Nội dung bài viết
Có khá nhiều những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng và chất lượng nguồn sữa của mẹ bầu. Một trong số những yếu tố đóng vai trò quan trọng đó là chế độ dinh dưỡng sau sinh của mẹ bầu. Chỉ cần nắm được bí quyết “mẹ ít sữa nên ăn gì” đảm bảo cho mẹ có một nguồn sữa dồi dào cho bé, bé sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh.
Mẹ ít sữa nên ăn gì?
Ăn gì để sữa mẹ nhiều là câu hỏi của không ít các mẹ bầu ít sữa, không đáp ứng đủ nhu cầu về sữa của bé. Khi đó, các món ăn lợi sữa như móng giò, cua, tôm, cá, thịt nạc, các loại hoa quả tươi, rau xanh, tinh bột, sữa và cả nước là những nhóm thực phẩm mà mẹ cần bổ sung ngay vào các bữa ăn hàng ngày sau khi sinh.
1. Móng giò lợn
Sau sinh, mẹ thường mất rất nhiều sức lực và cơ thể mẹ bầu khi đó sẽ rất yếu ớt, thiếu hụt rất nhiều chất dinh dưỡng. Khi đó, mẹ cần tầm bổ để bổ sung lượng chất dinh dưỡng thiếu hút đó để tiếp tục công việc nuôi con bằng sữa mẹ. Móng giò heo là một thực phẩm chứa nhiều chất béo, sắt, protit và chất tổng hợp quý giá giúp mẹ có thể phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng mà kéo sữa mẹ về nhanh hơn. Móng giò hâm chính là câu trả lời của phổ biến các mẹ khi được hỏi – mẹ ít sữa nên ăn gì sau sinh?.
2. Các loại thịt nạc
Các loại thịt lạc như thịt bò, thịt lợn hay thịt gà với thành phần dinh dưỡng cao, ít chất béo đặc biệt tốt đối với các sản phụ sau khi sinh. Thực đơn hàng ngày của mẹ với các món ăn từ thịt nạc sẽ giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú mà không lo chứng béo phì sau sinh. Mẹ có thể luộc, hấp, xào, nấu canh…rất nhiều món có thể được chế biến từ thịt lạc, giúp mẹ đa dạng thực đơn món nạc. Lưu ý: hạn chế các món chiên, món rán bởi đồ chiên rán chứa rất nhiều dầu mỡ.
3. Các loại tôm, cua, cá
Nhiều người nhầm tưởng rằng sau sinh thì không nên ăn tôm, cua, cá bởi nó sẽ ảnh hưởng tới vết sẹo (đối với các mẹ sinh mổ) hay sẽ làm sữa mẹ có mùi tanh nhưng trên thực tế thì không phải là như vậy. Trong thành phần dinh dưỡng của cá có chứa nhiều đạm, canxi và các chất béo không có chứa cholesterol rất tốt cho mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị dị ứng với đồ biển, hải sản thì hãy tránh xa những nhóm thực phẩm này.
4. Rau xanh
Rau xanh với thành phần dinh dưỡng chứa nhiều chất xơ và các vitamin giúp cải thiện tình trạng táo bón, giữ cân bằng vóc dáng. Rau xanh rất tốt cho tất cả mọi người, chúng tốt cho hệ tim mạch, xương khớp và thị lực mà không nhóm thực phẩm nào có thể sánh bằng. Tuy nhiên, các mẹ nên hạn chế sử dụng một số loại rau củ như là bạc hà, lá lót, măng chua, bí đỏ, bắp cải bởi chúng có tính hàn sẽ gây lạnh bụng cho mẹ bầu.
5. Các loại hạt
Hạt bí, vừng đen, các loại đậu (trừ đậu phộng), các loại yến mạch có khả năng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa đồng thời chứa nhiều chất dinh dưỡng có khả năng gọi sữa về. Mẹ hoàn toàn có thể xay nhỏ hạt để làm gia vị cho các món salad, nấu canh hoặc rang để ăn.
6. Các loại hoa quả tươi
Việc đưa các loại hoa quả tươi vào trong thực đơn hàng ngày không những giúp mẹ bầu giảm cân sau sinh, giúp mẹ làm đẹp da, bổ sung nước và các loại vitamin cần thiết cho quá trình sản xuất sữa. Việc ép hoa quả thành nước ép và uống mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu tránh được bệnh táo bón (đặc biệt là các mẹ sinh mổ).
7. Các loại tinh bột
Tinh bột là nhóm thực phẩm rất quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Các mẹ sau sinh sẽ không thể áp dụng một thực đơn ăn uống hàng ngày mà thiếu đi tinh bột được. Việc đảm bảo đủ lượng tinh bột mỗi bữa sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày và đảm bảo sự hoạt động bình thường của tuyến sữa.
8. Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa
Mẹ sẽ cần ít nhất 3 ly sữa ấm mỗi ngày, mẹ có thể uống sữa công thức hoặc sữa đặc có đường. Việc uống sữa mỗi ngày sẽ giúp kích thích các tuyến sữa của mẹ hoạt động hiệu quả hơn, sữa sẽ thơm hơn, đặc hơn và về nhiều hơn. Sử dụng một hộp sữa chua vào mỗi buổi sáng là thói quen mà các mẹ bầu nên duy trì.
9. Uống nhiều nước lọc
Mẹ có biết rằng thành phần chủ yếu của sữa là nước. Nếu như mẹ bị thiếu nước thì sẽ thiếu sữa cho bé, da mẹ sẽ bị khô, rụng tóc khá nguy hiểm.
>>> Xem ngay: Phản xạ xuống sữa là gì – cách đơn giản để sữa mẹ xuống nhiều
Một số lưu ý chữa ít sữa sau sinh
- Mẹ không nên ép bản thân mình ăn quá nhiều nếu không muốn tăng cân quá nhanh sau sinh.
- Tuy nhiên mẹ cũng không nên lo sợ tình trạng béo phì sau sinh bởi việc cho con bú chính là cách tốt nhất và tự nhiên nhất để mẹ giảm cân sau khi sinh
- Mẹ hãy hạn chế sử dụng các món ăn vặt như bim bim hay các loại bánh kẹo ngọt. Chúng sẽ không tốt cho cả mẹ và bé
- Hãy đổi món để đang dạng thực đơn của mẹ thường xuyên. Đừng ép mẹ phải ăn những món ăn mà mẹ không thích sẽ khiến mẹ có cảm giác chán ăn và mệt mỏi
- Mẹ nên sử dụng các món canh nấu từ rau, thịt bởi chúng là những món dễ ăn, lợi sữa.
- Để tối ưu việc hấp thụ và tiêu hóa. Tốt nhất hãy chia nhỏ chúng thành nhiều bữa và ăn từng chút sẽ là tốt hơn cho các mẹ.
Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ mà không sản phẩm sữa công thức nào có thể so sánh bằng. Mẹ hãy cho bé bú ít nhất trong 6 tháng đầu để bé có thể hoàn thiện được sức đề kháng, chức năng của hệ tiêu hóa và phát triển trí não.
Mẹ bầu cần bổ sung chất dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe và giúp sữa về nhanh hơn sau sinh. Tuy nhiên, không phải tất cả các mẹ chỉ cần bổ sung những thực phẩm lợi sữa trong thực đơn hàng ngày là có thể có nhiều sữa. Nếu như mẹ gặp các vấn đề dưới đây thì mẹ dù có ăn bao nhiêu cũng sẽ không thể cải thiện được số lượng và chất lượng sữa đâu mẹ nhé.
– Mẹ không thể hấp thụ chất dinh dưỡng: thường gặp ở rất nhiều mẹ bầu sau sinh, dù chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ lượng chất dinh dưỡng nhưng cơ thể mẹ vẫn ốm yếu và gầy gò.
– Mẹ hấp thu chất dinh dưỡng tốt tuy nhiên lại không thể chuyển hóa chúng thành sữa mẹ: Đây là trường hợp cũng không ít các mẹ gặp phải. Mẹ ăn bao nhiêu, cơ thể mẹ hấp thụ bấy nhiêu, mẹ sẽ ngày càng mập hơn mà lượng sữa và chất lượng sữa không có gì thay đổi.
Khi đó, mẹ cần hiểu rõ hơn về bản chất của việc ít sữa, mất sữa là gì. Việc mẹ bầu ít sữa, mất sữa xảy ra bởi sự giảm sút số lượng hoocmon Prolactin có tác dụng gia tăng số lượng và chất lượng của sữa trong cơ thể mẹ bầu. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi không hợp lý, mẹ thường xăng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn hay không ăn được…là các tác nhân gây ra sự giảm sút số lượng hoocmon Prolactin. Không những vậy, việc mẹ không cho bé bú thường xuyên cũng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiết sữa. Nếu mẹ không có nhiều thời gian cho bé bú thường xuyên thì một giải pháp hoàn hảo cho các mẹ là hút sữa và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh bằng dụng cụ máy hút sữa chuyên dụng. Vừa giúp mẹ kích sữa, vừa đảm bảo bé vẫn được bú sữa mẹ.
>>> Đọc ngay: Massage ngực cũng là một cách hay kích thích tuyến sữa của mẹ tiết sữa nhiều hơn