Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

Bà bầu bị ốm nghén nên và không nên ăn gì?

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
891
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • Bà bầu bị ốm nghén nên ăn những loại thực phẩm nào?
    • 1. Kem trái cây
    • 2. Thanh long
    • 3. Nho
    • 4. Nước trái cây
    • 5. Bánh mặn
    • 6. Các loại ngũ cốc nguyên hạt
    • 7. Gừng
    • 8. Vỏ cam quýt
    • 9. Sữa chua
    • 10. Chanh
  • Bà bầu bị ốm nghén KHÔNG nên ăn gì? 
    • 1. Khoai tây chiên
    • 2. Thực phẩm giàu chất béo
    • 3. Các loại thực phẩm, gia vị cay nóng
    • 4. Đồ uống có ga
  • Những lưu ý cho mẹ bầu khi bị ốm nghén nặng

Ốm nghén là nỗi ám ảnh đáng sợ nhất của mẹ bầu trong những tháng đầu của thai kỳ với những triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khiến cho mẹ luôn mệt mỏi và chán ăn. Vậy khi bị ốm nghén mẹ bầu nên ăn gì để giảm thiểu các triệu chứng ốm nghén và không nên ăn gì là vấn đề được rất nhiều mẹ quan tâm và đặt câu hỏi. Hãy cùng Blog Mẹ Yêu Con đi tìm câu trả lời nhé!

Bà bầu bị ốm nghén nên ăn những loại thực phẩm nào?

Nghe có vẻ vô lý nhưng lại rất hợp lý, thực phẩm chính là những phương thuốc hiệu quả nhất giúp mẹ bầu có đủ sức khoẻ để vượt qua tình trạng ốm nghén. Dưới đây là những trợ thủ đắc lực giúp mẹ bầu giảm bớt triệu chứng ốm nghén trong thai kỳ.

1. Kem trái cây

kem trái cây rất tốt cho bà bầu bị ốm nghén

Khi ốm nghén, thay vì ăn những đồ ăn cay nóng chỉ khiến cho tình trạng thêm tồi tệ, mẹ bầu hãy ăn một chút kem trái cây mát lạnh sẽ giúp mẹ cảm thấy sảng khoái, dễ chịu hơn. Mẹ có thể dễ dàng tự làm một số món kem từ nước trái cây để đông đá hoặc thái nhỏ trái cây trộn cùng sữa chua rồi đổ vào khuôn làm kem. Để sẵn trong tủ lạnh những que kem mát lạnh, khi cần mẹ có thể ăn để giảm bớt tình trạng ốm nghén.

2. Thanh long

Thanh Long rất tốt cho bà bầu bị ốm nghén

Đây là loại hoa quả thanh mát và chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khoẻ giúp mẹ không bị thiếu hụt vi chất cần thiết trong thai kỳ. Đồng thời, chất xơ dồi dào trong thanh long sẽ giúp hệ tiêu hoá của mẹ hoạt động tốt hơn và giảm tình trạng ợ hơi, buồn nôn.

3. Nho

Bà bầu bị ốm nghén có thể ăn nhỏ để giảm triệu chứng buồn nôn

Mỗi khi thấy có cảm giác nôn nao, khó chịu, mẹ hãy ăn một vài quả nho với vị chua ngọt sẽ giúp đẩy lùi cảm giác khó chịu nhanh chóng. Nho cũng cung cấp vitamin, đường glucose dễ tiêu hoá, chất xơ giúp ổn định dạ dày.

4. Nước trái cây

Nước trái cây tốt cho bà bầu

Có thể mẹ không biết nhưng xung quanh mẹ có rất nhiều thần dược chữa trị ốm nghén hiệu quả đó là các loại trái cây như chanh, táo, cà chua, chuối, mẹ hãy ép chúng thành nước và uống mỗi ngày để hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn; vitamin và và các chất chống oxy hoá trong nước trái cây cũng giúp mẹ luôn rạng rỡ, tươi tắn.

>>> Xem thêm: 10 loại nước ép trái cây tốt cho bà bầu

5. Bánh mặn

Bánh quy rất tốt cho bà bầu ốm nghén

Thêm một món ăn chữa nghén hiệu quả đó là bánh mặn. Mẹ bầu hãy dựa trữ những hộp bánh quy có vị mặn để ăn bất cứ lúc nào cần nhé. Tuy nhiên nếu ăn quá mặn sẽ bị tăng huyết áo nên mẹ cũng không nên ăn quá nhiều mà cẩn bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhé.

6. Các loại ngũ cốc nguyên hạt

Các món ăn làm từ ngũ cốc nguyên hạt cực kỳ hiệu quả trong việc đẩy lùi các cơn ốm nghén khó chịu, mẹ có thể mang theo một ít bánh quy từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nướng hay các món ngũ cốc hỗn hợp. Chất đường bột trong các món ăn này giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, đồng thời giúp trung hoà lượng axit dư thừa trong dạ dày, giảm ợ nóng, trào ngược dạ dày.

Bánh mì

7. Gừng

Mẹ có thể nhấm nháp một chút kẹo gừng hoặc uống trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn.

Ngậm gừng, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn
Ngậm gừng, ăn kẹo gừng hoặc uống trà gừng để giảm cảm giác buồn nôn

8. Vỏ cam quýt

Tinh dầu trong vỏ cam quýt có tác dụng rất tốt trong việc chống nôn
Tinh dầu trong vỏ cam quýt có tác dụng rất tốt trong việc chống nôndùng vỏ cam quýt

Tinh dầu trong vỏ cam quýt có tác dụng rất tốt trong việc chống nôn, mẹ hãy hãm vỏ cam quýt với nước sôi hàng ngày để uống.

9. Sữa chua

Sữa chua có thể giúp trung hoà axit trong dạ dày
Sữa chua có thể giúp trung hoà axit trong dạ dày

Hãy uống một ly sữa ấm hoặc ăn sữa chua trước khi đi ngủ, các sản phẩm chứa sữa có chứa thuốc kháng sinh tự nhiên, có thể giúp trung hoà axit trong dạ dày.

10. Chanh

Chanh có tác dụng trị ốm nghén khá hiệu quả
Chanh có tác dụng trị ốm nghén khá hiệu quả

Chanh được biết đến là những thực phẩm giảm ốm nghén cho mẹ bầu. Các mẹ có thể ngửi mùi chanh, thái lát chanh cho vào nước uống cũng giúp mẹ dễ chịu hơn.

Bà bầu bị ốm nghén KHÔNG nên ăn gì? 

1. Khoai tây chiên

Khoai tây chiên không tốt cho bà bầu bị ốm nghén
Khoai tây chiên không tốt cho bà bầu bị ốm nghén

Tuy khoai tây chiên là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng khi bị ốm nghén mẹ bầu không nên ăn những thực phẩm béo ngậy như khoai tây chiên vì không những gây nguy hiểm do thai còn chưa bám vững mà còn khiến mẹ dễ bị nôn khan nhiều hơn. Ngoài khoai tây chiên thì các món ăn khác như bánh mỳ kẹp thịt, bánh hành tây và các loại bánh nhiều dầu mỡ cũng là những món ăn kiêng kị của mẹ bầu đang ốm nghén.

2. Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo cần rất nhiều thời gian để tiêu hoá khiến mẹ bầu khó chịu
Thực phẩm giàu chất béo cần rất nhiều thời gian để tiêu hoá khiến mẹ bầu khó chịu

Bánh bơ đậu phộng, váng sữa, kem phomat… là những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo mà mẹ không nên ăn khi bị ốm nghén vì chúng cần rất nhiều thời gian để tiêu hoá trong dạ dày khiến mẹ khó chịu.

3. Các loại thực phẩm, gia vị cay nóng

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai vì vậy khi đang ốm nghén, mẹ cần tránh ăn các gia vị như ớt, hạt tiêu. Trong các loại thức ăn nhanh chứa nhiều ớt và hạt tiêu – là thủ phạm gây nên bệnh dạ dày, nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi trong bụng. Dù một số gia vị cay khác như tỏi, hành tây có tác dụng giảm ốm nghén nhưng mẹ cũng chỉ nên sử dụng với liều lượng vừa phải thôi nhé.

4. Đồ uống có ga

Bà bầu bị ốm nghén không nên uống đồ uống có ga

Các loại nước uống có ga như nước ngọt, bia nếu tiêu thụ một lượng lớn có thể “bổ sung” cho hệ tiêu hóa một lượng khí từ bên ngoài vào. Điều này sẽ gây ra chứng ợ nóng ở bà bầu và không tốt cho dạ dày. Với những bà bầu đang ốm nghén nặng, tốt nhất không nên uống những loại thức uống này.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn gì?

Những lưu ý cho mẹ bầu khi bị ốm nghén nặng

Triệu chứng ốm nghén khi mang thai

– Khi bị ốm nghén nặng, các mẹ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời

– Nên chữa bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhẹ trước khi đi ngủ, uống 1 ly nước cam hoặc nước ép cà chua, đu đủ chín để giảm buồn nôn và cung cấp dinh dưỡng khi mẹ không ăn được gì.

– Nên chọn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá, không gây ngán.

– Nên tránh các loại thức ăn khiến cho tình trạng nôn mửa thêm trầm trọng như thức ăn có mùi nồng, tanh, thức ăn tái sống, nên ăn thức ăn lạnh và có mùi thơm dịu…

– Khi nôn ói nhiều, mẹ sẽ rơi vào tình trạng mất nước, lúc này các mẹ nên uống nhiều nước để ngăn tình trạng khử nước, đặc biệt trong 3 tháng đầu, tình trạng khử nước có thể kích thích dạ con và gây sảy thai.

Ngoài việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng, để giúp hạn chế tình trạng ốm nghén thai kỳ, mẹ có thể tham khảo thêm một vài mẹo nhỏ giúp giảm ốm nghén khá hiệu quả. Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp mẹ có một chế độ ăn uống phù hợp, hạn chế được tình trạng ốm nghén và có thai kỳ khoẻ mạnh. Nếu ốm nghén quá nặng, mẹ hãy nhớ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ
Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

4 năm ago
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

4 năm ago
Next Post
Bình sữa trẻ em loại nào tốt nhất?

TOP 9 thương hiệu bình sữa trẻ em tốt nhất hiện nay

Bỉm Moony tốt cho bé

Cách phân biệt bỉm Moony, Merries, Huggies, Bobby THẬT vs GIẢ

Cách nấu cháo cho bé 5 - 6 tháng tuổi ăn dặm

Hướng dẫn cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật tốt cho bé

Bà bầu tuần 6 - 8 thường bị ốm nghén

6 mẹo nhỏ giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

TOP 7 loại bột ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay

7 năm ago
thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

6 năm ago
sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu?

7 năm ago
Về nhu cầu dinh dưỡng

[Chuẩn] 20 thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi

5 năm ago
mẹ bầu trong 3 tháng đầu

[Giải đáp] Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ?

5 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress