Nội dung bài viết
Bé 6 tháng là thời điểm bắt đầu tập ăn dặm, bé sẽ vẫn cần được đảm bảo duy trì bú mẹ hay uống sữa công thức trong giai đoạn này. Vậy bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày là hợp lý? Lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi ra sao?
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Mẹ hãy nhớ rằng, trong quá trình ăn dặm, các bữa ăn dặm chỉ là các bữa phụ để mẹ bổ sung thêm nhiều các nguồn dưỡng chất từ nhiều nguồn thực phẩm khác ngoài sữa mẹ hay sữa công thức. Bé được 6 tháng tuổi cần được bổ sung thêm sắt khi lượng sắt bé có được khi còn trong bụng mẹ không còn đủ. Do đó, mẹ cần bổ sung cho bé thêm chất sắt từ các nguồn thực phẩm khác. Không những vậy, với thành phần dinh dưỡng được đảm bảo đầy đủ chất từ các bữa ăn dặm cũng giúp bé hình thành và phát triển não bộ, các kỹ năng vận động khác được tốt hơn.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày? câu trả lời là còn tùy thuộc vào thể trạng của từng bé và phương pháp ăn dặm mà mẹ áp dụng. Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến nhất có thể kể đến như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm tự chỉ huy và ăn dặm kiểu truyền thống. Với mỗi phương pháp sẽ có cách thức thực hiện, thời gian, cách chế biến và các nguyên tắc riêng. Do đó, số lượng bữa ăn dặm 1 ngày đối với các bé 6 tháng tuổi còn phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm mà mẹ chọn cho các bé nữa.
Ăn dặm kiểu Nhật – Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm đang được nhiều mẹ Việt Nam sử dụng. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dành cho các bé 6 tháng tuổi với mục đích chính chỉ là để giúp các bé tập làm quen với mùi vị của thức ăn, kích thích vị giác của bé phát triển. Do đó, mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé ăn 1 bữa kết hợp với việc cho bé bú mẹ hay uống sữa công thức, không nên ép bé ăn mà hãy để bé ăn theo nhu cầu.
Việc xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng kiểu Nhật khoa học, hiện đại sẽ giúp bé dễ dàng thích nghi với thức ăn hơn, bé ăn tốt, khỏe mạnh, phát triển tốt. Mẹ hãy bắt đầu cho bé ăn dặm với cháo loãng tỷ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước) trong khoảng 1 tuần đầu tiên để tập cho bé làm quen trước. Trong các tuần sau, mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng được kết hợp với 1 đến 2 loại rau dễ tiêu cho bé như cà rốt…được xay nhuyễn để tăng khẩu vị ăn của bé. Để bé không bị nghẹn, bị tổn thương khi ăn dặm thì mẹ cần đảm bảo thức ăn của bé cần đảm bảo độ trơn và độ mịn.
Ăn dặm tự chỉ huy – Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Xét về mục địch của phương pháp ăn dặm này đối với những bé 6 tháng tuổi cũng giống như phương pháp ăn dặm kiểu Nhật chỉ để bé tập làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Thời điểm thích hợp của phương pháp ăn dặm này là bữa cơm của gia đình. Hãy giúp bé cảm nhận được niềm vui trong ăn uống thay vì đặt mục tiêu 3 bữa/ngày cho bé quá sớm.
Gợi ý cho mẹ một số loại thực phẩm tốt cho bé 6 tháng tuổi trong giai đoạn ăn dặm:
- Thịt, cá, gà mềm
- Trứng gà
- Các loại bánh mỳ
- Cải bó xôi
- Chuối thái nát, quả bơ
- Mì cắt ngắn
- Bơ đậu phộng…
Ăn dặm kiểu truyền thống – Bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Với phương pháp ăn dặm này, mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc đảm bảo đúng lịch ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi. Mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn lúc mẹ rảnh rỗi, khi cả mẹ và bé cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo khoảng thời gian giữa 2 bữa ăn dặm trong ngày phải cách xa nhau để đảm bảo bé có thể tiêu hóa được hết lượng thức ăn từ bữa ăn dặm trước đó.
Bé 6 tháng tuổi ăn dặm, mới đầu mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng ít rồi tăng từ từ để đảm bảo lượng đạm cung cấp cho bé không tăng quá nhanh gây quá tải cho thận. Hãy đảm bảo lượng đảm trong mỗi khẩu phần ăn của bé là hợp lý với từng độ tuổi của bé.
Mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa đối với các bé biếng ăn. Hãy đảm bảo bé vừa ăn dặm, vừa được bú mẹ đầy đủ mẹ nhé.
Vấn đề bé 6 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày không chỉ phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm mẹ chọn cho bé mà nó còn phụ thuộc vào thể chất của từng bé, có bé ăn nhiều, có bé ăn ít. Mẹ đừng ép bé ăn mà hãy để bé ăn theo nhu cầu của bé. Kết hợp ăn dặm với bú mẹ hay sử dụng sữa công thức cho bé là sự kết hợp hoàn hảo đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Bài viết liên quan.