Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

[Giải mã] 6 loại cá bà bầu không nên ăn?

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
4.6k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • 6 loại cá bà bầu không nên ăn?
    • 1. Các loại cá thuộc họ cá mập, cá thu, cá kiêm, cá kình
    • 2. Cá ngừ
    • 3. Cá nóc
    • 4. Cá khô
    • 5. Cá hộp
    • 6. Các loại gỏi cá, cá sống
  • Một số nguyên tắc cơ bản mẹ bầu cần nhớ khi ăn cá

Đối với phụ nữ mang thai thì chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ của mẹ và sự phát triển toàn diện của thai nhi. Cá là một loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng được nhiều mẹ bổ sung vào thực đơn cho bà bầu. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại cá đều tốt. Vậy phụ nữ mang thai không nên ăn những loại cá nào? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé.

6 loại cá bà bầu không nên ăn?

Bà bầu có nên ăn cá thu không?

Đối với các mẹ bầu, việc bổ sung cá vào thực đơn dinh dưỡng phải đảm bảo các yếu tố:

  • Giàu dưỡng chất: DHA, Protein và khoáng chất…
  • Hàm lượng thuỷ ngân thấp.

Việc này sẽ giúp đảm sức khoẻ cho mẹ bầu và sự an toàn cho thai nhi. Bởi vậy, mẹ cần đặc biệt lưu ý hoặc tránh sử dụng các loại cá dưới đây nhé.

1. Các loại cá thuộc họ cá mập, cá thu, cá kiêm, cá kình

Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại cá biển rất giàu omega-3, vitamin B, Iốt, selen và Vitamin D rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ đang bú mẹ. Tuy nhiên, việc bà bầu ăn quá nhiều các loại cá này sẽ tăng nguy cơ đẻ non, ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh của thai nhi bởi trong các loại cá biển có chứa nhiều thuỷ ngân. Khi được bổ sung vào cơ thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi.

Theo khuyến cáo của viện Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA và EPA năm 2004 thì để đảm bảo an toàn cho thai nhi, mẹ bầu cần tránh xa nhóm cá biển có hàm lượng thuỷ ngân cao gồm cá kiếm, cá thu lớn, cá kình và các loại cá thuộc họ nhà cá mập.

Lý giải: Do hàm lượng thủy ngân lắng đọng trong nước sẽ được tự động chuyển hoá thành methylmercury sẽ được cá hấp thụ, nó gắn chặt vào từng bế bào của cá. Bởi vậy mà dù ba mẹ có chế biến chúng như thế nào đi chăng nữa thì lượng thuỷ ngân này vẫn sẽ nằm trong từ miếng thịt cá. Mẹ cần biết rằng, cá càng lớn thì càng chứa nhiều thuỷ ngân. Theo các chuyên gia đánh giá, các loại cá càng lớn, tuổi thọ lâu hơn và thức ăn của chúng thường là những loại cá nhỏ khiến cho nồng độ thuỷ ngân trong chúng cao hơn do được tích tụ nhiều hơn.

2. Cá ngừ

Bà bầu có nên ăn cá ngừ không?
Bà bầu có nên ăn cá ngừ không?

Cá ngừ là một loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và rất tốt cho phụ nữ mang thai. Cá ngừ có hàm lượng Protein cao, giúp bổ sung khoáng chất, Vitamin D, Omega-3 thúc đẩy sự phát triển của thai nhi. Vậy tại sao cá ngừ lại được liệt kê trong danh sách những loại cá bà bầu không nên ăn?

Bởi mỗi bà bầu chỉ nên ăn 170g cá ngừ/tuần, nếu vượt quá mức này thì có thể gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi bởi hàm lượng thủy ngân có trong cá ngừ thuộc mức cao, cao gấp 7 lần so với các loại cá biển khác. Khi cơ thể mẹ bị nhiễm thuỷ ngân sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ sau này, trẻ sẽ gặp những vấn đề như chậm đi, chậm nói hay khả năng tư duy chậm.

Kết luận: Bởi vậy, nếu mẹ bầu vẫn quyết định bổ sung cá ngừ vào danh sách thực phẩm cần thiết thì cần đặc biệt chú ý đến việc chỉ ăn cá ngừ với một lượng vừa đủ thôi nhé, không được vượt quá mức 170g cá ngừ/tuần.

3. Cá nóc

Mẹ cần phân biệt giữa 2 khái niệm cá lóc và cá nóc nhé. Cá nóc là một loại cá có chứa độc tố Tetradotoxin trong buồng trứng, độc tố hepatoxin ở gan có thể gây ngộ độc và đặc biệt nguy hiểm, có thể gây tử vong khi ăn. Bởi vậy, các mẹ cần tránh xa CÁ NÓCđể tránh bị ngộ độc hay sảy thai.

Cá nóc có chứa độc tố rất nguy hiểm cho bà bầu
Cá nóc có chứa độc tố rất nguy hiểm cho bà bầu

Còn CÁ LÓC(thuộc bộ cá quả) lại là một loại thực phẩm bổ dưỡng cho bà bầu.

Cá lóc rất tốt cho phụ nữ mang thai

Kết luận: Phụ nữ mang thai có thể ăn CÁ LÓC nhưng không nên ăn CÁ NÓC nhé!

4. Cá khô

Bà bầu có nên ăn cá khô không? Câu trả lời là không, các loại cá khô luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Vậy tại sao bà bầu không nên ăn cá khô?

Bà bầu không nên ăn cá khô
Bà bầu không nên ăn cá khô

Lý giải cho điều này chính là bởi phương pháp chế biến cá khô bằng muối và phơi khô trong điều kiện tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn Listeria xâm nhập và tồm tại gây nguy hại cho thai nhi.

Thêm nữa, trong thành phần cá khô có chứa một hàm lượng muối cao nên khi bà bầu ăn có thể khiến cơ thể mẹ bầu tăng tuyền nước bọt, khiến dịch dạ dày bị pha loãng và giảm khả năng tiêu hoá dẫn tới bệnh cao huyết áp, sơ cứng động mạch. Ngoài ra, việc này còn làm tổn thương huyết quản, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình cung cấp máu tới các tổ chức ở não dẫn tới tình trạng thiếu máu khi mang thai, thiếu dưỡng khí ở tế bào não khiến mẹ bầu bị suy giảm trí nhớ, phản ứng chậm.

5. Cá hộp

Cá hộp có an toàn với phụ nữ mang thai không?

Giải đáp: Trong quá trình sản xuất và đóng gói sản phẩm, để có thể tạo ra một mùi vị hấp dẫn và giúp quá trình bảo quản được lâu thì nhà sản xuất đã bổ sung thêm một lượng chất phụ gia, chất tạo mùi, sắc tố, đường hoá học…để hạn chế tình trạng thối giữa, chống oxy hoá hay các chất làm trắng, chất kết tủa. Bởi vậy, tốt nhất là các mẹ không nên sử dụng cá hộp hay các loại thực phẩm đóng hộp bởi nó tồn tại những mối nguy hiểm như vi khuẩn, bị ngộ độc không tốt cho sức khoẻ của cả mẹ bầu và thai nhi.

6. Các loại gỏi cá, cá sống

Tất nhiên, bà bầu không nên ăn thực phẩm chưa chín kỹ hoặc tái chín chứ không nói riêng cá bởi trong đồ ăn sống có chứa rất nhiều loại vi khuẩn hay kí sinh trùng gồm salmonella, toxoplasmosis, sán…có hại cho sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của con.

Một số nguyên tắc cơ bản mẹ bầu cần nhớ khi ăn cá

Ngoài việc hạn chế hay tránh xa những loại cá được liệt kê trên thì khi sử dụng cá để chế biến món ăn cho bà bầu. Các mẹ cần nhớ:

  • Không nên ăn vượt quá mức 350g cá hay các loại thuỷ hải sản mỗi tuần.
  • Mua cá phải đảm bảo cá thật tươi sống và phải rõ nguồn gốc. Bởi vậy, nếu thấy cá có hiện tượng thối giữa, ươn thì mẹ nên bỏ qua nhé. Ngoài ra, các loại cá được nuôi trong môi trường độc hại, ô nhiễm cùng rất nguy hiểm đối với sức khoẻ.
  • Khi chế biến cá, hãy làm thật sạch nội tạng và khoang bụng cá để loại trừ triệt để nguồn bệnh tiềm ẩn.
  • Thay vì sử dụng các loại cá biển thì mẹ có thể thay thế bằng các loại cá nước ngọt để đảm bảo an toàn.
  • Thay vì bổ sung Omega-3 từ cá, mẹ có thể tham khảo việc bổ sung Omega 3 từ trứng, sữa, trái cây, các loại hạt tốt cho bà bầu, ngũ cốc.

Kết luận: Cá là một loại thực phẩm rất giàu dưỡng chất đặc biệt tốt cho sức khoẻ bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên không phải loại cá nào cũng tốt, đặc biệt là các loại cá biển như cá thu, cá kiếm, cá kình, cá nóc hay những loại cá đóng hộp, các loại cá được chế biến một cách thủ công và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

5 năm ago
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

5 năm ago
Next Post
Sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ được

[Giải đáp] Sau khi sinh bao lâu thì có thể quan hệ?

Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn trứng vịt lộn không?

Bà bầu ăn ngải cứu có tốt không?

Bà bầu ăn ngải cứu không có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

Hướng dẫn cách làm cháo phô mai cho bé ăn dặm

Hướng dẫn cách làm cháo phô mai cho bé ăn dặm

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

Chỉ số thai nhi giúp nhận biết sự phát triển của thai nhi có bình thường không?

Cùng mẹ đọc bảng chỉ số thai nhi theo tuần tuổi đơn giản nhất

5 năm ago
thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

6 năm ago
Cháo ngô thịt gà cho bé 7 tháng tuổi

Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

5 năm ago
Gợi ý 6 món cháo “chuẩn” ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Gợi ý 6 món cháo “chuẩn” ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

7 năm ago
Cháo ếch đậu xanh cho bé 7- 8 tháng tuổi ăn dặm

[Gợi ý] 6 món cháo ếch cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

5 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress