Nội dung bài viết
- Giải đáp 9 câu hỏi thường gặp về ốm nghén thai kỳ
- 1. Tại sao phụ nữ mang thai lại bị ốm nghén?
- 2. Ốm nghén từ tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?
- 3. Ốm nghén có tốt không?
- 4. Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- 5. Ốm nghén nên và không nên ăn gì?
- 6. Ốm nghén phải làm sao?
- 7. Ốm nghén có sốt không?
- 8. Ốm nghén có bị đau đầu không?
- 9. Phân biệt ốm nghén nặng và nhẹ
Ốm nghén là nỗi ám ảnh đối với phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu với các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn…khiến các mẹ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn. Để hiểu hơn về triệu chứng ốm nghén thai kỳ, các mẹ hãy cùng Blog Mẹ Yêu Con giải đáp những câu hỏi thường gặp về ốm nghén thai kỳ nhé.
Giải đáp 9 câu hỏi thường gặp về ốm nghén thai kỳ
Ngoài những vấn đề về dinh dưỡng cần quan tâm khi mới mang thai như bà bầu bị ốm nghén nên ăn gì? bà bầu mới có thai nên ăn gì thì việc giải đáp những thắc mắc xoay quanh chủ đề ốm nghén là điều được rất nhiều các mẹ quan tâm? Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi được các mẹ quan tâm nhiều nhất.
1. Tại sao phụ nữ mang thai lại bị ốm nghén?
Bà bầu 3 tháng đầu sẽ gặp phải triệu chứng ốm nghén, buồn nôn, nôn ói khi mang thai. Vậy nguyên nhân khiến bà bầu bị ốm nghén là gì?

– Do Hormone nội tiết ß hCG (Human chorionic gonadotropin): khi mang thai, hormone nội tiết ß hCG tăng cao gấp 2 lần bình thường dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn ói khi mang thai.
– Do sự nhạy cảm của khứu giác: Bà bầu mang thai 3 tháng đầu khi ngửi thấy các mùi lạ như khói thuốc, nước hoa, xăng dầu, đồ chiên, rán…đều cảm thấy buồn nôn, khó chịu. Các chuyên gia cho rằng, có một mối liên hệ mật thiết giữa khứu giác với hormone estrogen ở nữ giới. Khi mang thai 3 tháng đầu, hormone này ở nữ giới sẽ tăng gấp lên cũng là lúc khứu giác của bà bầu nhậy cảm hơn với các mùi lạ.
– Do thay đổi của đường tiêu hoá: Những thay đổi trong hệ tiêu hoá khi mang thai có thể làm triệu chứng ốm nghén nghiêm trọng hơn. Mức độ progesterone răng đáng kể trong tử cung để hỗ trợ phôi thai phát triển > progesterone trong dạ dày, thực quản, ruột cũng tăng theo khiến cơ thể chậm tiêu hoá, thức ăn được tích tụ trong dạ dày làm các mẹ cảm thấy khó chịu, buồn nôn…
Ngoài các nguyên nhân chính trên, phụ nữ mang thai bị ốm nghén có thể do một số nguyên nhân khác như:
- Mang đa thai.
- Mẹ có tiền sử ốm nghén ở lần mang thai trước
- Có tiền sử bị phản ứng phụ là nôn ói khi uống thuốc tránh thai > do cơ thể phản ứng với estrogen.
- Bị say xe, say sóng…
- Gia đình đã có lịch sử bị nghén.
2. Ốm nghén từ tuần thứ mấy? Ốm nghén bao lâu thì hết?
Triệu chứng ốm nghén ở bà bầu thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ, sớm nhất là từ tuần thứ 4 – 6 của thai kỳ và triệu chứng sẽ thuyên giảm sau 3 tháng đầu của thai kỳ và biến mất sau khoảng 14 tuần (trong tam cá nguyệt thứ 2). Tuy nhiên, có một số mẹ bị ốm nghén nặng có thể sẽ mất thêm một tháng nữa mới có thể thoải mái được, có khi kéo dài suốt cả thai kỳ.
3. Ốm nghén có tốt không?
Tình trạng ốm nghén khi mang thai khiến mẹ cảm thấy mỏi mệt, nhiều mẹ thắc mắc không biết ốm nghén là tốt hay xấu?. Ốm nghén thông thường được cho là không có hại. Về mặt sinh học thì thai nghén có tác dụng bảo vệ thai nhi. Còn các chuyên gia thì cho rằng, ốm nghén khi mang thai là dấu hiệu cho thấy thai nhi đang phát triển tốt.
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, các nội tiết tố tăng cao được cho là để bảo vệ thai nhi khi còn rất non, yếu.

Về mặt thực tế thì tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu phải hạn chế ăn nhiều loại thực phẩm. Chính điều này giúp mẹ có thể tránh được các truy cơ truyền bệnh qua đường thức ăn. Ngoài ra, bà bầu ốm nghén thường ít sảy thai hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ốm nghén trở nên nghiệm trọng khi mẹ có các biểu hiện nôn ói quá nhiều mà không thể ăn uống được gì thì hãy đến gặp ngay các bác sỹ chuyên khoa để được khám, điều trị, chăm sóc cũng như xây dựng cho bản thân một chế độ dinh dưỡng tốt, đảm bảo dinh dưỡng khi ốm nghén thai kỳ.
4. Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu buồn nôn và nôn khi mang thai không gây hại tới sức khoẻ của cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, các mẹ cần tìm cách khắc phục tình trạng bằng cách bổ sung cho cơ thể đủ nước và điện giải để không bị mất nước, giảm cân quá mức. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến cân nặng của thai nhi khi sinh. Mất nước quá mức có thể dẫn tới tình trạng rối loại tuyến giáp, nước ối.
5. Ốm nghén nên và không nên ăn gì?

Để giảm triệu chứng ốm nghén khi mang thai, thực phẩm chính là phương thuốc hiệu quả, dinh dưỡng và an toàn nhất cho mẹ bầu giúp thuyên giảm và điều trị triệu chứng ốm nghén thai kỳ. Một câu hỏi được đặt ra là mẹ bầu nên và không nên ăn gì trong giai đoạn này. Blog Mẹ Yêu Con cũng đã có một bài đánh giá rất chi tiết, các mẹ có thể tham khảo ở đường link phía dưới ⤵️⤵️⤵️⤵️
6. Ốm nghén phải làm sao?

Bà bầu bị ốm nghén nên làm gì để cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn? Blog cũng đã có bài chia sẻ 6 mẹo nhỏ giúp điều trị triệu chứng ốm nghén hiệu quả ⤵️⤵️⤵️⤵️. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị ốm nghén nặng thì hãy đến gặp bác sỹ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
7. Ốm nghén có sốt không?
Giai đoạn đầu mang thai, do sự thay đổi của hormone HCG trong máu khiến bà bầu xuất hiện những dấu hiệu khác so với bình thường như buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, mệt mỏi, khó chịu…Đây là những triệu chứng mà các mẹ gói đó là ỐM NGHÉN.

Tuy nhiên, có mẹ thắc mắc sốt có là một triệu chứng của ốm nghén không? Bà bầu bị ốm nghén có bị sốt không? Câu trở lời và: Sốt không nằm trong danh sách các triệu chứng của ốm nghén. Sốt là một trong những phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Khi bà bầu bị sốt, nhiệt độ của cơ thể tăng cao hơn mức bình thường (36.5 độ C – 37 độ C) có thể sẽ đi kèm với một số triệu chứng khác của ốm nghén như đã được liệt kê ở trên khiến các mẹ nhầm tưởng.
Viêm nhiễm đường tiết niệu, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc nhiễm trùng túi ối…là một trong số những nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt khi mang thai. Giai đoạn này, sức đề kháng của cơ thể không được tốt như bình thường cùng với thể trạng yếu trong giai đoạn ốm nghén là điều kiện thuận lợi để các tác nhân gây bệnh tấn công.
SỐT có ảnh hưởng tới thai nhi không? Mức độ ảnh hưởng của sốt còn phụ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ và nguyên nhân khiến bà bầu bị sốt. Nếu mẹ chỉ sốt ở mức độ nhẹ khi nhiệt độ cơ thể chỉ cao hơn mức bình thưởng khoảng 0,5 độ thì sẽ ít ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Tuy nhiên, nếu mẹ sốt từ 38 độ trở lên và kéo dài sẽ là rất nguy hiểm cho bé, điều này có thể gây ra một số vấn đề như: doạ sảy thai, mẹ đẻ non, bị nhiễm khuẩn huyết thai kỳ hay có thể để lại những di tật cho bé…Điều này còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa của mẹ. Bởi vậy, nếu không được điều trị kịp thời thì SỐT nặng rất nguy hiểm tới sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi.
8. Ốm nghén có bị đau đầu không?

Nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu bị đau đầu là do:
- Do sự thay đổi hormone khiến bà bầu bị ốm nghén, xáo trộn tuần hoàn máu.
- Do chế độ ăn uống không lành mạnh (uống quá nhiều caffein) tác động tới hệ thần kinh hay việc để cơ thể bị đói.
Thông thường, phụ nữ mang thai 3 tháng đầu sẽ bị đau nửa đầu và vai gáy. Triệu chứng này là rất tự nhiên khi mang thai tuy nhiên mẹ cũng nên theo dõi, thăm khám tình trạng bệnh để tránh cách biến chứng không mong muốn.
Ngoài những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau đầu trên, còn một số nguyên nhân khác như:
- Do stress, mệt mỏi
- Do thiếu ngủ, thường xuyên phải hoạt động, làm việc quá sức
- Do uống không đủ nước để bổ sung lượng nước thiếu hụt trong giai đoạn ốm nghén.
- Do hạ đường huyết.
9. Phân biệt ốm nghén nặng và nhẹ
Đối với các mẹ bầu bị ốm nghén nhẹ thì tình trạng buồn nôn sẽ chỉ thoáng qua một hoặc hai lần trong ngày mà thôi. Còn đối với các mẹ bầu ốm nghén nặng thì cơn buồn nôn sẽ kéo dài hàng giờ mỗi ngày và có thể xảy ra tình trạng nôn ói thường xuyên.
Lưu ý: Việc điều trị tình trạng ốm nghén của bà bầu còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của ốm nghén tới cuộc sống, sinh hoạt, sức khoẻ của mẹ chứ không nằm ở vấn đề ốm nghén nặng hay ốm nghén nhẹ.
Nguồn TK:
– Vinmec: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/om-nghen-buon-non-va-non-khi-mang-thai-luc-nao-se-bat-dau/
– Huggies: https://www.huggies.com.vn/mang-thai/tam-ca-nguyet-dau-tien/co-thai-bao-lau-om-nghen-cach-giam-cac-trieu-chung-om-nghen
– yentre.vn: https://yeutre.vn/bai-viet/om-nghen-va-tat-tan-tat-nhung-dieu-ban-nhat-dinh-phai-biet.23616/