Nội dung bài viết
Bệnh trĩ là căn bệnh rất phổ biến hiện nay, số người mắc bệnh trĩ có xu hướng ngày càng gia tăng cả về mức độ. Phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh có nguy cơ rất cao mắc căn bệnh này. Bệnh trĩ không hề nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì sẽ không gây ảnh hưởng gì tới thai nhi và việc chăm sóc con nhỏ của các mẹ. Tại sao phụ nữ đang mang thai và sau sinh lại có tỷ lệ cao mắc bệnh trĩ? Cách chữa bệnh trĩ sau sinh hiệu quả dành cho bà bầu là gì? Hãy cùng Blogmeyeucon trang bị kiến thức này tới tất cả các bạn nhé!!!
Nguyên nhân gây bệnh trĩ sau sinh
Trong quá trình mang thai và sau sinh, cơ thể người mẹ phải chịu rất nhiều sự ảnh hưởng. Có thể dễ quan sát nhất đó là sự giãn nở của tĩnh mạch, đặc biệt là tĩnh mạch vùng hậu môn. Sự giãn nở này khiến tĩnh mạch bị sưng và gião ra khiến nguy cơ mắc bệnh trĩ là rất cao. Việc tử cung phát triển sẽ gây áp lực lớn lên các tĩnh mạch, trong đó có tĩnh mạch chủ, lúc này các mạch máu phía bên dưới cơ thể sẽ bị cản trở lưu thông khiến chúng giãn nở và không thể co lại trở về vị trí bình thường.
Bên cạnh đó, trong thời kì mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hơn lượng hormone progesterone. Đây là nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai thường bị táo bón, tình trạng này làm bệnh trĩ có xu hướng trầm trọng hơn bao giờ hết.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ sau sinh
Để nhận biết mẹ sau sinh có mắc bệnh trĩ không? Hãy nhìn vào những dấu hiệu dễ nhận biết dưới đây:
1. Đi đại tiện thấy máu
Đây là biểu hiện dễ nhận thấy đầu tiên của các mẹ sau sinh mắc bệnh trĩ. Mới đầu, màu thường xuất hiện với số lượng ít cùng tần suất thưa. Khi đó, mẹ sẽ chỉ nhận thấy được điều này khi nhìn vào giấy vệ sinh hay khi quan sát phân thấy sự xuất hiện của các tia máu.
Thời gian kéo dài, tình trạng chảy máu sẽ xuất hiện dày hơn và gia tăng về số lượng. Đặc biệt, thời điểm này, người bệnh đã có thể cảm nhận được máu chảy theo tia một cách rõ ràng mỗi khi đi đại tiện.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể gặp tình trạng đại tiện ra máu cục. Nguyên nhân là do máu từ búi trĩ chảy ra và đông lại trong lòng trực tràng nên khi đại tiện sẽ ra máu cục.
2. Sa búi trĩ
Mỗi người bệnh, tùy vào mức độ mắc trĩ mà có các biểu hiện lâm sàng là khác nhau. Ở mức độ nhẹ (đô 1 hay độ 2) thì người bệnh sẽ không cảm thấy quá khó chịu hay việc sinh hoạt không quá bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi búi trĩ đạt cấp độ 3 trở lên là thời điểm mà tình trạng bệnh đã xấu đi rất nhiều. Người bệnh bắt đầu cảm thấy khó chịu vô cùng, bứt rứt mỗi lần đi đại tiện hay mỗi khi di chuyển hay những công việc nặng.
3. Ngứa hậu môn
Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và rất khó chịu ở vùng hậu môn. Điều này ảnh hưởng không gõi tới sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh.
4. Nút hậu môn và rát hậu môn
Tiếp sau cảm giác hậu môn ngứa là cảm giác nút hậu môn kèm tình trang đau rát vô cùng. Đây là thời điểm điều trị được đánh giá là cực kỳ tốt.
5. Các triệu chứng khác của bệnh trĩ sau sinh cũng có thể xảy ra
Ngoài các dấu hiện nhận biết bệnh trĩ ở mẹ bầu sau sinh sẽ còn một số các triệu chứng khác như:
- Búi trĩ sẽ có cảm giác bị đau mỗi khi bị tắc mạch hay sa trĩ bị nghẹt dẫn tới tình trạng nứt kẽ hậu môn kèm theo nguy cơ xuất hiện thêm ổ áp xe đi kèm. Thông thường thì nó sẽ nằm ngay dưới lớp niêm mạc và trong hố ngồi – trực tràng…khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và rất đau. Tuy nhiên thì mẹ bầu sau sinh sẽ không cảm thấy cộm và vướng.
- Ngoài ra, người mắc trĩ còn có một số dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ như bị chảy dịch nhầy tại cửa hậu môn, các triệu chứng khác như viêm trực tràng, viêm da quanh vùng hậu môn.
Cách điều trị bệnh trĩ sau sinh hiệu quả
Bệnh trĩ sau sinh thường không có mức độ nghiêm trọng như các loại bệnh trĩ khác. Nếu mẹ sau sinh có một chế độ ăn uống hợp lí kết hợp cùng luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện. Ngoài ra để rút ngắn thời gian cơ thể hồi phục, hãy sử dụng thêm một số loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để gia tăng hiệu quả.
1. Sử dụng thuốc
Bệnh trĩ gây nhiều cơn đau rát cho người bệnh, đặc biệt đối với những chị em trong quá trình mang thai hoặc cho con bú thì cơ thể không có khả năng để chịu những cơn đau dai dẳng như thế này. Trong trường hợp này, để giảm đau khi bị trĩ sau sinh, hãy sử dụng thêm thuốc giảm đau tạm thời acetaminophen hoặc aspirin. Mẹ hoàn toàn yên tâm vì những loại thuốc này khi dùng với liều lượng nhẹ sẽ không hề gây nguy hiểm gì cho thai nhi hoặc bé đang bú sữa mẹ. Nên tham khảo và chú ý đến sự hướng dẫn của bác sĩ mỗi khi sử dụng.
Chị em trong giai đoạn này thường dễ mắc táo bón. Để làm giảm tình trạng táo bón, mẹ có thể lưu ý đến việc dùng thuốc nhuận tràng để giảm đau khi đại tiện. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều loại thuốc này vì chúng có thể khiến cơ thể bị viêm bất cứ lúc nào.
2. Chú ý sinh hoạt
Người bị bệnh trĩ rất dị ứng với việc phải đứng hoặc ngồi trong một thời gian dài. Hãy thường xuyên đi lại, vận động nhẹ nhàng để làm giảm áp lực đè nén lên trực tràng.
Không nên dùng các loại giấy cứng và có mùi vì chúng sẽ gây khó chịu hơn những loại sản phẩm khác.
Nếu vùng hậu môn có hiện tượng đau rát và khó chịu rất nhiều, có thể chườm lạnh hoặc ngâm nước ấm thường xuyên. Tuy không loại bỏ triệt để được các cơn đau nhưng phương pháp này giảm đau rất hiệu quả.
Nhịn đi vệ sinh là một thói quen vô cùng xấu, càng nhịn đi vệ sinh thì tình trạng bệnh trĩ sẽ càng trầm trọng hơn. Nếu mẹ đang giữ cho mình một thói quen xấu như thế này thì hãy loại bỏ ngay nhé, nếu không muốn những cơn đau trĩ hành hạ hàng ngày.
Tập thể dục, rèn luyện sức khoẻ thường xuyên sẽ giúp cơ được săn chắc hơn, nhất là cơ xung quanh vùng âm đạo và hậu môn.
3. Chế độ ăn uống hợp lí
Việc có một chế độ ăn uống hợp lí có thể khiến bệnh cải thiện hơn rất nhiều. Người bị bệnh trĩ sau sinh nên được bổ sung nhiều các chất xơ và trái cây cùng một số loại ngũ cốc, những loại thực phẩm này có tác dụng ngăn ngừa táo bón rất tốt. Ngoài ra, hãy bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, ít nhất là 2l mỗi ngày để đảm bảo quá trình lọc thải và trao đổi các chất trong cơ thể.
Sau khi sử dụng những biện pháp này một thời gian dài sau sinh mà bệnh không có biểu hiện thuyên giảm mà xuất hiện thêm nhiều triệu chứng nguy hiểm khác, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thực hiện khám chữa và có lộ trình điều trị cho phù hợp. Càng để lâu bệnh trĩ càng có nhiều diễn biến phức tạp, việc phát hiện ra sớm sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí chữa trị hơn cho người bệnh mà khả năng tái phát gần như là không có.
Hy vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về bệnh trĩ sau sinh. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM:
- [Mẹo] trị rạn da sau sinh đơn giản – an toàn – hiệu quả
- Bệnh sởi khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
- [Tổng hợp] TOP 7 thương hiệu kem hăm tã được các mẹ tin dùng
Nguồn: Eva, Viknews Việt Nam