Nội dung bài viết
- Đặc điểm của phương pháp ăn dặm tự quyết (BLW)
- 5 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi
- Thực đơn 1: Thanh long, măng tây nướng, bánh korokke khoai tây bí đỏ thịt bò
- Thực đơn 2: Cá hồi chiên, cà rốt hấp, đậu cove hấp, khoai tây hấp
- Thực đơn 3: Măng tây, Mỳ Ý, Khoai lang nướng hoặc hấp
- Thực đơn 4: Bơ chín, bí đỏ nghiền, bông cải xanh hấp và dưa chuột thái nhỏ
- Thực đơn 5: Tôm áp chảo, khoai lang luộc, cà chua bi và đu đủ chín
Vài năm trở lại đây, phương pháp ăn dặm BLW hay còn gọi là ăn dặm tự chỉ huy đang được nhiều mẹ Việt Nam áp dụng cho bé yếu trong độ tuổi ăn dặm. Phương pháp ăn dặm này đề cao yêu tố tự quyết của bé trong cách ăn dặm, yêu cầu ba mẹ phải tôn trọng quyết định của bé. Đối với các bé từ 6 tháng tuổi có thể áp dụng phương pháp ăn dặm BLW trên nguyên tắc sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong suốt 1 năm đầu đời. Dưới đây sẽ là gợi ý 5 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi. Các mẹ hãy cùng tham khảo nhé.
- Những điều cần biết khi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW
- 38 thực đơn ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW cho bé
- Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 6 tháng tuổi đơn giản, giàu dinh dưỡng
Đặc điểm của phương pháp ăn dặm tự quyết (BLW)
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chủ sẽ giúp bé dễ dàng làm quen với những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ, cho trẻ cảm giác thích thú, khuyến khích bé tự tin và vui vẻ trong suốt bữa ăn, bé được tận hưởng các món ăn tốt hơn, mẹ sẽ dễ dàng nhận biết được bé thích ăn gì và không thích ăn gì?. Giúp bé không chán ăn trong suốt hành trình ăn dặm.
Lưu ý: Trong những ngày đầu tiên áp dụng phương pháp ăn dặm tự quyết này, nếu khả năng ăn của bé chưa đủ tốt thì mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi mẹ hãy nhớ rằng, nguyên tắc khi cho bé ăn dặm ở độ tuổi này thì sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính trong một năm đầu đời. Việc ăn dặm chỉ là cách để bé tập làm quen với các loại thức ăn khác, giúp bé rèn luyện khả năng nhai, nuốt, khả năng cầm nắm. Bởi vậy, khi mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm BLW cho bé đòi hỏi mẹ phải thực sự KIÊN NHẪN.
5 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi
Dưới đây sẽ là gợi ý 5 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi. Các mẹ hãy cùng tham khảo và áp dụng cho bé nhé.
Thực đơn 1: Thanh long, măng tây nướng, bánh korokke khoai tây bí đỏ thịt bò
Thực đơn ăn dặm BLW này cho bé sẽ bao gồm 3 món chính là:
1. Thanh long
Thanh long là một loại trái cây rất giàu sắt, chất xơ, canxi và nhiều vitamin C mà lại rất dễ ăn, đặt biệt tốt cho bé yêu trong những ngày đầu tập ăn dặm.
2. Măng tây nướng
Mẹ có biết rằng 1/4 trọng lượng của măng tây chứa các chất khoáng cần thiết cho cơ thể trẻ nhỏ như: canxi, magie, kẽm, kali. Đặc biệt, trong măng tây chứa Innulin có tác dụng rất tốt cho hệ thống ruột ở trẻ nhỏ.
3. Bánh korokke khoai tây bí đỏ thịt bò cho bé
Chắc hẳn mẹ đã biết lợi ích của khoai tây, bí đỏ và đặc biệt là thịt bò cho bé ăn dặm rồi phải không. Khi kết hợp những loại thực phẩm này với nhau, mẹ có thể chế biến thành các món cháo thịt bò cho bé ăn dặm hay làm bánh Korokke cũng rất tốt cho bé. Đảm bảo bé sẽ rất thích đó.
Cách làm:
Bước 1: Khoai tây và bí đỏ mẹ đem luộc chín, bỏ ra bát rồi nghiền nát.
Bước 2: Trộn đều hỗn hợp trên với thịt bò xay và trứng.
Bước 3: Hỗn hợp sau khi trộn đều sẽ được chia thành từng miếng nhỏ, vừa miệng bé ăn rồi bỏ vào ngăn mát tủ lạnh để định hình trước khi chiên.
Bước 4: Cuối cùng, mẹ chỉ cần cho bánh vào chảo dầu sôi để chiên vàng đều 2 mặt, nhớ thấm dầu và để một lúc cho bánh nguội bớt trước khi cho bé ăn mẹ nhé.
Thực đơn 2: Cá hồi chiên, cà rốt hấp, đậu cove hấp, khoai tây hấp
Thực đơn 2 sẽ bao gồm 4 món ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi như sau:
1. Cá hồi chiên
Cá hồi là một trong những loại cá tốt cho bé ăn dặm với thành phần dinh dưỡng rất giàu Omega – 3 với các thành phần: EPA, DPA, DHA đặc biệt tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Khi chế biến cho bé, mẹ lưu ý đừng chiên quá già sẽ khiến bé khó ăn.
2. Cà rốt hấp
Cà rốt là một trong những loại rau củ tốt cho bé ăn dặm với thành phần giàu beta-carotene, một chất dinh dưỡng đặc biệt quan trong trong việc xây dựng, phát triển và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch. Ngoài ra, cà rốt còn là một loại thực phẩm rất giàu vitamin C, K và các dưỡng chất như canxi, kali, sắt, phốt pho cần thiết cho trẻ nhỏ.
3. Đậu cô ve hấp
Đậu Cô ve là một loại thực phẩm rất giàu các nguyên tố vi lượng như Protein, canxi, sắt cùng nhiều khoáng chất thiết yếu khác như Kali, magie, một chút natri cùng nhiều chất xơ giúp hạn chế triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ.
4. Khoai tây hấp
Khoai tây được rất nhiều mẹ sử dụng trong công thức nấu cháo ăn dặm với khoai tây. Khoai tây là một loại thực phẩm rất giàu carbohydrate cùng các vitamin C, B, các khoáng chất cần thiết hỗ trợ quá trình hấp thụ carbohydrate. Giúp tăng cường thể chất, bé ăn dễ tiêu, tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ.
Thực đơn 3: Măng tây, Mỳ Ý, Khoai lang nướng hoặc hấp
Thực đơn ăn dặm này sẽ gồm những món ăn dặm sau:
1. Măng tây
Măng tây mẹ đem luộc rồi cho bé ăn. Với hình dáng nhỏ, dài giúp bé có thể dễ dàng dùng tay để cầm ăn.
2. Mỳ ý
Để món mỳ ý cho bé được hấp dẫn hơn, mẹ có thể cho thêm một chút nước sốt cà chua nghiền cho bé (lưu ý không nên bỏ muối mẹ nhé).
3. Khoai lang nướng hoặc hấp
Trước khi cho bé tập ăn dặm với cơm nát nắm, mẹ có thể thay thế món ăn này bằng nhóm thực phẩm giàu tinh bột như khoai lang, miến hoặc phở.
Thực đơn 4: Bơ chín, bí đỏ nghiền, bông cải xanh hấp và dưa chuột thái nhỏ
1. Bơ chín
Bơ chín là một loại trái cây tốt cho bé ăn dặm và không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm BLW của bé.
2. Bí đỏ hấp chín, nghiền nhuyễn
Bí đỏ không chỉ giàu vitamin cùng các dưỡng chất quan trọng và còn có vị ngọt rất dễ ăn. Bí đỏ mẹ đem hấp chín rồi tán nhuyễn bằng thìa cho bé ăn dặm.
3. Bông cải xanh hấp
Với hình dáng kỳ lạ, súp lơ xanh chắc chắn sẽ khiến các bé cảm thấy tò mò. Bởi vậy, mẹ hãy cho bé tập ăn dặm với bông cải xanh nhé.
4. Dưa chuột
Dưa chuột không chỉ là một loại trái cây có hàm lượng nước cao mà còn chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như vitamin C, K cùng Kali, Magie và Mangan…
Thực đơn 5: Tôm áp chảo, khoai lang luộc, cà chua bi và đu đủ chín
1. Tôm áp chảo
Tôm là một loại thuỷ sản rất giàu canxi, magie, kali rất tốt cho bé trong giai đoạn phát triển thể chất mạnh. Mặc dù vậy, khi cho bé ăn dặm với tôm mẹ cần lưu ý không nên cho bé ăn quá 50g thịt tôm mỗi lần (chỉ nên ăn 20 – 50g). Nếu cho bé ăn quá nhiều tôm hay các loại hải sản khác sẽ khiến bé gặp các vấn đề về tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá, khó tiêu và chướng bụng sau khi ăn.
2. Khoai lang luộc
Khoai lang là một loại thực phẩm rất giàu tinh bột, chất xơ, đường và vitamin A dưới dạng beta-caroten và vitamin C, protein có khả năng chống oxy hoá, vitamin B6, sắt, kali…Với thành phần rất giàu dinh dưỡng như vậy, khoai lang có tác dụng chống oxy hoá, kháng viêm và rất tốt cho hệ tim mạch. Vậy tại sao mẹ không bổ sung khoai lang vào thực đơn ăn dặm BLW của bé nhỉ?
3. Cà chua bi
Cà chua rất giàu vitamin và các khoáng chất quan trọng như Vitamin A, C, K, B6 và folate và thiamin. Tuy nhiên, đây là nhóm thực phẩm không qua chế biến nên khi cho bé ăn mẹ nên ngâm muối và rửa sạch trước khi cho bé ăn mẹ nhé.
4. Đu đủ chín
Đu đủ chín là một loại trái cây có vị ngọt, mát và rất dễ ăn. Đu đủ chín rất giàu Vitamin A, E có khả năng chống oxy hoá cùng chất khoáng, chất xơ. Đặc biệt, đu đủ giúp bổ sung beta-carotene có tác dụng chống lại bệnh quáng gà, bệnh khô mắt và khô da sau này.
Vậy là Blog đã gợi ý cho mẹ 5 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 7 tháng tuổi. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích được cho các mẹ. Chúc mẹ thành công!