Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Bé ăn dặm

Bé ăn dặm bị táo bón mẹ phải làm sao?

by Blogmeyeucon
in Bé ăn dặm
0
0
SHARES
1k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị táo bón?
    • 1. Do đặc điểm của quá trình ăn dặm
    • 2. Do sai lầm của mẹ khi cho bé ăn dặm
  • Cách phòng tránh trẻ bị táo bón khi ăn dặm
  • Vậy cách khắc phục tình trạng bé ăn dặm bị táo bón

Tại sao bé ăn dặm lại bị táo bón? Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng trẻ bị táo bón khi ăn dặm là như thế nào? Hãy cùng blogmeyeucon tìm hiểu kiến thức nuôi con xoay quanh vấn đề này nhé.

Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị táo bón?

Nguyên nhân nào khiến bé ăn dặm bị táo bón? Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khiến bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm. Cụ thể:

1. Do đặc điểm của quá trình ăn dặm

Nếu như trước đó, bé được bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất và an toàn nhất đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi đó hệ tiêu hóa của bé không cần phải hoạt động quá nhiều. Nhưng khi bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bé sẽ phải làm quen với những loại thức ăn khác, cơ thể bé chưa đủ thích nghi để có thể tiết đủ enzym để tiêu hóa hết chúng. Ngoài ra, những thực phẩm này thường sẽ đặc hơn so với sữa mẹ nên bé gặp tình trạng táo bón khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm là rất bình thường.

Bé ăn dặm có hay bị táo bón không?

Khi ăn dặm, phân của bé sẽ có những thay đổi nhất định so với khi bú mẹ. Phân của bé sẽ khuôn hơn, có màu đậm hơn và nặng mùi hơn, đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy bé bị táo bón dễ nhận biết như:

  • Trường hợp mà trẻ bị chướng bụng, không đi cầu được hay bé phải rặn đỏ mặt mỗi khi đi
  • Khi phân của bé khi khô rắn hay phân bị rắn ở phần đầu, phân nhỏ như phân dê.

2. Do sai lầm của mẹ khi cho bé ăn dặm

Thường thì có tới 99% nguyên nhân khiến bé ăn dặm bị táo bón là do những sai lầm của mẹ. Cụ thể:

– Do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm: Bé sẽ bắt đầu quá trình ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có trường hợp các bé ăn dặm sớm khi mới chỉ được 4 tháng tuổi. Xong trong một vài trường hợp, vì không nắm được những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm mà các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hay thấy bé thích thú với việc ăn dặm nên cho bé ăn dặm quá nhiều.

Do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm

Trẻ nhỏ sẽ rất thích thú với những thứ mới và việc ăn dặm cũng vậy. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện và còn rất non yếu, chưa thể nào tiêu hóa được hết lượng thức ăn ngoài lớn như vậy dẫn tới tình trạng không thể tiêu hóa hết thức ăn khiến bé bị táo bón.

– Do bé uống ít sữa mẹ: Mẹ nên biết rằng, đối với bé dưới 1 tuổi thì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và tối ưu nhất. Không nên chỉ vì bé ăn dặm rồi mà mẹ không cho bé bú mẹ nữa. Bởi việc ăn dặm không thể bổ sung những dưỡng chất quan trọng mà chỉ có trong sữa mẹ.

Do bé bú ít sữa mẹ

Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé mà còn cung cấp nước cho cơ thể có chứa các enzym để tiêu hóa thức ăn. Bởi vậy, việc cho bé bú ít đi cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.

– Do mẹ pha sữa đặc hơn: Trong một số trường hợp, vì mẹ không thấy bé tăng cân mặc dù tháng trước bé vẫn tăng cân đều, bé hoạt động nhiều hơn nên mẹ luôn trong tư tưởng là sợ bé đói. Từ đó mẹ nảy ra ý tưởng là tăng thêm lượng sữa bột cho bé để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng hay pha cùng lúc nhiều loại sữa.

sữa công thức pha sẵn để được bao lâu

Bé bị quá tải chất dinh dưỡng khiến cơ thể không thể hấp thu hết chất được khiến bé có thể bị táo bón hay bị tiêu chảy liên tục. Cũng trong một số trường hợp, do bé không chịu ăn mà mẹ lại nấu bột ăn dặm cho bé đặc hơn để bé không phải ăn nhiều. Từ đó khiến bé vừa bị táo bón mà lại luôn trong tình trạng sợ ăn hơn trước.

>>> BỎ TÚI kiến thức về cách pha sữa Meiji Nhật Bản đúng cách

– Do mẹ không cho bé uống đủ nước: Khi bé bú mẹ sẽ không cần uống nước, từ đó các mẹ có quan điểm khi bé ăn dặm cũng không cần uống nước nữa khiến bé bị táo bón khi ăn dặm.

