Nội dung bài viết
Có nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai không mắc bệnh trầm cảm nhưng sau khi sinh lại xuất hiện những cảm giác mệt mỏi, buồn chán, lo lắng, tuyệt vọng. Nếu những dấu hiệu này không được chú ý và điều trị sớm sẽ khiến cho bệnh trầm cảm nặng hơn, gây nguy hiểm cho tính mạng của cả mẹ và con, phá vỡ hạnh phúc gia đình. Bài viết hôm nay, Blog Mẹ yêu con sẽ cùng các mẹ đi tìm hiểu về bệnh trầm cảm sau sinh.

Có thể mẹ quan tâm:
- Mẹ ít sữa nên ăn gì? 9 nhóm thực phẩm lợi sữa cho mẹ bầu
- [Mẹo] trị rạn da sau sinh đơn giản – an toàn – hiệu quả
- Nguyên nhân và cách trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả cho mẹ bầu
Nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh
– Nếu khi mang bầu lượng hoocmon trong cơ thể phụ nữ tăng lên thì sau khi sinh, lượng hoocmon này lại giảm dẫn đến sự mệt mỏi cả về cơ thể và tinh thần. Cùng với đó, sự thay đổi về huyết áp, hệ miễn dịch và nhiều thay đổi khác cũng góp phần khiến mẹ bầu dễ bị trầm cảm.
– Những mẹ bầu có tiền sử bị trầm cảm trước hoặc trong khi mang thai sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao hơn bình thường.
– Thiếu ngủ, thiếu dưỡng chất, lo lắng quá nhiều: Sau khi sinh, cùng với sự thay đổi rất lớn trong cơ thể, sức khoẻ chưa hồi phục hoàn toàn, các mẹ lại phải dành rất nhiều thời gian để chăm sóc con nhỏ nên thiếu ngủ, ăn uống thiếu dưỡng chất; những lo lắng về sự phát triển của con cùng mặc cảm tự ti về hình thể của mình… Những sự mệt mỏi đó tích tụ dần khiến cho mẹ rơi vào trầm cảm lúc nào không hay.
– Mâu thuẫn gia đình, không nhận được sự chăm sóc từ người thân: Gia đình không hạnh phúc, gây áp lực về việc sinh con trai hay con gái, không quan tâm chăm sóc, không được chia sẻ việc nuôi con khiến cho phụ nữ sau sinh luôn cảm thấy tủi thân, buồn khổ, lo lắng, căng thẳng. Đặc biệt, bạo hành gia đình khiến tỷ lệ mắc trầm cảm sau sinh cao gấp 5 lần những phụ nữ khác.
– Khi em bé gặp các vấn đề về sức khoẻ kéo dài, người mẹ sẽ có cảm giác có lỗi, buồn, giận bản thân và tự gây áp lực lên mình.
Đối tượng nào dễ bị trầm cảm sau khi sinh nhất?
Đối tượng nào dễ bị trầm cảm sau sinh nhất?
- Người có tiền sử bị bệnh trầm cảm trước và trong khi mang bầu.
- Sinh con khi còn quá trẻ, dưới 18 tuổi.
- Trải qua những sự căng thẳng trong quá khứ: hiếm muộn, thất nghiệp…
- Thiếu sự đồng cảm, chăm sóc từ người thân, đặc biệt là người chồng.
- Gặp biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai.
Dấu hiệu nhận biết của bệnh trầm cảm sau sinh
Cũng như trầm cảm khi mang thai, trầm cảm sau sinh cũng được biểu hiện với những dấu hiệu cơ bản dưới đây. Những dấu hiệu này có thể dễ bị nhầm lẫn với các tình trạng rối loạn khác, các mẹ và gia đình đều cần theo dõi nếu có những dấu hiệu này hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị kịp thời.
- Luôn cảm thấy buồn phiền không lý do, cảm giác trống rỗng, vô vọng hay thấy quá tải về mọi thứ xung quanh.
- Rất dễ khóc và khóc nhiều không biết lý do vì sao.
- Cảm thất sợ hãi.
- Mất ngủ, ngủ không ngon hoặc ngủ quá nhiều.
- Mất tập trung.
- Luôn cảm thấy tức giận, mất kiểm soát về hành vi và lời nói.
- Không còn ý thức muốn chăm sóc bản thân, quên hết mọi sở thích trước kia.
- Đau đớn về thể chất và tinh thần, đau đầu, đau dạ dày, đau cơ.
- Ăn quá ít hoặc quá nhiều.
- Xa lánh bạn bè, người thân, thậm chí không muốn gần gũi với chồng con.
- Luôn tự ti về bản thân.
- Xuất hiện ý nghĩ tự tử và làm hại con.
Khi gặp các dấu hiệu trên, các mẹ hãy đến gặp bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của bệnh và có các liệu pháp điều trị về tâm lý cũng như uống thuốc chống trầm cảm.
Hậu quả của bệnh trầm cảm sau sinh
Người mắc trầm cảm sau sinh có thể sẽ bị:
- Suy giảm tinh thần và thể chất của người mẹ.
- Chồng con không được chăm sóc tốt, gia đình không vui vẻ, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến ly hôn. Em bé không được mẹ chăm sóc, ảnh hưởng đến sự phát triển và tính cách sau này.
- Không điều khiển được hành vi và lời nói, có ý nghĩ tự tử, làm hại con và những người xung quanh.
Vậy làm thế nào để phòng tránh và hạn chế bệnh trầm cảm sau sinh?
Cách phòng tránh và hạn chế bệnh trầm cảm sau sinh
Để phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh, các mẹ hãy:
- Xây dựng một lối sống lành mạnh: Ăn đủ chất, ngủ đủ giấc, đi dạo, vui chơi với bé; tránh các đồ uống có cồn.
- Không gây áp lực cho bản thân phải làm việc này, việc kia một cách hoàn hảo mà chỉ làm những việc gì có thể.
- Dành thời gian cho bản thân được nghỉ ngơi, làm những việc mình thích: mặc đồ đẹp, đi gặp bạn bè…
- Luôn tâm sự, chia sẻ với người thân, gia đình để được giúp đỡ, đồng cảm và thấu hiểu.
- Bệnh trầm cảm nếu ở giai đoạn nhẹ thì sự giúp đỡ của gia đình chính là cách hiệu quả nhất giúp phụ nữ sau sinh sớm phục hồi.
- Người thân và gia đình hãy ứng xử bình thường với người bị trầm cảm sau sinh và hãy giúp họ trông con để họ được nghỉ ngơi thật nhiều.
- Bản thân phụ nữ bị trầm cảm sau sinh phải luôn tin tưởng vào bản thân và phương pháp điều trị của bác sĩ.
Trầm cảm sau sinh là một bệnh lý rất nguy hiểm dễ xảy ra nhất trong 3 tuần đầu sau khi sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của cả mẹ và bé, hạnh phúc gia đình. Việc trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh trầm cảm sau sinh sẽ giúp bản thân các mẹ và gia đình có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời.