Nội dung bài viết
Mẹ có biết giấc ngủ của bé là quan trọng như thế nào không? Chuyện ăn, chuyện ngủ quyết định đến quá trình phát triển của trẻ nhỏ trong những ngày tháng đầu đời. Khi mà trẻ nhỏ được ngủ đủ giấc và ngủ đủ sâu thì khi đó não bộ của trẻ sẽ phát triển tốt hơn bình thường. Đây cũng chính là điều kiện để trẻ phát triển những tiềm năng đặc biệt.
Ngoài ra thì mẹ cũng nên biết rằng, sau mỗi giấc ngủ ngon thì trẻ sẽ không cáu gắt, không khó chịu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ nhỏ. Ngoài ra thì mẹ cũng sẽ không phải thức trắng đêm cùng bé.
Đọc vị giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Mỗi giai đoạn thì nhu cầu về giấc ngủ của trẻ sẽ là khác nhau. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ không tuân theo nhịp ngày đêm và chu kỳ ngủ của trẻ sẽ là ngắn hơn so với người lớn và đôi khi bị giật mình thức dậy vài lần trước khi ngủ tiếp là việc hết sức bình thường mẹ nhé. Trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi) thường sẽ ngủ khoảng 16 – 18 tiếng mỗi ngày và mỗi giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài từ 30 phút – 3 tiếng và chỉ thức dậy những lúc mà bé đói và cần bú mẹ. Bởi vậy mà mẹ cũng không phải đánh thức bé dậy vì lo sợ bé bị đói nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không được ăn mẹ nhé.
>> Xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo đúng tiêu chuẩn
Còn đối với các bé từ 1 – 6 tháng tuổi: đây là giai đoạn mà bé đã dần làm quen với môi trường bên ngoài. Mặc dù vậy thì bé vẫn sẽ ngủ khá nhiều, thời lượng giấc ngủ của bé có thể đạt tới 15 giờ. Cũng trong giai đoạn này thì giấc ngủ của bé bắt đầu được hình thành theo chu kỳ thức – ngủ. Bé bắt đầu nhận thức được sự khác biệt giữa ngày và đêm. Giấc ngủ đêm của bé sẽ kéo dài từ 9,5 giờ đến 11,5 giờ. Giấc ngủ ngày của bé ngắn dần và khoảng 3,5 giờ đến 5,5 giờ.
Còn đối với các bé từ 6 tháng – 1 tuổi thì đây là giai đoạn mà giấc ngủ của bé đã theo nhu cầu và nhịp sinh học. Giấc ngủ ngày của bé sẽ giảm từ 3 – 4 giấc xuống chỉ còn 1 – 2 giấc ngủ. Trong khi đó thời lượng giấc ngủ của bé là khoảng 14 giờ mỗi ngày.
Bé có thể ngủ rất ngoan vào ban ngày nhưng thường lại quấy khóc nhiều vào ban đêm do đồng hồ sinh học vẫn chưa được thiết lập khiến mẹ mệt mỏi vì thường phải thức trắng đêm cùng con. Đặc biệt thể trạng của các bé là khác nhau, đồng hồ sinh học của bé vẫn chưa được thiết lập và khác nhau nên giấc ngủ sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên thì thường các bé cùng lứa tuổi về cơ bản sẽ có chung thời lượng giấc ngủ.
Nguyên nhân nào khiến giấc ngủ của bé không sâu?
Có khá nhiều những nguyên nhân khiến giấc ngủ của bé không được sâu, bé khó ngủ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Với trẻ sơ sinh, việc các bé quấy khóc và không ngủ về đêm là điều hoàn toàn bình thường và các mẹ không nên quá lo lắng. Nguyên nhân khiến bé thức dậy từ giữa đêm tới gần sáng có thể là do 2 nguyên nhân:
- Đầu tiên: có thể là do bé có cảm giấc bất an khi rời xa vòng tay của mẹ hoặc không có ti của mẹ.
- Thứ hai: là do bé có thói quen uống sữa về đêm khiến bé giật mình tỉnh giấc và đòi ăn.
Ngoài ra, cũng có thể bé cảm thấy không được khỏe. Chẳng hạn như bé bị đầy bụng, bé bị lồng ruột hay bé bị sốt, bé đái dầm hoặc khi mà không khí trong phòng nóng, lạnh hoặc quá ồn ào…khiến bé cảm thấy khó chịu và khóc thét.
Tiếp theo thì tư thế ngủ cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của trẻ. Nếu bé ngủ không đúng tư thế có thể khiến tim, mạch máu bị ép. Khi đó oxy sẽ không đủ để cung cấp cho cơ thể từ đó khiến cho giấc ngủ của bé không được sâu, bé sẽ cảm thấy khó ngủ và thức giấc giữa chừng. Có nhiều bé có một trí tưởng tượng cao sẽ nghĩ rằng là mình đang đi lạc giữa một thế giới bóng đêm và có cảm giác sợ ngủ. Bé cảm thấy lo sợ cũng khiến giấc ngủ của bé trở nên khó khăn hơn.
Việc thiếu chất cũng khiến bé khó ngủ hơn đặc biệt là thiết các vitamin và khoáng chất. Ví dụ như Canxi có tác dụng an thần, Magie giúp gây buồn ngủ, các loại vitamin B6 và B12 giúp làm dịu thần kinh, inositol hỗ trợ tăng cường giấc ngủ ở trẻ nhỏ.
Chú ý: Việc cho trẻ uống quá nhiều nước ngọt hay ăn quá nhiều Socola cũng sẽ khiến trẻ khó ngủ hơn.
Đối với bé từ 3 – 5 tuổi là độ tuổi mà các bé bắt đầu được ngủ riêng và khi đó giấc ngủ của bé cũng có thể thay đổi bởi nhiều những lỗi sợ khác nhau. Đặc biệt là đối với các bé mang tâm lý bị ép phải ngủ riêng các mẹ à.
Ngoài ra, môi trường mới, lạ lẫm cũng khiến giấc ngủ của bé không được sâu. Điều này thường xảy ra khi gia đình mới chuyển nhà hoặc chuyển trường mầm non cho bé. Mẹ hãy nhớ điều này nhé.
Vậy làm sao để các bé có một giấc ngủ ngon
Từ những nguyên nhân trên thì làm thế nào để bé có một giấc ngủ ngon, ngủ sâu? Ba mẹ hãy cố gắng tạo cho bé có một thói quen ngủ đúng giấc, ngủ đủ giờ mỗi ngày. Khi đó bé sẽ phát triển toàn diện đồng thời mẹ cũng sẽ không mất quá nhiều thời gian, công sức trong việc chăm con.
- Bé cần học được cách phân biệt giữa ngày và đêm trong giai đoạn 7 tuần đầu tiên để bé ngủ dài hơn vào ban đêm và ngủ ít hơn vào ban ngày. Đối với các bé 8 – 12 tuần tuổi, bé cần học được cách thiết lập thời gian biểu, giúp bé có thói quen sinh hoạt hàng ngày như là đồng hồ sinh học và thực hiện nó cho tới khi bé được 10 tuổi. Ba mẹ hãy cố gắng giúp bé có thể thực hiện đúng thời gian biểu. Bé sẽ quen dần với việc đó khi bé thực hiện tốt nó trong 8 – 12 tuần.
- Có rất nhiều mẹ thường có thói quen ôm để ru con ngủ đến khi nào bé ngủ say thì đặt bé xuống nôi, cũi, giường. Điều này là không nên các mẹ nhé. Mẹ nên đặt bé vào nôi, giường khi bé còn thức rồi ru bé ngủ để bé có một thói quen tự lập mỗi khi ngủ. Để khi mà bé có giật mình tỉnh giấc thì bé vẫn có thể ngủ lại được sau đó.
- Hãy cố gắng tạo cho bé một không gian trong lành, yên tĩnh cùng một môi trường nhiệt độ và ánh sáng vừa phải để giấc ngủ của bé không bị làm phiền, bé ngủ sâu hơn và ngon hơn.
Ngoài ra, mẹ cũng nên cho bé măm đủ no trước khi bé ngủ. Bé sẽ chỉ thức giấc khi mà bé đói. Hãy cho bé ăn đủ sữa trước khi tới giấc ngủ tiếp theo. Đặc biệt, việc hình thành thói quen bú đêm của các bé khiến các mẹ lo sợ thường là do việc bé ngủ tiếp sau khi bú được một ít và cảm thấy chưa no thì bé sẽ không ngủ ngon và giấc ngủ của bé sẽ ngắn hơn. Tới khi bé thức dậy thì mẹ sẽ nghĩ là bé đói và cho bé ăn tiếp. Từ đó hình thành thói quen “bú đêm”. Do đó, mẹ hãy đánh thức bé dậy và cho bé măm tiếp nếu bé ngủ khi bé chưa no. Các bé với một hơi dài, khi bú có thể sẽ phát ra tiếng gù gù rồi mẹ có thể thấy bụng bé căng tròn rồi từ từ đi vào giấc ngủ sâu kéo dài. Đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đã no rồi.
Đối với các bé lớn thì việc “bé đêm” khi ngủ sẽ khiến bé bị sâu răng, đầy hơi do bé bú mà không được ợ hơi ra. Khi đó bé sẽ cảm thấy khó chịu, khó ngủ, bé sẽ quấy khóc. Ngoài ra, mẹ cũng cần:
- Bổ sung cho bé các loại khoáng chất và Vitamin thiết yếu như: canxi, magie, vitamin B6, B12, inositol trong những bữa ăn của bé.
- Thêm nữa, với các bé lớn hơn thì trước sự thay đổi về môi trường như chuyển nhà, chuyển trường hay khi bé ra ngủ riêng thì khi đó, ba mẹ hãy quan tâm tới bé nhiều hơn, hãy nói chuyện nhiều hơn với bé. Hãy chuẩn bị trước tâm lý cho bé vững vàng để bé có thể đón nhận sự thay đổi đó nhanh hơn theo hướng tích cực hơn.
- Ngoài ra, thói quen kể chuyện, đọc sách hay trò chuyện với bé trước khi ngủ cũng giúp tình cảm giữa bố mẹ và bé được tốt hơn. Khiến bé luôn cảm thấy được an toàn, được yêu thương và bé sẽ ngủ ngon hơn.
Với những nguyên nhân khiến giấc ngủ của bé không được sâu và một số gợi ý để bé có một giấc ngủ ngon, ngủ sâu. Nếu như mẹ đã thực hiện cách trên mà giấc ngủ của bé vẫn không thể cải thiện thì mẹ cần trai đổi với bác sỹ để nắm rõ hơn về tình trạng sức khỏe cũng như nguyên nhân khiến bé khó ngủ.
Trẻ sơ sinh ăn bao nhiêu là đủ?
Bé mới chào đời, kích thước dạ dày còn rất nhỏ. Mỗi lần bé ăn chỉ khoảng 30ml là vừa đủ, sau đó có thể tăng dần lên 60ml theo ngày trong 1 tuần đầu tiên.
Mẹ hãy nhớ rằng: Sữa mẹ luôn là nguồn thức ăn tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên trong trường hợp sữa mẹ chưa kịp về, mẹ cần bổ sung nguồn dinh dưỡng khác tốt cho bé với thành phần có 5 Nucleotides và Axit béo Palmitic là một trợ thủ đắc lực: làm tăng hoạt tính các Enzyme tiêu hóa, thúc đẩy sự trưởng thành của ruột để tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, đảm bảo cho bé sức đề kháng tối ưu.
Nguồn: Tổng hợp