Do bé không được uống đủ nước mỗi ngày

Đó là một vài những nguyên khiến bé bị táo bón thường gặp. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều những nguyên nhân khiến bé bị ăn dặm khi bị táo bón như việc đổi bột ăn dặm cho bé liên tục hay việc nấu bột ăn dặm cho bé không đúng cách.

Cách phòng tránh trẻ bị táo bón khi ăn dặm

Để quá trình ăn dặm của bé diễn ra một cách suôn sẻ và đạt được những kết quả như mong muốn đòi hỏi mẹ phải tìm hiểu kỹ về ăn dặm, các phương pháp ăn dặm cũng như chế độ ăn dặm của bé, xây dựng cho bé một thực đơn ăn dặm khoa học. Vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé, vừa đảm bảo an toàn, bé thích nghi một cách nhanh chóng.

  • Thường thì phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ ít khiến bé bị táo bón bởi bé sẽ được tiếp xúc với các loại thực phẩm rau, củ, quả ngay từ khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm.

Cho bé ăn dặm đúng cách

  • Nếu như mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé thì mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 thìa bột nấu theo công thức 1 bôt : 10 nước. Cho bé ăn 1 bữa/ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây xay nhuyễn như: bí ngô, bông cải xanh, cà rốt, chuối, lê, táo…
  • Nếu mẹ cho bé uống sữa công thức thì mẹ cần tìm hiểu về cách pha sữa đúng cách, đúng tỷ lệ, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng, vừa đảm bảo sức khoẻ cho bé.
  • Sau mỗi bữa ăn dặm, hãy cho bé uống thêm 1 thìa nước. Theo thang thu cầu nước thì mỗi bé sẽ cần 100ml/kg/ngày. Nếu như bé nặng 8kg thì sẽ cần khoảng 800ml nước mỗi ngày (đã bao gồm lượng nước có trong sữa mẹ, các loại hoa quả hay bột ăn dặm…). Để từ đó có những điều chỉnh về lượng nước cần cung cấp cho cơ thể bé mỗi ngày.
  • Hãy cho bé tăng cường vận động để tăng tính nhu động cho đường ruột từ đó hệ tiêu hoá của bé hoạt động tốt hơn và dễ dàng tống phân ra ngoài hơn. Hãy để cho bé bò thoả thích….

Kết luận: Để có thể tiêu hoá được thức ăn thì đường ruột sẽ phải tiết ra nhiều loại enzyme hơn nhờ các lợi khuẩn. Lợi khuẩn bám vào lớp vi nhung mao từ đó tạo thành một màng bảo vệ các tế bào tiết ra enzyme và các tế bào hấp thu nằm trên đó. Đảm bảo chức năng tiêu hoá của đường ruột hoạt động tốt và ổn định.

thực đơn ăn dặm kiểu nhật cho bé 6 tháng tuổi
Xây dựng thực đơn ăn dặm khoa học cho bé

Ngoài ra, diện tích bề mặt đường ruột là rất lớn và luôn luôn thiếu hụt các lợi khuẩn. Bởi vậy mà mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé trước 1 tháng trước khi bước vào hành trình ăn dặm, tiếp xúc với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Giúp tăng cường sức khoẻ của hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Để khi quá trình ăn dặm đến, bé có thể dễ dàng thích nghi được với những loại thức ăn lạ lẫm đó.

>>> Xem thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi

Vậy cách khắc phục tình trạng bé ăn dặm bị táo bón

Làm thế nào khi bé ăn dặm bị táo bón?

  • Hãy cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tăng cường cung cấp chất xơ cho cơ thể trẻ và sử dụng các món ăn mặt trong thực đơn ăn dặm của bé như sữa chua, khoai lang, diếp cá
  • Hãy luôn đảm bảo pha sữa theo đúng công thức, đúng tỷ lệ
  • Mát xa bụng cho bé bằng cách xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ kết hợp với bài tập đạp xe để giúp tăng cường nhu đông ruột và kích thích đi ngoài
  • Hãy tập cho bé thói quen đi cầu mỗi ngày (có thể xi bô cho bé)
  • Trong trường hợp bé bị táo nặng quá thì có thể thụt tháo. Tuy nhiên thì các chuyên gia khuyên mẹ không nên lạm dụng quá đà vì nó sẽ gây dãn trực tràng và đại tràng sigma tạo nên những thói quen xấu trong bé khiến bé không đi ngoài được.

