Nội dung bài viết
Phương pháp trữ sữa mẹ cho bé dùng cho những khoảng thời gian mẹ vắng nhà – đặc biệt là khi mẹ hết chế độ nghỉ thai sản được rất nhiều mẹ áp dụng. Thao tác thực hiện vắt sữa và bảo quản sữa mẹ khá đơn giản, tuy nhiên bảo quản sữa mẹ như thế nào để sữa được giữ trọn dưỡng chất, hương vị của sữa cho bé thì không phải mẹ nào cũng biết. Dưới đây là hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra, các mẹ cùng tham khảo để thực hiện nhé!
Vì sao cần bảo quản sữa mẹ khi vắt ra?
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng bao gồm: Chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất, kháng thể tự nhiên…Trong trường hợp sữa mẹ nhiều, trẻ không bú hết, các mẹ thường vắt ra để cho trẻ dùng tiếp cho cữ sau.
Thông thường, khi vắt sữa ra khỏi bầu vú, sữa mẹ sẽ để được khoảng 6 tiếng với nhiệt độ phòng thoáng mát, và khoảng 4 tiếng với phòng có nhiệt độ cao hơn. Sau khoảng thời gian, sữa mẹ vắt ra có thể bị vi khuẩn xâm nhập làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa, đồng thời cũng không thể giữ nguyên những thành phần dinh dưỡng có trong sữa…Chính bởi vậy, để giữ lại được sữa mẹ cho bé trong các cữ bú khác, các mẹ cần biết cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra.
Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng?
Có rất nhiều cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra, tùy thuộc theo mục đích sử dụng mà các mẹ có thể lựa chọn các cách bảo quản như: Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ phòng, cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra trong tủ lạnh, cách bảo quản sữa mẹ ở tủ đông…
Sau khi vắt sữa mẹ và đựng vào đồ trữ sữa chuyên dụng (Nên là bình thủy tinh hoặc bình nhựa/túi trữ sữa an toàn) các mẹ có thể áp dụng một trong những cách bảo quản sữa mẹ vắt ra như sau:
Cách 1: Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra tại nhiệt độ phòng
Với nhiệt độ phòng trên 26 độ, mẹ có thể bảo quản trong vòng 4 tiếng (6 – 8 tiếng đối với phòng thoáng mát, nhiệt độ dưới 25 độ C). Lưu ý, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường trong dụng cụ đựng sữa như bình hoặc túi thì cần đậy nắp hoặc kéo miệng túi lại, không để hở vì dễ bị vi khuẩn xâm nhập hoặc bụi bẩn rơi vào, đồng thời tránh trường hợp sữa bị đổ.
Cách 2: Bảo quản sữa mẹ khi vắt ra tại ngăn mát tủ lạnh hoặc tủ đông
– Nếu mẹ muốn bảo quản sữa để dùng cho bé trong ngày hoặc ngay ngày hôm sau thì nên bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh còn nếu muốn trữ lâu hơn thì nên bảo quản sữa mẹ trong tủ đông (Thông thường đối với ngăn mát các mẹ nên bảo quản sữa vắt ra được trong khoảng 1 – 2 ngày, ngăn đông để khoảng 1 – 3 tháng, còn đối với tủ đông chuyên dụng có thể để đến 6 tháng – dưới 1 năm)
– Trước khi để sữa mẹ vắt ra vào ngăn mát/tủ động các mẹ nên ghi đầy đủ thông tin: Ngày vắt sữa, số thứ tự sử dụng, lượng sữa (đối với dụng cụ trữ sữa không chia ml) để thuận tiện cho việc quản lý, theo dõi cũng như sử dụng
– Ưu tiên sử dụng sữa vắt trước dùng trước, bởi nếu để quá lâu, thành phần trong sữa mẹ cũng sẽ bị giảm dần
– Mẹ nên để lại một khoảng trống trong bình/túi trữ sữa vì sữa là chất lỏng nên khi đông lại sẽ có hiện tượng giãn nở. Tốt nhất, mỗi túi sữa nên trữ bằng lượng bú theo nhu cầu của trẻ
– Cách bảo quản sữa mẹ có giúp giữ được dưỡng chất có trong sữa hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dụng cụ trữ sữa. Các mẹ lưu ý, chọn loại bình/túi trữ của thương hiệu uy tín, không chứa chất độc hại.
Lưu ý khi áp dụng cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
Bảo quản sữa mẹ như thế nào là đúng, là hiệu quả trong việc lưu trữ chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ, bên cạnh việc thực hiện tốt những thao tác trong cách vắt sữa, cách bảo quản sữa mẹ theo các phương pháp, các mẹ còn cần đặc biệt lưu ý những điều sau:
– Không hòa lẫn sữa mẹ với vắt vào bình/túi trữ sữa đã được bảo quản trong ngăn mát, bởi nguồn sữa đó đã có chứa nước bọt của trẻ, vi khuẩn từ đó sẽ xâm nhập và làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa
– Đảm bảo tiệt trùng, vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ vắt sữa, trữ sữa
– Tủ lạnh dùng để bảo quản sữa cũng cần đảm bảo vệ sinh, tránh để sữa cùng thịt sống hay các thực phẩm gây mùi
– Sữa mẹ đã sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ thường không nên cất lại vào ngăn mát hay ngăn đông. Sau 6 tiếng để ở nhiệt độ phòng mẹ không nên tiếp tục dùng cho trẻ
Có thể nói, áp dụng cách bảo quản sữa mẹ vắt ra cực thích hợp với những mẹ mong muốn bé yêu được sử dụng sữa mẹ nhiều nhất có thể. Bài viết trên đây đã giới thiệu cũng như hướng dẫn các mẹ một số cách bảo quản sữa mẹ an toàn, hi vọng các mẹ đã nắm được các nội dung liên quan đến việc bảo quản sữa mẹ như thế nào là đúng. Để đảm bảo chất lượng nguồn sữa, các mẹ cũng đừng quên hãy giữ cho mình một chế độ dinh dưỡng khoa học và nghỉ ngơi đầy đủ nhé!