Nội dung bài viết
Tại sao bé ăn dặm lại bị táo bón? Nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng trẻ bị táo bón khi ăn dặm là như thế nào? Hãy cùng blogmeyeucon tìm hiểu kiến thức nuôi con xoay quanh vấn đề này nhé.
Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị táo bón?
Nguyên nhân nào khiến bé ăn dặm bị táo bón? Có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan khiến bé bị táo bón trong giai đoạn ăn dặm. Cụ thể:
1. Do đặc điểm của quá trình ăn dặm
Nếu như trước đó, bé được bú mẹ hoàn toàn, sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất tốt nhất và an toàn nhất đối với sức khỏe của trẻ nhỏ. Khi đó hệ tiêu hóa của bé không cần phải hoạt động quá nhiều. Nhưng khi bé chuyển sang giai đoạn ăn dặm, bé sẽ phải làm quen với những loại thức ăn khác, cơ thể bé chưa đủ thích nghi để có thể tiết đủ enzym để tiêu hóa hết chúng. Ngoài ra, những thực phẩm này thường sẽ đặc hơn so với sữa mẹ nên bé gặp tình trạng táo bón khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm là rất bình thường.
Khi ăn dặm, phân của bé sẽ có những thay đổi nhất định so với khi bú mẹ. Phân của bé sẽ khuôn hơn, có màu đậm hơn và nặng mùi hơn, đây là những dấu hiệu hoàn toàn bình thường khi bé bắt đầu ăn dặm, mẹ không phải quá lo lắng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu cho thấy bé bị táo bón dễ nhận biết như:
- Trường hợp mà trẻ bị chướng bụng, không đi cầu được hay bé phải rặn đỏ mặt mỗi khi đi
- Khi phân của bé khi khô rắn hay phân bị rắn ở phần đầu, phân nhỏ như phân dê.
2. Do sai lầm của mẹ khi cho bé ăn dặm
Thường thì có tới 99% nguyên nhân khiến bé ăn dặm bị táo bón là do những sai lầm của mẹ. Cụ thể:
– Do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm: Bé sẽ bắt đầu quá trình ăn dặm khi được 6 tháng tuổi, tuy nhiên cũng có trường hợp các bé ăn dặm sớm khi mới chỉ được 4 tháng tuổi. Xong trong một vài trường hợp, vì không nắm được những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho quá trình ăn dặm mà các mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hay thấy bé thích thú với việc ăn dặm nên cho bé ăn dặm quá nhiều.
Trẻ nhỏ sẽ rất thích thú với những thứ mới và việc ăn dặm cũng vậy. Tuy nhiên, vì hệ tiêu hóa của bé chưa được hoàn thiện và còn rất non yếu, chưa thể nào tiêu hóa được hết lượng thức ăn ngoài lớn như vậy dẫn tới tình trạng không thể tiêu hóa hết thức ăn khiến bé bị táo bón.
– Do bé uống ít sữa mẹ: Mẹ nên biết rằng, đối với bé dưới 1 tuổi thì sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và tối ưu nhất. Không nên chỉ vì bé ăn dặm rồi mà mẹ không cho bé bú mẹ nữa. Bởi việc ăn dặm không thể bổ sung những dưỡng chất quan trọng mà chỉ có trong sữa mẹ.
Sữa mẹ không chỉ cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé mà còn cung cấp nước cho cơ thể có chứa các enzym để tiêu hóa thức ăn. Bởi vậy, việc cho bé bú ít đi cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị táo bón.
– Do mẹ pha sữa đặc hơn: Trong một số trường hợp, vì mẹ không thấy bé tăng cân mặc dù tháng trước bé vẫn tăng cân đều, bé hoạt động nhiều hơn nên mẹ luôn trong tư tưởng là sợ bé đói. Từ đó mẹ nảy ra ý tưởng là tăng thêm lượng sữa bột cho bé để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng hay pha cùng lúc nhiều loại sữa.
Bé bị quá tải chất dinh dưỡng khiến cơ thể không thể hấp thu hết chất được khiến bé có thể bị táo bón hay bị tiêu chảy liên tục. Cũng trong một số trường hợp, do bé không chịu ăn mà mẹ lại nấu bột ăn dặm cho bé đặc hơn để bé không phải ăn nhiều. Từ đó khiến bé vừa bị táo bón mà lại luôn trong tình trạng sợ ăn hơn trước.
– Do mẹ không cho bé uống đủ nước: Khi bé bú mẹ sẽ không cần uống nước, từ đó các mẹ có quan điểm khi bé ăn dặm cũng không cần uống nước nữa khiến bé bị táo bón khi ăn dặm.
Đó là một vài những nguyên khiến bé bị táo bón thường gặp. Ngoài ra vẫn còn rất nhiều những nguyên nhân khiến bé bị ăn dặm khi bị táo bón như việc đổi bột ăn dặm cho bé liên tục hay việc nấu bột ăn dặm cho bé không đúng cách.
Cách phòng tránh trẻ bị táo bón khi ăn dặm
Để quá trình ăn dặm của bé diễn ra một cách suôn sẻ và đạt được những kết quả như mong muốn đòi hỏi mẹ phải tìm hiểu kỹ về ăn dặm, các phương pháp ăn dặm cũng như chế độ ăn dặm của bé, xây dựng cho bé một thực đơn ăn dặm khoa học. Vừa đảm bảo dinh dưỡng cho bé, vừa đảm bảo an toàn, bé thích nghi một cách nhanh chóng.
- Thường thì phương pháp ăn dặm tự chỉ huy và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ ít khiến bé bị táo bón bởi bé sẽ được tiếp xúc với các loại thực phẩm rau, củ, quả ngay từ khi mới bắt đầu quá trình ăn dặm.
- Nếu như mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm truyền thống cho bé thì mẹ cũng chỉ nên cho bé ăn 1 – 2 thìa bột nấu theo công thức 1 bôt : 10 nước. Cho bé ăn 1 bữa/ngày. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây xay nhuyễn như: bí ngô, bông cải xanh, cà rốt, chuối, lê, táo…
- Nếu mẹ cho bé uống sữa công thức thì mẹ cần tìm hiểu về cách pha sữa đúng cách, đúng tỷ lệ, vừa đảm bảo nguồn dinh dưỡng, vừa đảm bảo sức khoẻ cho bé.
- Sau mỗi bữa ăn dặm, hãy cho bé uống thêm 1 thìa nước. Theo thang thu cầu nước thì mỗi bé sẽ cần 100ml/kg/ngày. Nếu như bé nặng 8kg thì sẽ cần khoảng 800ml nước mỗi ngày (đã bao gồm lượng nước có trong sữa mẹ, các loại hoa quả hay bột ăn dặm…). Để từ đó có những điều chỉnh về lượng nước cần cung cấp cho cơ thể bé mỗi ngày.
- Hãy cho bé tăng cường vận động để tăng tính nhu động cho đường ruột từ đó hệ tiêu hoá của bé hoạt động tốt hơn và dễ dàng tống phân ra ngoài hơn. Hãy để cho bé bò thoả thích….
Kết luận: Để có thể tiêu hoá được thức ăn thì đường ruột sẽ phải tiết ra nhiều loại enzyme hơn nhờ các lợi khuẩn. Lợi khuẩn bám vào lớp vi nhung mao từ đó tạo thành một màng bảo vệ các tế bào tiết ra enzyme và các tế bào hấp thu nằm trên đó. Đảm bảo chức năng tiêu hoá của đường ruột hoạt động tốt và ổn định.
Ngoài ra, diện tích bề mặt đường ruột là rất lớn và luôn luôn thiếu hụt các lợi khuẩn. Bởi vậy mà mẹ nên bổ sung men vi sinh cho bé trước 1 tháng trước khi bước vào hành trình ăn dặm, tiếp xúc với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Giúp tăng cường sức khoẻ của hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch. Để khi quá trình ăn dặm đến, bé có thể dễ dàng thích nghi được với những loại thức ăn lạ lẫm đó.
Vậy cách khắc phục tình trạng bé ăn dặm bị táo bón
Làm thế nào khi bé ăn dặm bị táo bón?
- Hãy cho bé uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, tăng cường cung cấp chất xơ cho cơ thể trẻ và sử dụng các món ăn mặt trong thực đơn ăn dặm của bé như sữa chua, khoai lang, diếp cá
- Hãy luôn đảm bảo pha sữa theo đúng công thức, đúng tỷ lệ
- Mát xa bụng cho bé bằng cách xoa vòng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ kết hợp với bài tập đạp xe để giúp tăng cường nhu đông ruột và kích thích đi ngoài
- Hãy tập cho bé thói quen đi cầu mỗi ngày (có thể xi bô cho bé)
- Trong trường hợp bé bị táo nặng quá thì có thể thụt tháo. Tuy nhiên thì các chuyên gia khuyên mẹ không nên lạm dụng quá đà vì nó sẽ gây dãn trực tràng và đại tràng sigma tạo nên những thói quen xấu trong bé khiến bé không đi ngoài được.
Một vài câu hỏi về tình trạng bé ăn dặm bị táo bón – Trích – BV Từ Dũ
Xin chào bác sĩ. Bé gái em được hơn 7 tháng mà chỉ có 7kg, đã ăn dặm được cháo nấu chung với các loại thịt lợn, gà, bò và rau củ như bí đỏ, khoai lang và các loại rau có màu xanh đậm. Nhưng bé bị táo bón. Đi phân khô cứng như phân dê, lúc đầu màu xanh sau mới ra màu vàng. Bé uống sữa ít vì chỉ bú khi ngủ. Trước đây có uống siro canxi Bio và men tiêu hóa nhưng đã ngưng 2 tháng nay. Xin bác sĩ giúp em, em phải làm sao để con em bớt táo bón và tăng cân tốt ạ? Nhìn bé gầy nhỏ và rặn nhiều khi đi tiêu mà em xót quá.
Chào bạn,Muốn bé tăng cân cần phải tăng sữa và chất béo. Mỗi ngày phải uống ít nhất 600 ml sữa. Nếu bé không chịu bú thì bạn dùng sữa bột để làm sữa chua, khuấy chung với khoai tây nghiền để cho bé ăn, đút sữa bằng muỗng. Để hết bón, bạn cần cho bé uống nước trái cây (như nước cam, nước bưởi xay luôn cả tép cam, bưởi để tăng chất xơ), uống nhiều nước. Lưu ý chọn trái ngọt để không phải dùng đường. Tuy nhiên, cân nặng của bé trung bình, bạn không cần phải ép bé ăn.
Thân mến,
BS. CK2. Nguyễn Thị Từ Anh
Khoa Sơ sinh – BV Từ Dũ