện nào thích hợp với thẻ bảo hiểm của bạn.
3. Sự thay đổi của cơ thể khi mang thai 3 tháng đầu
– Ngực lớn hơn, tăng kích thước quầng vú và xuất hiện những mụn nhỏ. Đến tháng thứ 3 sẽ thấy xuất hiện những giọt sữa non rỉ ra để chuẩn bị cho việc nuôi con.
– Tăng cân: Trong 3 tháng đầu, mẹ sẽ thấy cân nặng của mình dần tăng lên từng chút một, và nó sẽ vẫn tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo. Mức tăng lý tưởng khi mang thai là 10-14kg.
– Kích thước bụng tăng lên từ tuần thứ 12 khi tử cung đã giãn nở cho sự lớn lên của thai nhi.
– Bị ốm nghén do sự thay đổi của hoocmon, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nhạy cảm với mùi đồ ăn, mùi lạ…
– Tâm lý bất ổn, dễ cáu gắt, khó chịu do những áp lực của việc mang thai, lo lắng về sức khoẻ của thai nhi…
4. Những dấu hiệu cho thấy thai đang phát triển tốt
– Khó tiêu, ợ nóng: Mẹ có thể yên tâm khi thấy xuất hiện tình trạng khó tiêu, ợ nóng do hoocmon trong thai kỳ đang hoạt động bình thường và làm chậm lại quá trình tiêu hoá của cơ thể.
– Đau nhức tại vùng lưng, tay, chân: Đây là hiện tượng rất bình thường cho thấy thai nhi đang lớn dần lên.
– Cân nặng tăng đều: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu thấy cân nặng tăng đều khoảng 0,5kg/tuần thì thai kỳ đang phát triển đúng chuẩn.
– Ốm nghén: Tuy ốm nghén gây ra sự mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu nhưng cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang phát triển bình thường.
– Huyết áp và lượng đường trong máu ổn định: Mẹ hãy thường xuyên theo dõi và đảm bảo 2 chỉ số này ở mức ổn định bình thường để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật.
5. Những dấu hiệu có thể nguy hiểm trong 3 tháng đầu thai kỳ
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu chỉ thấy đau bụng lâm dâm, bụng căng tức hoặc đau nhẹ vùng bụng dưới thì mẹ không có gì phải lo lắng vì đây là dấu hiệu trứng đang làm tổ trong tử cung.
Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng đầu thấy xuất hiện những dấu hiệu dưới đây cho thấy mẹ và bé đang gặp nguy hiểm, các mẹ cần đi khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé:
- Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng, đau dữ dội cảnh báo mang thai ngoài dạ con.
- Đau bụng kéo dài, vùng bụng co thắt kèm theo hiện tượng ra huyết khi mang thai là dấu hiệu của sảy thai.
- Trong cơn đau bụng thấy co thắt bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng, co thắt dạ con là triệu chứng của sinh non.
- Đau bụng kèm theo mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa, phù chân tay có thể là dấu hiệu của tiền sản giật nguy hiểm.
6. Bổ sung dinh dưỡng trong 3 tháng đầu
Thai nhi lấy dinh dưỡng để phát triển từ cơ thể người mẹ thông qua dây rốn. Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ bầu cần bổ sung một chế độ ăn uống dinh dưỡng đủ chất để đảm bảo có đủ năng lượng cho mẹ và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trứng và cải bó xôi là 2 loại thực phẩm được các bác sĩ khuyên ăn thường xuyên trong 3 tháng đầu bởi chúng có chứa nhiều choline có vai trò hình thành các dây thần kinh ghi nhớ, học tập ở bào thai. Ngoài ra trứng và bó xôi có nhiều vitamin A, C, Olate, Canxi, sắt… rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi.
Ngoài việc ăn các thực phẩm giàu dưỡng chất, mẹ bầu có thể uống các viên uống bổ sung sắt, axit folic, vitamin…theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo cung cấp đủ cho sự phát triển của thai nhi.
7. Những việc nên làm khi mang thai 3 tháng đầu
- Di chuyển nhẹ nhàng, thường xuyên đi bộ.
- Tập yoga giúp làm dịu hệ thần kinh, tăng cường oxy cho bào thai.
- Nghỉ ngơi thường xuyên, ngủ đủ giấc, đi ngủ sớm.
- Uống đủ nước mỗi ngày.
- Chụp ảnh bầu để ghi lại hành trình phát triển của bé.
- Mua đồ lót mới.
- Tham gia vào hội nhóm các mẹ bầu để chia sẻ kinh nghiệm.
- Chuẩn bị đặt tên cho bé.
- Chuẩn bị tài chính trước và sau sinh.
- Tâm sự và chia sẻ với chồng, gia đình, người thân, bạn bè.
8. Những việc kiêng không nên làm trong 3 tháng đầu
- Kiêng làm đẹp như sơn móng tay, nhuộm tóc, tẩy trắng răng… vì các hoá chất trong sản phẩm làm đẹp có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, tắm xông hơi và massage sẽ làm gia tăng nhiệt trong cơ thể dễ gây nguy cơ dị tật thai nhi.
- Tránh ăn một số loại cá biển như: cá thu, cá kình, cá nóc, cá nàng đào… bởi chúng chứa nhiều thuỷ ngân gây ảnh hưởng đến thai nhi.
- Tránh ăn thực phẩm gây co thắt tử cung như: đu đủ xanh, rau răm, ngải cứu, rau ngót, dứa, nhãn có nguy cơ sảy thai.
- Tránh uống đồ uống có cồn, cafein như: bia, rượu, nước uống có ga, cà phê. Không hút thuốc và tránh đứng gần những người hút thuốc lá.
- Không nên tự uống bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ.
- Nếu đã có tiền sử thai lưu, doạ sảy… thì nên kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu. Còn nếu hoàn toàn khoẻ mạnh, bình thường thì có thể quan hệ vợ chồng trong suốt thai kỳ và chỉ cần kiêng vào khoảng 1 tuần trước khi sinh.
- Không leo trèo, làm việc nặng.
- Không gập người lên xuống.
- Không bắt chéo chân, gập gối
- Không đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột
- Không đi giày cao gót quá lâu
- Không làm việc quá sức
- Hạn chế đến nơi đông người để tránh mắc bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus.
Như vậy, việc hiểu và chăm sóc sức khoẻ của mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng. Hy vọng bài viết trên đã mang lại nhiều thông tin hữu ích cho các mẹ.