Một vài câu hỏi về tình trạng bé ăn dặm bị táo bón – Trích – BV Từ Dũ

Hỏi:
Xin chào bác sĩ. Bé gái em được hơn 7 tháng mà chỉ có 7kg, đã ăn dặm được cháo nấu chung với các loại thịt lợn, gà, bò và rau củ như bí đỏ, khoai lang và các loại rau có màu xanh đậm. Nhưng bé bị táo bón. Đi phân khô cứng như phân dê, lúc đầu màu xanh sau mới ra màu vàng. Bé uống sữa ít vì chỉ bú khi ngủ. Trước đây có uống siro canxi Bio và men tiêu hóa nhưng đã ngưng 2 tháng nay. Xin bác sĩ giúp em, em phải làm sao để con em bớt táo bón và tăng cân tốt ạ? Nhìn bé gầy nhỏ và rặn nhiều khi đi tiêu mà em xót quá.
Trả lời:

Chào bạn,Muốn bé tăng cân cần phải tăng sữa và chất béo. Mỗi ngày phải uống ít nhất 600 ml sữa. Nếu bé không chịu bú thì bạn dùng sữa bột để làm sữa chua, khuấy chung với khoai tây nghiền để cho bé ăn, đút sữa bằng muỗng. Để hết bón, bạn cần cho bé uống nước trái cây (như nước cam, nước bưởi xay luôn cả tép cam, bưởi để tăng chất xơ), uống nhiều nước. Lưu ý chọn trái ngọt để không phải dùng đường. Tuy nhiên, cân nặng của bé trung bình, bạn không cần phải ép bé ăn.

Thân mến,

BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ

Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Váng sữa Monte của thương hiệu nào?
Bé ăn dặm

TOP 3 loại váng sữa Đức tốt nhất trên thị trường hiện nay

by Cao Thị Thanh Huyền
2 năm ago
0

Váng sữa là thực phẩm được làm...

Read more
Trẻ 6 tháng tuổi ăn sữa chua được không?

Mách mẹ chọn sữa chua cho trẻ 6 tháng tuổi

2 năm ago
Váng sữa Heniz có nhiều loại phù hợp với độ tuổi và sở thích của từng bé

Váng sữa hoa quả nghiền Heinz Úc – cho bé bữa ăn ngon miệng & thích thú

2 năm ago
Váng sữa Monte của thương hiệu nào?

Váng sữa Monte, lựa chọn hàng đầu của mẹ cho bé yêu khoẻ mạnh

2 năm ago
váng sữa Nestle cho bé có tốt không

Review váng sữa Nestle cho bé có tốt không?

2 năm ago
Trẻ ăn bơ có tốt không?

Lợi ích của bơ và cách cho trẻ ăn bơ đúng cách

2 năm ago
Dầu óc chó cho bé ăn dặm

TOP 6 loại dầu cho bé ăn dặm mẹ nên chọn

2 năm ago
Next Post
Tổng hợp 5 thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón [cập nhật 2019]

Tổng hợp 5 thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón [cập nhật 2019]

Nên mua xe đẩy 3 bánh hay 4 bánh cho bé?

Nên mua xe đẩy 3 bánh hay 4 bánh cho bé?

ăn dặm với khoai lang

[Gợi ý] 7 món ăn dặm từ khoai lang trị táo bón cực hiệu quả

Bé ăn dặm bột ngọt trong bao lâu?

[Chia sẻ] Tập cho bé ăn dặm bột ngọt trong bao lâu?

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

9 tháng ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

9 tháng ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

9 tháng ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

9 tháng ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

9 tháng ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

10 tháng ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

2 năm ago
hướng dẫn sử dụng máy hâm sữa đúng cách

Sữa công thức để trong máy hâm được bao lâu?

5 năm ago
[Gợi ý] 6 món cháo ăn dặm với khoai tây giàu dinh dưỡng cho bé

[Gợi ý] 6 món cháo ăn dặm với khoai tây giàu dinh dưỡng cho bé

3 năm ago
Các món cháo trứng gà cho bé ăn dặm

10 món cháo trứng gà cho bé ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng

3 năm ago
Hướng dẫn cách pha sữa Nan đúng cách

Sữa NAN có tốt không? Nên sử dụng sữa NAN cho trẻ như thế nào?

3 năm ago

Về Blog Mẹ Yêu ConVề Blog Mẹ Yêu Con

Giới thiệu về Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

SƠ ĐỒ WEBSITE

  • Bánh ăn dặm
  • Bé ăn dặm
  • Bỉm trẻ em
  • Các loại bột ăn dặm
  • Các món cháo ăn dặm
  • Chuẩn bị mang thai
  • Chuyện niềng răng
  • Dinh dưỡng
  • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
  • Đồ dùng cho bé
  • Ghế ăn dặm
  • Ghế ngồi ô tô
  • Ghế rung trẻ em
  • Làm đẹp
  • Mang Thai
  • Mẹ bầu sau sinh
  • Mẹo vặt
  • Niềng Răng
  • Phương pháp ăn dặm
  • Sữa bầu
  • Sữa công thức
  • Sức khỏe của bé
  • Thực đơn ăn dặm
  • Tin tức
  • Trẻ sơ sinh
  • Video
  • Xe đẩy trẻ em
  • Xe tập đi cho bé

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Design by BLOG Mẹ Yêu Con
Các bài viết của Blogmeyeucon chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị!

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu

Design by BLOG Mẹ Yêu Con
Các bài viết của Blogmeyeucon chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị!