Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

[Giải đáp] Vì sao que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh?

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
1.1k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • Có thai thì có kinh không?
  • Phân biệt máu báo thai và máu kinh
  • Nguyên nhân que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh
    • 1. Thử thai quá sớm
    • 2. Sẩy thai sớm
    • 3. Mang thai ngoài tử cung
    • 4. Sử dụng que thử sai cách
  • Hướng dẫn sử dụng que thử thai đúng cách
    • 5. Chất lượng que thử thai
    • 6. Sử dụng thuốc điều trị khi kiểm tra que thử thai
    • 7. Viêm nhiễm phụ khoa
  • Xử lý tình huống que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh như thế nào?

Theo nguyên tắc, khi phụ nữ mang thai sẽ không có kinh nữa nhưng vì sao nhiều người dùng que thử thai thấy 2 vạch có nghĩa là đã có thai nhưng sau đó vẫn thấy xuất hiện kinh nguyệt? Để giải đáp cho câu hỏi vì sao que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh, các mẹ hãy cùng Blog Mẹ yêu con đi tìm hiểu nhé!

Vì sao que thử thai 2 vạch mà vẫn có kinh
Vì sao que thử thai 2 vạch mà vẫn có kinh

Có thai thì có kinh không?

Hàng tháng phụ nữ đều có kinh nguyệt là do sau khi trứng rụng, màng trong tử cung bong ra gây xuất huyết gọi là hành kinh. Khi trứng được thụ thai với tinh trùng sẽ hình thành phôi thai trong tử cung nên trứng không rụng nữa và sẽ không gây ra kinh nguyệt cho đến khi kết thúc thai kỳ. Mất kinh trở thành một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết nữ giới có mang thai hay không, vì vậy có thể chắc chắn một điều rằng có thai thì sẽ không có kinh. Tuy nhiên, sau khi thụ thai, ở quần lót của bạn có thể xuất hiện những đốm máu nhỏ, kéo dài khoảng 2-3 ngày, đó là máu báo thai mà nhiều người nhầm tưởng là máu kinh. Vậy phân biệt máu báo thai và máu kinh như thế nào?

Phân biệt máu báo thai và máu kinh

Máu kinh có màu đỏ sẫm kèm theo dịch nhầy và một số mảnh vụn của niêm mạc tử cung, lượng máu kinh khá nhiều có thể lên tới 60-80ml. Đôi khi có thể xuất hiện những cục máu đông to và sẽ kéo dài 3-7 ngày mới hết kỳ kinh. Máu kinh còn đi liền với những biểu hiện như đau bụng, căng tức ngực, mệt mỏi, đau lưng…

Trong khi đó, máu báo thai là một trong những dấu hiệu nhận biết mang thai rất dễ phân biệt bởi nó chỉ là một vài giọt máu nhỏ có màu nâu nhạt hoặc hồng đỏ và không có mùi. Tuỳ cơ địa mỗi người, máu báo thai có thể kéo dài 1-2 ngày. Máu báo thai không đi kèm dịch nhầy, không vón cục và cũng không có những biểu hiện khác như đau bụng như khi hành kinh.

Phân biệt máu báo thai và máu kinh
Phân biệt máu báo thai và máu kinh

Ngoài máu báo thai và máu kinh, nhiều trường hợp ra máu bất thường có thể do mang thai ngoài tử cung, sảy thai… Vì vậy, các chị em phải quan sát rất kỹ các hiện tượng ra máu này để kịp thời phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị.

XEM THÊM:

  • Những dấu hiệu bất thường khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức cẩn thận
  • 22 điều cấm kỵ khi mang thai 3 tháng đầu
  • Em bé trong bụng mẹ đã biết làm những gì mỗi ngày?

Nguyên nhân que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh

Tuy que thử thai có độ chính xác rất cao nhưng trong một vài trường hợp đặc biệt, nhiều chị em dù thấy que thử thai hiện rõ 2 vạch nhưng sau đó lại có hành kinh bình thường. Điều này khiến cho các chị em vô cùng lo lắng nhất là khi đang mong có thai. Que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh tuy gặp ở nhiều nữ giới nhưng là một hiện tượng rất không bình thường và nó có thể là dấu hiệu cho thấy một vấn đề nguy hiểm đang xảy ra.

Bạn hãy theo dõi những nguyên nhân khiến que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh dưới đây để đi khám bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu bất thường nhé!

1. Thử thai quá sớm

Khi vừa mới đậu thai, túi ối chưa chiếm hết tử cung nên vẫn xảy ra tình trạng bong tróc niêm mạc tử cung nếu thời gian đậu thai trùng với thời gian hành kinh và dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và sẽ không xuất hiện nữa khi túi ối lớn hơn. Nếu hành kinh còn đi kèm với các cơn đau bụng thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám sớm.

2. Sẩy thai sớm

Đây cũng là một trong những nguyên nhân vô cùng nguy hiểm khiến que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh. Tại thời điểm bạn dùng que thử thai 2 vạch là đã có em bé nhưng sau đó lại sảy thai nên kinh nguyệt vẫn diễn ra bình thường. Biểu hiện của sẩy thai là ra máu như hành kinh nhưng đi kèm đau bụng bất thường.

3. Mang thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là một trường hợp nguy hiểm khác khi que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh. Nguyên nhân là do thai không nằm trong tử cung mà nằm ở những nơi khác ngoài tử cung, phổ biến nhất là nằm trong vòi trứng, khi thai vỡ

4. Sử dụng que thử sai cách

Mỗi loại que thử thai có thể sẽ có những cách sử dụng khác nhau, nếu thực hiện không đúng hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ dẫn đến kết quả không chính xác. Một số lỗi các chị em thường mắc phải khi dùng que thử thai như: không lấy đủ lượng nước tiểu trên que thử thai, không chờ đủ thời gian mới xem kết qủa…

Hướng dẫn sử dụng que thử thai đúng cách

Hãy cùng tham khảo hướng dẫn sử dụng que thử thai đúng cách cho kết quả chính xác nhất dưới đây bạn nhé.

Bước 1: Kiểm tra kỹ tình trạng que thử thai xem còn hạn sử dụng không.

Bước 2: Lấy nước tiểu vào trong một chiếc cốc

Bước 3: Xé vỏ đựng que thử thai

Bước 4: Cắm que thử thai vào cốc nước tiểu sao cho không vượt quá vạch giới hạn nước tiểu được in trên que thử thai.

Bước 5: Đợi trong 5 phút và xem kết quả (không để quá 10 phút)

Tốt nhất, các bạn hãy đọc và thực hiện đúng như hướng dẫn sử dụng in trên bao bì que thử thai nhé.

Hướng dẫn sử dụng que thử thai đúng cách
Hướng dẫn sử dụng que thử thai đúng cách

5. Chất lượng que thử thai

Chất lượng que thử thai cũng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả mà nó thể hiện. Các loại que thử thai không rõ nguồn gốc, que thử thai hết hạn sử dụng, bị hỏng… đều khiến cho kết quả không còn chính xác. Vì vậy, nếu sau khi que thử thai 2 vạch nhưng vẫn xuất hiện kinh nguyệt, bạn hãy đợi vài ngày sau rồi thử lại với chiếc que mới khác.

6. Sử dụng thuốc điều trị khi kiểm tra que thử thai

Kết quả que thử thai phụ thuộc vào nồng độ hCG trong nước tiểu của người phụ nữ. Nếu bạn dùng que thử thai khi đang hoặc vừa mới ngưng sử dụng những loại thuốc điều trị có hCG thì kết quả sẽ cho thấy 2 vạch mặc dù bạn không hề mang thai. Một số loại thuốc có hCG như: thuốc lợi tiểu, thuốc an thần, thuốc chứa paracetamol, thuốc hỗ trợ sinh sản…

7. Viêm nhiễm phụ khoa

Những bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm đường sinh dục… cũng khiến cho kết quả que thử thai bị sai, có thai nhưng chỉ hiện 1 vạch hoặc không có thai nhưng lại hiện 2 vạch.

Xử lý tình huống que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh như thế nào?

Có thể thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân khiến cho kết quả của que thử thai không chính xác, vì vậy khi thấy xuất hiện kinh nguyệt sau khi que thử thai cho kết quả 2 vạch, bạn hãy thật bình tĩnh và suy nghĩ kỹ về nguyên nhân. Bạn có thể gọi điện cho mẹ, chị gái, người thân và bạn bè đã có kinh nghiệm để xin lời khuyên.

Khi xuất hiện kinh nguyệt bình thường nhưng không đi kèm các biểu hiện bất thường như đau bụng thì bạn có thể thử lại que thử thai sau 2-3 ngày. Nếu có các biểu hiện bất thường, hãy đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nếu có vấn đề nguy hiểm.

Hy vọng những kiến thức trên đây đã giúp các chị em trả lời được câu hỏi vì sao que thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh và cách xử lý trong tình huống này.

  • Tìm hiểu thêm: [Chuẩn WHO] Chiều dài và cân năng của thai nhi theo tuần tuổi
Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

4 năm ago
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

4 năm ago
Next Post
#6 cách trị hăm tã hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho bé

#6 cách trị hăm tã hoàn toàn tự nhiên và an toàn cho bé

Lịch khám thai cho mẹ bầu

[Chú ý] Các mốc khám thai, lịch khám thai quan trọng không thể bỏ qua

Bột ăn dặm Gerber cho bé

[Chuẩn] Hướng dẫn pha bột ăn dặm Gerber đúng cách

Sữa Aptamil Profutura Úc, Anh, Đức có tốt không?

Sữa Aptamil Profutura Úc, Anh, Đức có tốt không?

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

TOP 7 loại bột ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay

7 năm ago
thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

6 năm ago
sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu?

7 năm ago
Chỉ số thai nhi giúp nhận biết sự phát triển của thai nhi có bình thường không?

Cùng mẹ đọc bảng chỉ số thai nhi theo tuần tuổi đơn giản nhất

5 năm ago
Cháo ngô thịt gà cho bé 7 tháng tuổi

Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

5 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress