Nội dung bài viết
Mít là một loại trái cây thơm ngon được nhiều người yêu thích, vì vậy rất nhiều chị em thắc mắc rằng bà bầu ăn mít được không hay bà bầu ăn mít có tốt không. Dựa trên những cơ sở khoa học, bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi này một cách rõ ràng, dễ hiểu.
- Tổng hợp 10 loại hạt tốt cho phụ nữ khi mang thai không thể bỏ qua
- 9 lợi ích tuyệt vời của đu đủ chín đối với phụ nữ mang thai
- Tìm hiểu lợi ích của hạt chia đối với phụ nữ mang thai
- Giải đáp câu hỏi: Bà bầu ăn bưởi có tốt không?
Lý do khiến nhiều mẹ bầu nghi vấn không biết có được ăn mít không là bởi mọi người cho rằng mít nóng, không tốt cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra những giá trị dinh dưỡng mà mẹ bầu không thể bỏ qua có trong những múi mít vàng ươm.

Những dưỡng chất có trong quả mít tốt cho mẹ bầu và thai nhi
Mít là không chỉ là một loại trái cây thơm, ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng tốt cho phụ nữ khi mang thai.
– Hàm lượng calo cao: 100g thịt mít cung cấp 95 calo. Đường đơn fructose và sucrose làm tăng dự trữ năng lượng và tiếp thêm sinh khí cho cơ thể.
– Chất xơ: 1,5g tốt cho hệ tiêu hoá
– Vitamin A: Trong 100g mít chứa 5mcg vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene –Ay, lutein và cryptoxathin-Ay giúp bảo vệ phổi và ngăn ngừa ung thư khoang miệng.
– Vitamin C: Hàm lượng vitamin C 13,8 mg/100g thịt mít giúp cơ thể tang cường hệ miễn dịch.
– Các vitamin B: B1, B2, B3, B5, B6, B9
– Các khoáng chất khác: kali, magie, mangan, sắt…
Với thành phần dưỡng chất trên, bà bầu ăn mít sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus, giúp cải thiện sức khoẻ của làn da…Với hương vị ngọt ngào, mẹ có thể kết hợp mít với nhiều loại trái cây khác để tạo thành một món ăn thơm, ngon mà lại giàu dinh dưỡng.

Bà bầu ăn mít có tốt không?
Theo dân gian, phụ nữ mang thai không nên ăn mít bởi ăn mít nóng, ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng đều khẳng định phụ nữ mang thai có thể ăn mít. Không những vậy, mít còn được xem là một loại trái cây tốt cho bà bầu khi trong thành phần của mít có chứa hàm lượng Vitamin nhóm B cao như Vitamin B6, niacin, riboflavin và axit folic.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Ăn mít chính là một trong những cách ‘ngọt ngào’ giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng của cơ thể khỏi sự xâm nhập của những virus, vi khuẩn gây bệnh.
– Hạn chế táo bón thai kỳ: Lượng chất xơ dồi dào trong trái mít giúp các mẹ bầu tiêu hoá dễ dàng hơn và từ đó giảm thiểu tình trạng táo bón mà đa số các mẹ đều gặp phải khi mang thai. Bên cạnh đó, chất xơ trong mít còn loại bỏ màng nhầy bám ở ruột, ngăn ngừa vết loét dạ dày và nguy cơ ung thư đại tràng.

– Giảm huyết áp cho những mẹ bầu bị cao huyết áp: Những bà bầu có tiền sử cao huyết áp nên ăn mít để cung cấp kali cho cơ thể giúp duy trì huyết áp trong tầm kiểm soát, ngăn ngừa bệnh tim mạch và hạn chế đột quỵ.
– Bảo vệ mắt và da: Hàm lượng vitamin A dồi dào không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh về mắt mà còn hỗ trợ quá trình phát triển tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và hệ thần kinh trung ương của thai nhi.
– Giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp: Sự tăng lượng hoocmon HCG khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến lượng hoocmon tuyến giáp trong máu gây ra rối loạn tuyến giáp gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Thường xuyên ăn mít sẽ giúp duy trì những chức năng bình thường của tuyến giáp, ngăn ngừa rối loạn tuyến giáp ở phụ nữ mang thai.

