Nếu như mẹ đang thắc mắc không biết độ mờ da gáy 1.8 mm có bình thường không? Hãy cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu chi tiết nhé.
Độ mờ da gáy là gì?
Độ mờ da gáy hay còn được gọi là khoảng sáng sau gáy là sự kết tụ của chất dịch dưới da ở vùng gáy của thai nhi ở độ tuổi từ 11 tuần – 14 tuần.
Đo độ mờ da gáy của thai nhi bằng cách siêu âm thai, việc này giúp các bác sỹ có thể chuẩn đoán sớm nhất các nguy cơ mắc hội chứng Down giống như việc đo chiều dài xương mũi vậy. Từ đó, các bác sỹ có thể căn cứ và tư vấn xem mẹ bầu có cần phải làm thêm các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh NIPT hay một số xét nghiệm khác hay không?
Vậy độ mờ da gáy bao nhiêu là bình thường?
Phần nội dung này, mình cũng đã có một bài chia sẻ khá cụ thể về độ mờ da gáy mà các mẹ có thể tham khảo. Cụ thể:
Nếu bé có kích thước 45 – 84mm thì độ mờ da gáy dưới 3,5mm sẽ là bình thường. Ngoài ra:
Tuổi thai | Độ mờ da gáy |
– 11 tuần tuổi | – 2mm |
– 12 tuần tuổi | – Dưới 2,5mm |
– 13 tuần tuổi | – 2,8mm |
Kết luận: Nếu thai nhi có độ mờ da gáy dưới 1,3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down thấp.
- Nếu thai nhi có độ mờ da gáy lớn hơn 3mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down là khá cao.
- Nếu thai nhi có độ mờ da gáy từ 3,5-4,4mm, bé sẽ có tỷ lệ bất thường nhiễm sắc thể là 21,1%.
- Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 6,5mm thì nguy cơ mắc bất thường nhiễm sắc thể lên tới 64,5%. Bé có nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.
- Trường hợp độ mờ da gáy của thai nhi là 2,9mm. Mặc dù đây chưa phải là mức cao tuy nhiên nó có thể gây ra những ảnh hưởng đến giá trị của việc xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu cuả thai kỳ. Bởi vậy, để đảm bảo chắc chắn nhất, hãy thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu mẹ nhé.
Khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường trong chỉ số độ mờ da gáy, các bác sĩ sẽ thực hiện thêm các phương pháp xét nghiệm khác để biết chắc chắn bé có mắc dị tật bẩm sinh hay không. Ngoài ra, để giải đáp cho những câu hỏi về độ mờ da gáy phía trên. Hãy cùng xem thêm phần HỎI – TRẢ LỜI phía dưới mẹ nhé.
Hỏi – Trả lời
Câu hỏi:
- Độ mờ da gáy 1.1 mm có bình thường không?
- Độ mờ da gáy 1.2 mm có cần làm double test không?
- Độ mờ da gáy 1.4 mm có bình thường không?
- Độ mờ da gáy 1.8 mm có bình thường không?
Câu hỏi 1:
Chào bác sĩ, hôm vừa rồi em có đi siêu âm đo độ mờ da gáy kết quả là thai 12 tuần 1 ngày:
- Chiều dài đầu mông : 55mm
- Độ mờ da gáy: 2.1mm
- Nhau bám mặt sau
- Thai chưa phát hiện bất thường
- BS cho làm xét nghiệm double test hẹn lần tái khám sau lấy kết quả
Vậy xin cho em hỏi là độ mờ da gáy 2.1mm có hơi cao không ạ? Em thấy nhiều người bằng tuổi thai em chỉ có dưới 2mm khoảng 1.2mm hay 1.4mm.
Tuy em biết dưới 2.5mm là bình thường nhưng em cũng 2.1mm rồi cũng lo lắm ạ.
Mong sớm nhận được hồi âm. Em xin cám ơn BS nhiều!
Trả lời:
Chào em, với thai 12 tuần các số đo như trên là phù hợp. Độ mờ gáy 2.1mm không phải là dày, thông thường < 2.5mm. Tuy nhiên để tính toán nguy cơ hội chứng Down, cần kết hợp cả xét nghiệm Double test và tuổi mẹ nữa.
Câu hỏi 2:
Chào bác sĩ. Thai em 11w5d, CRL: 56mm, có độ mờ da gáy là 1.8mm. Với kích thước độ mờ da gáy 1.8mm có bình thường không ạ? nguy cơ down có cao không ạ?
Trả lời:
– Siêu âm đo độ mờ da gáy là một trong những sàng lọc trước sinh quan trọng, đặc biệt giúp phát hiện thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down hay không.
– Siêu âm đo độ mờ da gáy thường được thực hiện khi tuổi thai từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày của thai kỳ.
– Thai nhi có chiều dài đầu mông từ 45-84mm thì độ mờ da gáy thường sẽ là dưới 3,5mm. Thường thì kết quả kiểm tra độ mờ da gáy sẽ giúp sàng lọc được 75% nguy cơ trẻ bị Down.
– Đối với thai nhi 12 tuần tuổi, thường độ mờ da gáy chuẩn là dưới 2,5mm.
- Nếu độ mờ da gáy lớn hơn 3mm, nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down là khá cao.
- Độ mờ da gáy từ 3,2-3,5mm thì được gọi là dày và tăng nguy cơ bị đột biến nhiễm sắc thể.
Như vậy, hiện tại thai bạn 11 tuần 5 ngày có độ mờ da gáy là 1,8 mm là trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần làm các test sàng lọc trước sinh như Double test hoặc Triple test nếu có chỉ định của bác sỹ nhé.
Nguồn: Medlatec và Từ Dũ