Nội dung bài viết
Khi mang thai, trước khi sử dụng bất cứ một loại thực phẩm nào, các mẹ bầu thường tìm hiểu kỹ về giá trị dinh dưỡng để đảm bảo chắc chắn thực phẩm đó không gây hại gì cho thai nhi. “Bà bầu có nên ăn na không?” cũng là một câu hỏi được bàn luận trên nhiều diễn đàn mạng xã hội. Vậy câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trên là gì? Hãy cùng Blog Mẹ yêu con đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giá trị dinh dưỡng trong quả na
Na hay còn gọi là mãng cầu thường xuất hiện nhiều vào tháng 7, tháng 8 có hương vị ngọt dịu thơm ngon. Trong 100g na có chứa rất nhiều các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khoẻ con người như:
- Vitamin C
- Vitamin B1, B2, B3
- Canxi
- Năng lượng
- Caroten
- Chất béo
- Chất xơ
- Sắt
- Photpho
- Protein
Đặc biệt, na không chứa chất béo bão hoà và cholesterol, hàm lượng natri thấp, nên mặc dù có vị ngọt nhưng không gây tiểu đường, cholesterol hay huyết áp cao.
Bà bầu có ăn được na không?
Với giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như trên, vậy ăn na có tốt cho bà bầu không? các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bà bầu nên ăn na khi mang thai để cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho phụ nữ mang thai và thai nhi.
Những lợi ích của na với mẹ bầu
– Giảm nguy cơ sinh non và giảm mức độ các cơn đau đẻ: 1 quả na mỗi ngày sẽ bổ sung 1000 micro đồng – một chất quan trọng giúp ngăn ngừa sinh non. Ngoài ra, na có nhiều dưỡng chất giúp các mẹ bầu có thai kỳ khoẻ mạnh, ngăn ngừa sảy thai và giảm đau đớn khi đẻ.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 nhu cầu vitamin C hàng ngày, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu chống lại các bệnh cảm cúm, bệnh truyền nhiễm…
– Tốt cho tóc, da, mắt, phát triển hệ thần kinh của bé: Vitamin A và C trong na có vai trò quan trọng với sự phát triển của da, tóc, mô máu của thai nhi. Axit béo Omega 6 hỗ trợ sự phát triển cấu trúc não bộ và
– Cải thiện cân nặng: Nhiều mẹ bầu bị sụt cân trong thai kỳ, không đảm bảo cân nặng tiêu chuẩn. Ăn na sẽ giúp bổ sung dinh dưỡng, chống suy nhược, cải thiện cân nặng. Tuy nhiên các mẹ bầu tăng cân bình thường hoặc quá mức cũng vẫn ăn được na vì chúng không hề gây béo phì.
– Hạn chế ốm nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu thường bị ốm nghén, buồn nôn, mệt mỏi. Các mẹ nên ăn na vào bữa phụ sẽ có tác dụng giảm các triệu chứng này.
– Ngăn ngừa táo bón: Lượng chất xơ dồi dào trong quả na giúp cho hệ tiêu hoá của mẹ bầu hoạt động dễ dàng hơn, ngăn ngừa táo bón khi mang thai.
– Ổn định huyết áp: Natri và kali với lượng cân bằng nhau trong quả na giúp điều chỉnh huyết áp và nhịp tim. Bên cạnh đó, chất chống oxy hoá và vitamin C hỗ trợ ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và hệ tim mạch.
– Giảm căng thẳng thần kinh: Do sự thay đổi hoocmon khi mang thai, các mẹ bầu thường bị lo lắng, căng thẳng quá mức. Vitamin B6 trong na tham gia vào quá trình tổng hợp GABA giúp các mẹ giảm căng thẳng, stress hiệu quả.
– Tăng nguồn sữa mẹ sau sinh: Na là một trong những thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu, vì vậy mẹ nên ăn na sau khi sinh để có đủ sữa cho con bú.
Những lưu ý mẹ bầu cần nhớ khi ăn na
Tuy na là loại trái cây rất tốt cho phụ nữ mang thai nhưng khi ăn mẹ bầu vẫn cần ghi nhớ 1 số lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi.
- Không ăn quá nhiều na: Việc ăn quá nhiều na sẽ khiến cơ thể bị nóng, nổi mụn, táo bón…
- Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn na để không làm lượng đường trong máu tang cao.
- Không cắn vỡ hạt na bởi bên trong loại hạt này chứa lượng độc tố cao có thể gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu sơ ý nuốt phải hạt na thì không sao vì vỏ hạt cứng ngăn cho các chất độc có tác dụng.
- Không nên ăn na để quá lâu hoặc chín nhừ: Các mẹ bầu nên ăn những quả na chín còn tươi ngon. Nếu thấy xuất hiện vảy trắng, chảy nước, thâm đen thì không nên ăn nữa bởi những quả na này đã bị vi khuẩn tấn công, không tốt cho sức khoẻ.
- Cũng không nên ăn na chưa chín, có vị chát sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.
Cách chọn na ngon, nhiều thịt, ít hạt
Blog Mẹ yêu con xin chia sẻ với các mẹ một số kinh nghiệm cho mua được na ngon, nhiều thịt, ít hạt.
– Dựa vào vỏ na: Các mẹ hãy chọn những quả có vỏ mềm là na dai, vỏ cứng là na bở.
– Dựa vào mắt na: Chọn những quả mắt na to, màu trắng ngà, không thâm đen. Những quả na có nhiều vết nứt, chạm vào có nước chảy ra thì tuyệt đối không nên mua vì đó là na đã ủng.
– Chọn na dai và na bở: Na dai ngọt hơn, ít hột hơn và ngon hơn na bở. Na dai vỏ mỏng mềm, mắt nở và phẳng, hơi nứt nhưng vẫn còn cuống là na dai chín cây. Na bở quả tròn, mắt to, kẽ mắt trắng, da xanh non, cuống nhỏ, chin mềm không nứt. Na dai có cuống bám chặt khó tụt ra còn na bở khi chín mềm nhũn nên cuống dễ bị tụt ra.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về lợi ích mà na mang lại cho mẹ bầu và thai nhi đồng thời có được đáp án cho câu hỏi bà bầu có được ăn na không?. Vì vậy, đừng quên bổ sung loại trái cây tuyệt vời này vào thực đơn của mình nhé.