Nội dung bài viết
Nhiều mẹ thắc mắc không biết ăn dặm BLW có ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hoá, tới dạ dày của bé không? Ăn thô sớm có ảnh hưởng tới dạ dày không? Bé chưa có răng ăn thô kiểu gì? Ăn nhạt như vậy ăn sao được? Tất cả những thắc mắc này của mẹ sẽ được chia sẻ ngay dưới đây nhé.
Ăn dặm BLW là gì?
Bé 6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp nhất để bắt đầu quá trình ăn dặm. Đây là thời điểm mà có đã có thể tự ngồi được hoặc có thể ngồi với sự giúp đỡ của người lớn. Bé cũng đã có thể làm chủ, điều khiển tay một cách linh hoạt để có thể dùng tay để đưa thức ăn vào miệng.
Giai đoạn này, hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của bé cũng đã dần trưởng thành cho phép cơ thể bé có thể tiếp nhận thêm dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ.
Và nếu mẹ còn phân vân không biết có nên cho bé ăn dặm theo kiểu Baby Led Weaning không thì hãy cùng tìm hiểu về ưu điểm của phương pháp ăn dặm này nhé.
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Trên Blog Mẹ Yêu Con mình cũng đã có một bài so sánh khá chi tiết về các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay, các mẹ có thể tham khảo thêm nhé.
- Giúp bé có thể khám phá về kết cấu, màu sắc, mùi vị của riêng từng loại thức ăn.
- Hỗ trợ bé phát triển khả năng phối hợp hoạt động giữa tay, mắt, sự khéo léo và kỹ năng nhai của bé.
- Giúp bé phát triển khả năng cầm nắm tốt hơn từ rất sớm
- Cho bé ăn theo lượng mà bé muốn, ăn theo cách mà bé cảm thấy hứng thú. Giúp tạo hứng thú trong ăn uống và tạo thói quen ăn uống tốt sau này…
Đó là những ưu điểm vượt trội của phương pháp ăn dặm BLW đem lại cho bé. Mặc dù vậy, phương pháp ăn dặm này cũng tồn tại một số thắc mắc khiến các mẹ cảm thấy e dè khi chọn lựa kiểu ăn dặm cho bé như:
- Bé sẽ được ăn thô từ rất sớm, ngay từ khi bé bắt đầu tập ăn dặm 6 tháng tuổi. Kiểu ăn dặm này có thể khiến bé bị hóc nghen trong lúc ăn dặm nên mẹ phải theo dõi bé trong suốt quá trình ăn dặm.
- Bé sẽ không tăng cân nhanh, tăng cân nhiều bởi kiểu ăn dặm này, bé sẽ chỉ làm quen với thức ăn, bé sẽ ăn rất ít trong khi sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.
Ngoài ra, có nhiều ý kiến cho rằng, việc trẻ ăn thô quá sớm có ảnh hưởng tới dạ dày, tới hệ tiêu hoá, ảnh hưởng đến dạ dày của bé không? Bé ăn thô trong khi chưa mọc răng có được không? và bé ăn nhạt như vậy liệu có tốt không?
Những thắc mắc về phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Hãy cùng đi tìm câu trả lời cho từng câu hỏi phía trên mẹ nhé.
1. Bé ăn thô sớm vậy có ảnh hưởng tới dạ dày không?
Để giải đáp cho câu hỏi này, trước tiên mẹ hãy cùng blog tìm hiểu sơ qua về quá trình tiêu hoá của bé để có cái nhìn tổng quát hơn về hành trình của thức ăn trong cơ thể con người nhé.
Quá trình tiêu hoá của con người sẽ bắt đầu từ khoang miệng (gồm răng và lưỡi). Đây là nơi thức ăn sẽ được nhai và nuốt và chuyển tiếp đến thực quản nhờ cuống họng. Thực quản sẽ nhận nhiệm vụ vận chuyển thức ăn từ cuống họng xuống dạ dày > rồi xuống ruột non > ruột già.
Mẹ cần biết rằng, thức ăn trước khi đến dạ dày đã được làm nhỏ và tiêu hoá phần nào ở miệng rồi. Bởi vậy mà thức ăn thô không gây hại cho dạ dày mà còn giúp cho dạ dày và ruột của bé hoạt động hiệu quả hơn. Tại sao vậy?
Lý giải cho điều này, do khi ăn thức ăn thô, bé sẽ phải nhai để làm nhỏ thức ăn và trộn với nước bọt (tức là sẽ trộn amylase vào trong thức ăn để hỗ trợ cho dạ dày co bóp). Còn nếu mẹ cho bé ăn thức ăn loãng, thức ăn nhuyễn bé thường sẽ nuốt ngay mà không nhai, không tiết ra dịch vị, không được trộn men tiêu hoá một cách tự nhiên. Dạ dày không cần co bóp nhiều nên cũng giảm lượng dịch vị trộn vào thức ăn. Điều này khiến cho ruột của bé phải làm việc quá tải hơn.
Việc ăn thức ăn loãng, nghiền nhuyễn trong một thời gian dài khiến cho các tuyến dịch trong cơ thể trẻ giảm tiết dịch dẫn đến tình trạng chán ăn thường gặp ở các bé ăn dặm kiểu truyền thống.
Trả lời: Việc cho rằng cho bé ăn thô sẽ gây hại cho dạ dày là một quan điểm không đúng mà mẹ cần phải nhận biết được.
2. Bé chưa có răng ăn thô làm sao?
Giải đáp cho câu hỏi này cũng sẽ giúp giải đáp thêm cho câu hỏi thứ nhất.
Hầu hết các bé có cấu tạo lợi rất cứng có thể nghiền thức ăn một cách dễ dàng. Thêm nữa, khi nấu thức ăn cho bé ăn dặm BLW cũng đã có một độ mềm và dai hợp lý để các bé có thể dễ dàng nghiền thức ăn. Dù cho bé có chưa biết nhai hay nhai chưa kỹ và phân của bé có lổn nhổn cả những miếng thức ăn thì ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Đó là do hệ tiêu hoá của bé chưa hoàn thiện, chưa thể tiêu hoá hết toàn bộ lượng thức ăn mà bé lạp vào và đảo thải chúng ra ngoài. Điều này chứng tỏ hệ tiêu hoá của bé không hề làm việc quá sức, nó đã đào thải những mẩu nhỏ thức ăn mà nó không thể tiêu hoá được.
Thêm nữa, miệng còn có 2 chức năng chính là nghiền thức ăn thành các miếng nhỏ và tiết nước bọt giúp tiêu hoá một phần thức ăn trước khi nuốt. Và răng chỉ là một trong những bộ phận để nhai. Động tác nhai sẽ là sự phối hợp giữa lưỡi, răng và các cơ trong miệng. Dù bé có nhai chưa được kĩ nhưng thức ăn cũng đã được nghiền và đảo thức ăn trong miệng, miệng tiết nước bọt hỗ trợ rất lớn và quan trọng cho quá trình tiêu hoá. Với thành phần chứa các enzym đặc biệt hỗ trợ tiêu hoá một phần thức ăn, hỗ trợ dạ dày tốt hơn.
Phản xạ nhai thường xuất hiện khi bé được 7 tháng đến 1 tuổi. Nếu thời điểm bé 1 tuổi mà vẫn chưa tập được nhai thì phản xạ tự nhiên này sẽ dần mất đi. Tới khi bé chuyển sang ăn thô sẽ khiến bé bị oẹ, bị nôn trớ hay hóc khi ăn thô.
Trả lời: Bé không có răng vẫn ăn thô một cách bình thường và việc ăn thô sớm không những không làm đau dạ dày mà còn hỗ trợ dạ dày tốt hơn.
3. Bé ăn nhạt vậy có tốt không?
Không giống như ăn dặm kiểu truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật hay BLW đề cao 1 tiêu chí nữa là “cho bé ăn nhạt”, tức là không sử dụng gia vị trong các món ăn dặm của bé. Vậy điều này có tốt cho bé không? Tại sao lại nên cho bé ăn nhạt khi còn nhỏ?
Nếu như trước đây, chúng ta thường được ăn các món cháo ăn dặm được ninh từ xương ống, được thêm mắm, muối thì đối với kiểu ăn dặm BLW hay ăn dặm kiểu Nhật thì lại không sử dụng gia vị cho bé tới khi bé được 1 tuổi. Tuy nhiên, mẹ có biết việc nêm gia vị không phù hợp cho bé ăn dặm quá sớm sẽ tiền ẩn những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và sự phát triển của trẻ nhỏ.
Natri và Clo là 2 thành phần chủ yếu của muối. Đây là 2 thành phần đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả các tế bào, hoạt động và chức năng của tất cả các cơ quan. Bởi vậy mà tất cả trẻ dù mới sinh hay đã lớn đều cần bổ sung muối cho cơ thể. Tuy nhiên, tuỳ vào độ tuổi của bé mà lượng muối cần bổ sung bao nhiêu là phù hợp. Tại Việt Nam, nhu cầu về Natri/muối cho trẻ đã được Bộ Y tế phê duyệt như sau:
Nhóm tuổi | Mục tiêu chế độ ăn | |
Natri (mg/ngày) | Muối (g/ngày) | |
0 – 5 tháng tuổi | 100 | 0,3 |
6 – 12 tháng tuổi | 600 | 1,5 |
1 – 2 tuổi | < 900 | 2,3 |
Trong đó thì đã có một lượng muối nhất định trong sữa mẹ hay các loại thực phẩm tự nhiên như ngũ cốc, trái cây, thịt cá, rau tươi…Bởi vậy, việc nêm thêm muối, nắm vào thức ăn dặm của bé khi còn quá nhỏ là không cần thiết. Việc dư thừa muối sẽ làm giảm chức năng bài tiết, nguy cơ suy thânh, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp.
Còn đối với đường thì vị ngọt mà bé chọn nên là đường tự nhiên, đường có trong sữa mẹ, trong các loại thực phẩm tự nhiên như trái cây, rau củ…chứ không phải là đường tinh luyện mà chúng ta thường sử dụng hàng ngày nhé. Việc cho bé ăn đường phụ gia quá sớm dễ khiến bé bị sâu răng, mắc bệnh béo phì và tăng nguy cơ bị tiểu đường.
Trả lời: Mẹ hãy cố gắng duy trì cho bé một thói quen ăn nhạt càng lâu càng tốt, nên bổ sung đường và muối cho bé từ thực phẩm tự nhiên sẽ là tốt nhất cho sức khoẻ mà vẫn đáp ứng đủ nhu cầu của bé mẹ nhé.