Nội dung bài viết
- Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi có gì đáng chú ý
- Thực đơn ăn dặm BLW kết hợp kiểu Nhật cho bé 7 – 9 tháng tuổi
- 1. Thực đơn 1
- 2. Thực đơn 2
- 3. Thực đơn 3
- 4. Thực đơn 4
- 5. Thực đơn 5
- 6. Thực đơn 6
- 7. Thực đơn 7
- 8. Thực đơn 8
- 9. Thực đơn 9
- 10. Thực đơn 10
- 11. Thực đơn 11
- 13. Thực đơn 13
- 14. Thực đơn 14
- 15. Thực đơn 15
- 16. Thực đơn 16
- 17. Thực đơn 17
- 18. Thực đơn 18
- 19. Thực đơn 19
- 20. Thực đơn 20
- 21. Thực đơn 21
- 22. Thực đơn 22
- 23. Thực đơn 23
- 24. Thực đơn 24
- 25. Thực đơn 25
- 26. Thực đơn 26
- 27. Thực đơn 27
- 28. Thực đơn 28
- 29. Thực đơn 29
- 30. Thực đơn 30
- 31. Thực đơn 31
Bé nhà mình đã bước sang tháng thứ 7 và mẹ đang tìm kiếm công thức chế biến thực đơn ăn dặm BLW kết hợp ăn dặm kiểu Nhật (kiểu Nhật đơn giản). Vậy mẹ hãy cùng Blog Mẹ Yêu Con tìm hiểu 31 thực đơn ăn dặm BLW kết hợp kiểu Nhật cho bé 7 – 9 tháng tuổi chắc chắn sẽ đem tới cho bé những bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng, tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi có gì đáng chú ý
Để xây dựng một chế độ dinh dưỡng, một thực đơn ăn dặm đảm bảo dầy đủ dinh dưỡng cho bé thì mẹ cần hiểu về sự phát triển của trẻ. Vậy sự phát triển trẻ 7 tháng tuổi có gì đặc biệt?
1. Sự phát triển về chiều cao và cân nặng
Đối với các bé 7 tháng tuổi sẽ có chỉ số cân nặng và chiều cao như sau:
- Đối với các bé trai sẽ nặng khoảng 8,3kg và cao khoảng 69,2cm.
- Đối với các bé gái sẽ nặng khoảng 7,6cm và cao khoảng 67,3cm.
Những con số trên chỉ là những con số trung bình bởi sẽ có bé cao hơn, nặng hơn, cũng sẽ có bé thấp hơn và nhẹ hơn chỉ số này một chút. Giai đoạn trẻ 7 tháng tuổi là giai đoạn mà trẻ sẽ phát triển một cách vượt trội cả về thể chất và trí tuệ. Do đó, việc đảm bảo bổ sung cho bé một chế độ dinh dưỡng đảm bảo dinh dưỡng là điều mẹ cần phải làm. Vậy trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
2. Trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Nếu như trước khi bước vào giai đoạn ăn dặm, thức ăn chính của bé chỉ là sữa mẹ hay là sữa công thức thì đến giai đoạn 7 tháng tuổi sẽ được khám phá thế giới ẩm thực cùng với những trải nghiệm thú vị dành riêng cho mình. Khi đó, các bữa ăn dặm của bé sẽ phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho bé ăn dặm như chất đường bột, chất đạm, chất béo và trái cây. Giúp bé làm quen với những loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ.
Cũng không giống như giai đoạn bé 6 tháng tuổi tập ăn dặm. Giai đoạn 7 tháng tuổi này, trẻ đã có những chiếc răng sữa đầu tiên. Bởi vậy mà những bữa ăn dặm của bé sẽ không còn đơn thuần là những bữa ăn dặm với bột, cháo xay nhuyễn. Để tập cho bé có một phản xạ nhai tốt nhất, mẹ phải tăng dần độ cứng của thức ăn. Để biến các bữa ăn dặm của bé trở thành một niềm vui mỗi ngày của trẻ. Đây là lý do nhiều mẹ áp dụng phương pháp ăn dặm tự chỉ huy thay vì ăn dặm truyền thống.
- Bỏ túi kiến thức ăn dặm tự chỉ huy đơn giản, hiệu quả
- Những điều cần biết khi cho trẻ ăn dặm theo phương pháp BLW
3. Chế độ dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi
Từ khi bước vào hành trình ăn dặm, nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ là không đủ đảm bảo dưỡng chất cho bé. Bởi vậy mà mẹ phải bổ sung thêm các nhóm thực phẩm khác vào chế độ dinh dưỡng của bé. Khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bé, mẹ phải đảm bảo cung cấp thêm các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho bé trong mỗi bữa ăn dặm.
3.1. Bổ sung Sắt
Sắt là nguyên liệu giúp cơ thể tạo ra các tế bào máu. Mẹ có thể bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé các nhóm thực phẩm giàu Sắt như các loại thịt đỏ, rau xanh đậm, họ đậu, ngũ cốc. Đặc biệt khi kết hợp nhóm thực phẩm giàu Sắt và giàu Vitamin C sẽ giúp quá trình hấp thu Sắt được cải thiện.
3.2. Bổ sung kẽm
Việc bổ sung kẽm cho cơ thể sẽ giúp tăng sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Các thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như thịt bò, thịt cừu, tôm, bí ngô, măng tây, sữa chua…
3.3. Bổ sung Vitamin C
Vitamin C là loại dưỡng chất quen thuộc giúp giảm thiểu khả năng bị nhiễm trùng, thường là bị lở loét trong niêm mạc miệng ở trẻ nhỏ. Nhóm thực phẩm giàu Vitamin C có thể kể đến như dâu tây, cam quýt, đu đủ, kiwi…
3.4. Bổ sung Vitamin A
Vitamin A có tác dụng tăng cường sức khỏe đôi mắt, giúp tránh tình trạng mờ mắt, khô mắt, quáng gà…Nhóm thực phẩm giàu Vitamin A như khoai lang, cà rốt, trái cây, rau quả màu xanh đạm, sữa nguyên chất, thịt bò…
3.5 Bổ sung Vitamin D
Vitamin D có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngủ, cá mòi hay các loại ngũ cốc nguyên hạt, sữa bò, sữa chua hay các sản phẩm từ sữa khác. Vitamin D có tác dụng giúp hệ xương phát triển vượt bậc. Ngoài việc bổ sung các nhóm thực phẩm giàu Vitamin D, mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách thường xuyên cho bé tắm nắng, hoạt động thể lực ngoài trời.
3.6. Bổ sung Omega-3
Đối với các bé bắt đầu biết ngồi, biết bò. Khả năng hoạt động trí não của bé sẽ liên tục phát triển. Khi đó, omega-3 đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trí não của bé. Các nhóm thực phẩm giàu Omega-3 tốt cho bé như các loại cá da trơn, cá biển hay các loại tảo biển, các loại hạt khô như óc chó, hạt chia.
Thực đơn ăn dặm BLW kết hợp kiểu Nhật cho bé 7 – 9 tháng tuổi
Để giúp các mẹ đơn giản trong việc nghiên cứu, xây dựng một thực đơn ăn dặm BLW kết hợp kiểu Nhật cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi. Mẹ hãy tham khảo 31 thực đơn ăn dặm phía dưới nhé.
1. Thực đơn 1
- Cháo, dầu óc cho
- Bầu nghiền
- Thịt bò
2. Thực đơn 2
- Cháo + dầu óc chó
- Cà rốt nghiền
- Tôm sông
3. Thực đơn 3
- Cháo + dầu óc chó
- Bông cải
- Cá hồi
4. Thực đơn 4
- Cháo trắng
- Khoai bở
- Thịt heo
5. Thực đơn 5
- Khoai lang nghiền
- Susu luộc
- Thịt bò
6. Thực đơn 6
- Cháo + dầu óc chó
- Cà rốt
- Thịt heo
7. Thực đơn 7
- Cháo trắng
- Lươn
- Mồng tơi
8. Thực đơn 8
- Cháo + dầu óc chó
- Thịt gà
- Bí đao
9. Thực đơn 9
- Cháo trắng + dầu óc chó
- Tôm
- Rau mồng tơi
10. Thực đơn 10
- Cháo + dầu óc chó
- Cá hồi
- Bắp mỹ
11. Thực đơn 11
- Bột gạo Gerber
- Cải thìa
- Lươn
12. Thực đơn 12
- Cháo
- Thịt bò
- Bắp mỹ
13. Thực đơn 13
- Cháo + dầu óc chó
- Susu
- Cá hồi
14. Thực đơn 14
- Cháo yến mạch
- Cá hồi
15. Thực đơn 15
- Cháo yến mạch
- Thịt bò
- Cải thìa
16. Thực đơn 16
- Cháo mix yến mạch
- Lươn
- Bông cải xanh
17. Thực đơn 17
- Cháo trắng + dầu óc chó
- Cá thu
- Bí đỏ
18. Thực đơn 18
- Bột gạo Gerber
- Lòng đỏ trứng gà hấp
19. Thực đơn 19
- Yến mạch
- Thịt heo
- Khoai mỡ
20. Thực đơn 20
- Yến mạch
- Thịt bò
- Cà rốt
21. Thực đơn 21
- Cháo trắng
- Gan gà hấp
- Bông cải trắng
22. Thực đơn 22
- Cháo trắng
- Rau ngót
- Lươn
23. Thực đơn 23
- Cơm trắng
- Pate gan gà
- Mướp hương
24. Thực đơn 24
- Cháo trắng
- Pate gan gà
- Khoai mỡ
25. Thực đơn 25
- Soup yến mạch gà bắp mỹ nấm rơm
26. Thực đơn 26
- Yến mạch + bột Gerber
- Pate gan gà
- Bắp mỹ
27. Thực đơn 27
- Cơm trắng
- Cá thu
- Bí ngòi
- Mướp hương
28. Thực đơn 28
- Soup yến mạch thịt gà cà rốt rau càng cua
29. Thực đơn 29
- Cháo khoai tây cà rốt thịt bò
30. Thực đơn 30
- Soup yến mạch thịt gà nấm bắp
31. Thực đơn 31
- Cháo trắng
- Susu
- Cá hồi
Vậy là mẹ đã cùng blog tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi cùng với đó là 31 thực đơn ăn dặm BLW kết hợp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 9 tháng tuổi. Chúc mẹ thành công!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: