Nội dung bài viết
Mỗi lần đi khám thai thì chỉ số thai nhi chính là điều mà bác sĩ và các mẹ đặc biệt quan tâm để biết về tình trạng phát triển của thai nhi có tốt, có là bình thường hay không? Với bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo từng tuần, Blog Mẹ Yêu Con sẽ giúp mẹ đọc được những chỉ số siêu âm quan trọng để theo dấu sự phát triển của bé cưng thật dễ dàng.
Chỉ số thai nhi là gì?
Giai đoạn mang thai là khoảng thời gian tuyệt vời nhất mà bất cứ người làm mẹ nào cũng mong đợi. Trong 9 tháng 10 ngày này, các chỉ số mà các mẹ nhận được qua mỗi lần siêu âm phản ánh rõ nhất sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi, từ khi chỉ to bằng một hạt vừng đến khi trở thành một em bé xinh xắn để chuẩn bị chào đời.
Chỉ số thai nhi là số liệu và các ký hiệu trong bảng kết quả siêu âm thai kỳ cho thấy sự thay đổi về đường kính túi thai, chiều dài đầu – mông, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, chu vi vòng bụng, chu vi đầu, và khối lượng thai ước đoán. Các chỉ số thai nhi theo tuần này chính là những con số phản ánh được một cách chính xác nhất về nhịp độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Các chỉ số thai nhi quan trọng trong thai kỳ mẹ cần biết
Khi đọc một phim siêu âm hay bản kết quả siêu âm thai, mẹ sẽ nhìn thấy rất nhiều ký hiệu viết tắt của những chỉ số khác nhau. Những chỉ số thai nhi quen thuộc như chiều dài đầu mông, chiều dài xương đùi, chu vi vòng đầu hay cân nặng thai nhi đều quan trọng vì mỗi chỉ số đều phản ánh nhịp độ phát triển của bé. Một số thuật ngữ phổ biến nhất trong bảng kết quả siêu âm thai bao gồm:
- GS: Túi thai
- TTD: đường kính ngang bụng
- APTD: đường kính trước và sau bụng
- GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
- GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở mặt cắt vòng đầu bé.
- OFD: đường kính xương chẩm (đường kính được đo ở mặt cắt lớn nhất – từ trán ra sau gáy hộp sọ của thai nhi)
- FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
- EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
- CER: đường kính tiểu não
- THD: đường kính ngực
- AC: chu vi vòng bụng
- HC: chu vi đầu
- CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông. Vì trong nửa đầu thai kỳ, bé thường cuộn người lại nên khó đo chính xác chiều dài đầu – chân. Trong những tuần cuối, chiều dài đầu mông sẽ được thay thế bằng chiều dài đầu – chân.
- HUM: chiều dài xương cánh tay
- Ulna: chiều dài xương trụ
- Tibia: chiều dài xương chày
- Radius: chiều dài xương quay
- Fibular: chiều dài xương mác
- AF: nước ối
- AFI: chỉ số nước ối
- BD: khoảng cách hai hốc mắt
- BCTC: chiều cao tử cung.
- EDD: ngày sinh ước đoán
- Ngôi mông: mông em bé ở dưới.
- Ngôi đầu: em bé ở vị trí bình thường (đầu ở dưới).
- TT(+): tim thai nghe thấy.
- TT(-): tim thai không nghe thấy.
- Para 0000: người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so).
- VDRL: thử nghiệm tìm giang mai.
- HIV (-): xét nghiệm AIDS âm tính.
- CCPT: xương chẩm xoay bên phải, đưa ra đằng trước.
- CCTT: xương chẩm xoay bên trái, đưa ra đằng trước.
- CCPS: xương chẩm xoay bên phải đưa ra đằng sau.
- CCTS: xương chẩm xoay bên trái đưa ra đằng sau.
Trong số những thuật ngữ này thì các chỉ số mà các mẹ đặc biệt quan tâm chính là:
- GA (Gestational age): Tuổi thai
- GSD (Gestational Sac Diameter): Được đo trong những tuần đầu thai kỳ, khi thai nhi chưa hình thành các cơ quan.
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh
- FL (Femur length): Chiều dài xương đùi
- EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
- CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu mông.
- AC: Chu vi vòng bụng
- HC: Chu vi đầu
Bảng chỉ số thai nhi theo tuần tuổi
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ được chỉ định khám thai vào 3 giai đoạn quan trọng, đó lần lượt là các mốc thời gian ở tuần 12, tuần 22, và tuần thứ 32 của thai kỳ. Mỗi thai nhi sẽ có một tốc độ phát triển khác nhau tùy theo cơ thể của mẹ và của bản thân mỗi thai nhi đó. Để biết được bé yêu có đang phát triển bình thường hay không, mẹ bầu có thể tham khảo bảng chỉ số thai nhi tiêu chuẩn dưới đây đối chiếu với các chỉ số siêu âm theo tuần của con mình.
Mức tăng cân chuẩn cho bà bầu tương ứng thai nhi theo tuần tuổi
Ngoài theo dõi các chỉ số thai nhi chuẩn theo tuần,các mẹ cũng nên tham khảo mức tăng cân chuẩn cho mẹ bầu, bởi vì chỉ có người mẹ khỏe mạnh, tăng cân vừa đủ thì em bé mới được phát triển tốt nhất.
Thông thường, mức tăng cân của mẹ bầu được tính dựa vào chỉ số BMI, tức chỉ số khối cơ thể, được tính theo công thức: BMI = trọng lượng/(chiều cao x chiều cao)
Trước khi mang thai, nếu các mẹ bầu có cân nặng và chiều cao trung bình, tức là chỉ số khối cơ thể dao động trong khoảng 18,5 – 24,9 thì trong cả thai kì nên tăng khoảng 9 – 12kg và chia theo các giai đoạn thì được tính như sau:
- Thai kì đầu: tăng 1,5 – 2kg trong 3 tháng
- Thai kì giữa và cuối: tăng 1 – 2kg/tháng.
– Đối với các mẹ mang thai đôi thì mức tăng cân có thể dao động từ 16 – 20kg trong cả thai kỳ.
– Đối với những mẹ bầu thừa cân, chỉ nên tăng khoảng 1kg đối với thai kì thứ nhất và đối với những tuần sau đó thì chỉ nên tăng khoảng 200 – 300gam/tuần.
– Đối với những mẹ bầu bị thiếu cân thì cần cố gắng bổ sung dinh dưỡng để tăng khoảng 2,5kg/thai kì đầu và mỗi tuần sau đó cần tăng khoảng 500 – 600g.
Các mẹ bầu nên điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho điều độ, đủ chất, tránh hiện tượng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít, điều đó có thể gây ảnh hưởng không tốt tới bản thân mẹ và em bé trong bụng, điển hình là dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, khó sinh do thai to, sinh non hay thai chậm phát triển,…Trong suốt thai kỳ, các mẹ hãy nhớ các mốc khám thai quan trọng và nên theo dõi mức các chỉ số thai nhi theo từng tuần siêu âm và cả số cân nặng tăng của mẹ, đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh để vượt cạn thành công.
Chúc các mẹ và em bé của mình luôn mạnh khỏe!