Nội dung bài viết
Khi mang bầu, cơ thể và sức khoẻ của mẹ đều thay đổi, rất dễ mắc nhiều chứng bệnh thai kỳ, một trong số đó là bệnh trĩ mà hầu hết mẹ bầu nào cũng đều mắc phải. Bệnh trĩ khiến mẹ đau đớn, khó chịu nếu không được điều trị kịp thời còn có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ, cần làm gì khi bị bệnh trĩ và bị bệnh trĩ có sinh thường được không sẽ được giải đáp trong bài viết hôm nay.
Bệnh trĩ là gì và vì sao bà bầu dễ bị mắc bệnh trĩ?
Trĩ là bệnh gây nên do sự giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ xung quanh hậu môn, khi chúng bị viêm và sưng phồng lên được gọi là trĩ.
Mẹ bầu thường bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, do nồng độ tiết tố Progesterone tăng cao ảnh hưởng đến sự co bóp của nhu động ruột, khiến các tĩnh mạch dễ bị sưng, gây ra táo bón. Sự gia tăng áp lực lên ổ bụng chèn ép mạch máu dưới tử cung, khiến máu khó lưu thông, gây sưng đau và dẫn đến trĩ. Bên cạnh đó, khi mang thai mẹ bầu thường bị táo bón cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ hoặc khiến bệnh trĩ thêm nghiêm trọng.
Bài viết liên quan:
- [Chia sẻ] Cách bổ sung DHA đúng cách cho bà bầu
- Hướng dẫn cách bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách
- Mẹ bầu ăn gì để thai nhi tăng cân nhanh trong 3 tháng cuối?
1. Dấu hiệu mắc bệnh trĩ khi mang thai
Rất dễ để phát hiện mẹ bầu có bị bệnh trĩ không chỉ với một vài dấu hiệu sau:
- Khi đi ngoài bị đau rát hậu môn, ra máu thấm vào giấy vệ sinh hoặc nhỏ giọt
- Khu vực hậu môn bị ngứa rát do dịch từ búi trĩ tiết ra
- Khi bệnh trĩ nặng hơn, bũi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn với hình dạng như quả nho
Khi có những dấu hiệu này, mẹ đừng ngại ngần mà hãy đến các cơ y tế để được khám và điều trị sớm, không để bệnh trở nặng sẽ rất khó chữa và còn gây ra sự đau đớn, lo lắng và phiền toái, ảnh hưởng đến sức khoẻ cả mẹ & bé.
2. Mẹ bầu bị bệnh trĩ có sinh thường được không?
Tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh mà mẹ có thể sinh thường hoặc không. Nếu mẹ bị trĩ nhẹ thì hoàn toàn có thể sinh thường, mặc dù việc đẻ thường sẽ khiến cho tình trạng bệnh trĩ trở nặng hơn do búi trí sa xuống nhiều hơn, khiến mẹ bị đau rát khi đại tiện.
Nếu bệnh trở nặng với các triệu chứng búi trĩ đã thò ra ngoài, đại tiện bị chảy nhiều máu thì mẹ nên chọn cách sinh mổ để không gây áp lực thêm cho vùng hậu môn. Sau khi sinh, khi đã hồi phục phần cơ bên dưới, các bác sĩ sẽ chuẩn đoán và có phác đồ điều trị, cắt trĩ phù hợp nhất cho các mẹ.
3. Giải pháp hạn chế bệnh trĩ khi mang bầu
Để hạn chế bệnh trĩ khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý tới một vài những vấn đề sau:
- Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày, không nhịn đại tiện lâu vì phân tích tụ nhiều sẽ gây ra táo bón là nguyên nhân gây nên trĩ
- Uống nhiều nước mỗi ngày, từ 2-3 lít.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… giúp đại tiện dễ dàng hơn
- Hạn chế ngồi quá lâu, thường xuyên vận động đi bộ hay các bài tập liên quan đến xương chậu, thúc đẩy tuần hoàn máu và tăng cường sự dẻo dai cho các cơ dưới vùng kín. Một số bộ môn như tập yoga, bơi lội, kegel cũng giúp cải thiện lưu thông máu, kích thích nhu động ruột, giảm táo bón.
- Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đại, tiểu tiện, sử dụng giấy vệ sinh mềm, không màu, không mùi để tránh tổn thương hậu môn
- Tránh căng thẳng khi đi vệ sinh, đặt bàn chân lên một chiếc ghế để hạn chế áp lực cho xương chậu
- Tắm và ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 hoặc tắm dưới vòi hoa sen 2 lần/ ngày sẽ giúp vùng hậu môn được sạch sẽ và giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.
- Khi bị sưng đau vùng hậu môn, mẹ hãy chườm một viên đá lạnh, rất hiệu qủa trong việc giảm đau và ngứa.
Tuy nhiên, mẹ vẫn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất hạn chế sự phát triển của bệnh trĩ khi mang thai nhé.
4. Một số mẹo trị bệnh trĩ cho mẹ bầu bằng thảo dược thiên nhiên
– Xông hơi lá diếp cá: Trong lá diếp cá có thành phần Quercetin và Isoquercetin có khả năng làm bền chắc tĩnh mạch hậu môn cho mẹ bầu bị trĩ. Ngoài ra, diếp cá còn có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm sưng đau và thu nhỏ búi trĩ.
Cách dùng: Lấy lá diếp cá nấu nước, đổ ra một chiếc bô sạch và ngồi lên để xông hậu môn. Khi nước nguội, vớt lá diếp cá đắp vào hậu môn. Xông hơi mỗi ngày đến khi triệu chứng đau sưng được cải thiện.
– Dầu dừa: Vì đặc tính kháng khuẩn, chống viêm nên dầu dừa là bài thuốc dân gian điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Mẹ hãy lấy một miếng bông y tế thấm dầu dừa và bôi vào hậu môn 2-3 lần/ ngày.
Ngoài ra, các mẹ cũng thắc mắc bà bầu bị trĩ bôi thuốc gì? Tuỳ vào tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ xác định điều trị cho mẹ bằng thuốc hay phẫu thuật cắt búi trĩ.
Tuy nhiên dù điều trị bằng cách gì, một chế độ ăn uống khoa học, thói quen sống lành mạnh, thường xuyên vận động sẽ giúp mẹ bầu tránh mắc phải bệnh trĩ khi mang bầu.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: