Nội dung bài viết
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh mà dáng mẹ vẫn đẹp? Những thực phẩm sẵn có mẹ bầu nên ăn để con tăng cân đều, phát triển vượt trội cả về thể chất và não bộ. Hãy cùng tìm hiểu mẹ nhé!
Bà bầu tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là phù hợp?
Mẹ bầu tăng cân như thế nào là phù hợp, như thế nào để con phát triển tốt nhất? Việc muốn con tăng cân nhanh và tốt không chỉ phụ thuộc vào yếu tố ăn uống mà mẹ cũng cần giữ cho mình một tinh thần tốt trong suốt giai đoạn thai kỳ. Hãy cùng tham khảo các chỉ số tăng cân phù hợp với mẹ bầu và thai nhi được chia sẻ dưới đây.
1. Các chỉ số tăng cân phù hợp với mẹ bầu và thai nhi
Theo những thông tin nhận định từ các chuyên gia, các mẹ bầu chỉ nên tăng 9 – 15kg trong suốt thai kỳ, việc này tùy thuộc vào thể trạng của các mẹ bầu, tùy thuộc vào chiều cao cũng như vóc dáng của các mẹ mà chỉ số tăng cân sẽ trong khoảng từ 9 – 15kg. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều mẹ bầu gặp tình trạng bị tụt cân trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng bởi giai đoạn này là giai đoạn ốm nghén với nhiều thói quen sinh hoạt, ăn uống mới đầu bị thay đổi khiến mẹ chưa thể thích nghi ngay được. Bởi vậy mà việc giảm cân trong giai đoạn này là rất bình thường.
Thông thường, thai nhi thường tăng cân nhanh kể từ tuần thứ 30 trở đi để có những chuẩn bị tốt nhất cho lần vượt cạn sắp tới cùng mẹ. Bảng chỉ số thay đổi cân nặng các mẹ có thể tham khảo ở bảng phía dưới. Ngoài ra, trước khi đi vào chi tiết vấn đề bà bầu nên ăn gì để con tăng cân nhanh thì mẹ cũng cần phải quan tâm tới yếu tố tinh thần và thói quen sinh hoạt của mẹ, đây cũng được xem là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi mẹ nhé.
Bảng: Cá chỉ số tăng cân phù hợp với mẹ bầu và thai nhi | Nguồn: zcare.vn
Thời gian có thai | Trọng lượng bào thai |
Số cân mẹ bầu cần tăng (kg) |
Nhu cầu của mẹ về các chất dinh dưỡng hàng ngày | |||||
Năng lượng (Kcal) | Glucid (g) | Protid (g) | Lipid (g) | Sắt (mg) | Acid Folic (µg) | |||
Phụ nữ tuổi sinh đẻ | 2050 | 320 – 360 | 60 | 46 – 57 | 26,1 | 400 | ||
3 tháng đầu | 100g | 1 | 2100 | 327 – 370 | 61 | 47,5 – 58,5 | 41,1 | 600 |
3 tháng giữa | 1kg | 4 – 6 | 2300 | 355 – 400 | 70 | 53,5 – 64,5 | 41,1 | 600 |
3 tháng cuối | 3kg | 6 – 8 | 2500 | 385 – 430 | 91 | 61 – 72 | 41,1 | 600 |
Tổng 9 tháng | kg | 10 – 15 |
Phân tích một chút về tâm lý mẹ bầu trong suốt quá trình thai kỳ nhé:
Tâm lý của mẹ bầu thường sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thai kỳ. Giai đoạn đầu là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ sẽ có cảm giác lo lắng cùng với đó là một chút vui mừng, tò mò về thai nhi. Tiếp sau là giai đoạn giữa, giai đoạn này mẹ bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi và chán nản bởi những thay đổi, những áp lực, sức ép từ bụng. Giai đoạn cuối cùng, tâm lý của mẹ bầu không có gì thay đổi so với giai đoạn giữa, điểm khác biệt có lẽ là mẹ có thêm một chút hồi hộp khi chuẩn bị đón đứa con yêu của mình chào đời cùng với biết bao thứ cần chuẩn bị. Để giảm bớt tình trạng này, hãy đảm bảo mẹ luôn có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng chế độ rèn luyện thể dục nhẹ nhàng. Hãy thường xuyên tâm sự với chồng để tinh thần được ổn định và thoải mái, đừng ngại ngần gì mẹ nhé, đừng chỉ giữ những khó chịu đó trong lòng.
>>> Xem ngay: Danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho mẹ và bé trước khi đi sinh để có những chuẩn bị tốt nhất chào đón con đến với thế giới của ba mẹ.
2. Bảng chỉ số cân nặng theo tuần tuổi của thai nhi (theo WHO – Cập nhật 2019)
Việc đo chỉ số cân nặng của trẻ nhỏ sẽ theo từng giai đoạn phát triển và theo những cách đo khác nhau. Chi tiết:
- Thai nhi trước 20 tuần tuổi: Giai đoạn này, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ bởi vậy mà chiều dài cơ thể của bé sẽ được đo theo chiều từ đầu đến mông thôi (chiều dài đầu – mông)
- Thai nhi đến tuần thứ 20: Giai đoạn này, chiều dài của thai nhi sẽ được đo từ đầu tới gót chân. Đây là giai đoạn mà thai nhi phát triển dần đều cả về kích thước cũng như cân nặng.
- Thai nhi đến tuần thứ 30: Đây là giai đoạn thai nhi sẽ phát triển cân nặng tối đa để chuẩn bị cho giai đoạn “vượt cạn” cùng mẹ.
Vậy hãy cùng theo dõi bảng chỉ số cân nặng theo tuần tuổi của thai nhi theo WHO cập nhật 2019, mẹ chỉ nên tham khảo chỉ số này, đây không phải là chỉ số cân nặng chuẩn của thai nhi mà mẹ cứng nhắc áp đặt cho bé. Bởi ngay cả trong những tháng đầu của thai kỳ, khi con yêu mới chỉ là một bào thai bé xíu thì chiều cao và cân năng giữa các bé đã có sự khác nhau rồi mẹ à.
Bảng chỉ số cân nặng theo tuần tuổi của thai nhi – Theo WHO | Nguồn: Marrybaby
Tuổi của thai nhi | Chiều dài (cm) | Cân nặng (gr) |
Tuần thứ 8 | 1.6 | 1 |
Tuần thứ 9 | 2.3 | 2 |
Tuần thứ 10 | 3.1 | 4 |
Tuần thứ 11 | 4.1 | 7 |
Tuần thứ 12 | 5.4 | 14 |
Tuần thứ 13 | 7.4 | 23 |
Tuần thứ 14 | 8.7 | 43 |
Tuần thứ 15 | 10.1 | 70 |
Tuần thứ 16 | 11.6 | 100 |
Tuần thứ 17 | 13 | 140 |
Tuần thứ 18 | 14.2 | 190 |
Tuần thứ 19 | 15.3 | 240 |
Tuần thứ 20 | 16.4 | 300 |
Tuần thứ 21 | 25.6 | 360 |
Tuần thứ 22 | 27.8 | 430 |
Tuần thứ 23 | 28.9 | 501 |
Tuần thứ 24 | 30 | 600 |
Tuần thứ 25 | 34.6 | 660 |
Tuần thứ 26 | 35.6 | 760 |
Tuần thứ 27 | 36.6 | 875 |
Tuần thứ 28 | 37.6 | 1005 |
Tuần thứ 29 | 38.6 | 1153 |
Tuần thứ 30 | 39.9 | 1319 |
Tuần thứ 31 | 41.1 | 1502 |
Tuần thứ 32 | 42.4 | 1702 |
Tuần thứ 33 | 43.7 | 1918 |
Tuần thứ 34 | 45 | 2146 |
Tuần thứ 35 | 46.2 | 2383 |
Tuần thứ 36 | 47.4 | 2622 |
Tuần thứ 37 | 48.6 | 2859 |
Tuần thứ 38 | 49.8 | 3083 |
Tuần thứ 39 | 50.7 | 3288 |
Tuần thứ 40 | 51.2 | 3462 |
Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi
Mẹ có biết các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của thai nhi là gì không?
- Yếu tố di truyền, chủng tộc: Đây được xem là một yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới cân nặng của thai nhi
- Sức khỏe của mẹ: Các mẹ bầu mắc chứng béo phì hay bị tiểu đường có khả năng sinh con lớn và nặng cân hơn
- Phục thuộc vào vóc dáng của mẹ
- Phụ thuộc vào mức tăng cân của mẹ: Nếu như mẹ tăng cân quá ít hay không tăng cân thì khả năng thai nhi thiếu cân là rất có thể xảy ra. Ngược lại, nếu mẹ tăng cân quá nhiều thì khả năng phải mổ khi sinh là rất cao bơi thai nhi quá to.
- Thứ tự sinh con: Theo phân tích thì con thứ thường có xu hướng lớn hơn là con đầu. Mặc dù vậy, nếu khoảng cách giữa 2 con là sát nhau thì bé sau có thể nhẹ cân hơn,
- Số lượng thai nhi trong bụng mẹ: Nếu mẹ mang song thai, đa thai thì cân nặng của từng thai nhi sẽ nhẹ hơn bình thường.
Vậy, để thai nhi phát triển bình thường và ổn định, mẹ hãy xây dựng cho mình một thực đơn dinh dưỡng hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng. Mẹ cũng có thể tham khảo một số loại thực phẩm dưới đây:
Mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh, đều và khỏe mạnh nhất
Ăn uống của mẹ bầu khi mang thai là cực kỳ quan trọng trong việc hình thành trí tuệ và phát triển thể chất của thai nhi. Rất nhiều mẹ bầu ăn thật nhiều, ăn đủ mọi thứ nhưng em bé lại không hề tăng cân mà chỉ dồn hết vào mẹ. Vậy mẹ bầu ăn gì để con tăng cân nhanh và khỏe mạnh từ trong bụng? Bạn hãy đến với những thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh mà chúng tôi chia sẻ dưới đây.
1. Giai đoạn 3 tháng đầu
Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên thì cân nặng của em bé chưa là bao. Tuy nhiên, việc bổ sung năng lượng cho mẹ là rất cần thiết. Mỗi ngày, mẹ cần cung cấp cho cơ thể 200 – 300 calo và tăng thêm 1.5 – 2 kg là đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Ở giai đoạn này, mẹ nên ăn các loại thực phẩm có bổ sung các chất sau:
- Axit folic: có trong hạt đậu phộng(lạc), các loại rau xanh đậm, trái cây họ cam, các loại đậu.
- Canxi: Những thực phẩm giàu canxi để giúp hệ thống xương phát triển, giúp bé to khỏe như súp lơ xanh, đậu phụ, sữa tươi không đường, tôm.
- Chất sắt: cà rốt, cà chua, thịt bò, bí đỏ là những thực phẩm bổ sung sắt cho mẹ và bé.
- Chất đạm: Hải sản, tôm cá sẽ giúp bé phát triển toàn diện về cân nặng cũng như não bộ. Nếu ăn hải sản, mẹ nên tránh những loại hải sản có chứa nhiều thủy ngân (cá ngừ, cá kiếm…). Còn đối với cá ngừ, mẹ có thể ăn mỗi tuần một bữa bởi loại thực phẩm này có lượng thủy ngân thấp hơn so với các loại cá khác. Tốt hơn hết, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước nhé.
>>> Xem ngay: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ đảm bảo dinh dưỡng cho bé, tốt cho mẹ.
2. Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
Trong giai đoạn này, mẹ bầu nên ăn các thực phẩm bổ sung các chất quan trọng như sắt, vitamin D, vitamin C, DHA và canxi. Cá hồi, trứng gà, bơ, các chế phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng cực kỳ tốt cho bé trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt dẻ và rau củ quả giúp thai nhi tăng cân hiệu quả và phát triển trí não.
>>> Xem Ngay: Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5 để đảm bảo dinh dưỡng cho bé, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.
3. Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Bầu 7 tháng nên ăn gì để tốt cho mẹ và bé? Đây là giai đoạn mà bé tăng cân nhanh nhất và hoàn thiện toàn bộ các cơ quan trọng cơ thể. Giai đoạn này mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, sắt, canxi, DHA, chất xơ và đạm.
Ngoài các thực phẩm như 2 giai đoạn đầu thì đu đủ, trứng gà, chè thập cẩm hay trứng vịt lộn sẽ giúp bé tăng cân rất nhanh chóng và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, các loại trái cây giàu vitamin C, bánh mì, khoai lang và bắp cũng cực kỳ hiệu quả trong việc giúp thai nhi tăng trọng lượng và bổ sung dưỡng chất.
Trên đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để bé tăng cân nhanh mà chúng tôi chia sẻ. Chúc mẹ và bé có một thai kỳ khỏe mạnh!