– Tăng cường xương chắc khoẻ: Lượng magie dồi dào mà mít cung cấp sẽ giúp cơ thể mẹ bầu dễ dàng hấp thụ canxi ngăn ngừa loãng xương và phát triển hệ xương chắc khoẻ cho bé.
– Ngăn ngừa thiếu máu: Tuy khó hấp thụ hơn sắt từ động vật nhưng hàm lượng chất sắt trong mít cũng góp phần giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng thiếu máu do thiếu sắt.
– Điều tiết hoocmon thai kỳ: Chính những hoocmon sản sinh trong thai kỳ khiến cho mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi. Ăn mít sẽ giúp kiểm soát việc điều tiết các hoocmon này để giúp mẹ thư giãn, thoải mái hơn.
Những nguy cơ có thể xảy ra với mẹ bầu khi ăn mít
Phụ nữ mang thai khi ăn mít có thể gặp một số nguy cơ sau:
- Mẹ bầu có thể bị dị ứng khi ăn mít.
- Đầy bụng, khó tiêu nếu ăn quá nhiều mít.
- Tăng lượng đường trong máu, không tốt cho các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ.
- Nếu mắc chứng rối loạn máu, ăn mít sẽ làm mẹ bầu nhanh đông máu và gây ra biến chứng nguy hiểm.
Vậy mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn mít?
Mít là một loại trái cây tốt cho phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên khi ăn mít, nhiều mẹ bầu có thắc mắc bà bầu ăn mít thường xuyên có tốt không? và để tránh ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
- KHÔNG ăn quá nhiều mít cũng không nên ăn mít thường xuyên. Mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 60g – 80g mít mỗi ngày (tương đương khoảng 12 miếng). Khi ăn mẹ bầu nên nhai kỹ và không nên ăn mít vào buổi chiều tối.
- Mẹ bầu có cơ địa mẫn cảm KHÔNG nên ăn mít vì dễ dị ứng.
- Thai phụ đang phải trải qua cấy ghép mô cũng KHÔNG nên ăn mít.
- Mẹ bầu thừa cân, béo phì, tiểu đường thai kỳ cũng KHÔNG nên ăn mít do lượng đường cao.
- Trước khi ăn mít, lau sạch phần nhựa dính trên cùi rồi tách múi mít ra, rửa qua với nước muỗi loãng để giảm dị ứng.
- Ngoài ăn trực tiếp, mẹ bầu có thể ăn mít cùng sữa chua hoặc yến mạch.
- Bà bầu có thể ăn được hạt mít luộc chín với nước và muối.
- Tuyệt đối KHÔNG ăn mít và mật ong cùng lúc vì sẽ làm cấu trúc phân tử của chúng thay đổi làm căng khí trong nội tạng rất nguy hiểm.

Bà bầu có được ăn mít sấy khô không?
Về thực chất, mít sấy khô chính là mít chín đã được chế biến làm khô dưới nhiệt độ cao. Khi đó, hàm lượng dinh dưỡng có trong mít khô sẽ bị mất đi bởi tác động của nhiệt độ. Ngoài ra, việc ăn mít sấy khô còn tiềm ẩn nguy cơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đây là điều tối kỵ đối với phụ nữ khi mang thai. Chính bởi vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn mít sấy, nếu ăn thì chỉ nên ăn một lượng ít và mua mít sấy của những thương hiệu uy tín tại những cửa hàng tốt.
Với những giải đáp trên, chắc hẳn mẹ đã tìm được lời giải cho thắc mắc bà bầu ăn mít có tốt không? Tóm lại, bà bầu ăn mít là rất tốt. Với những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời như trên, các mẹ bầu hãy bổ sung mít vào thực đơn ăn uống của mình cùng những loại thực phẩm khác và nhớ một số lưu ý phía trên để đảm bảo an toàn sức khoẻ của mẹ và bé trong thai kỳ nhé!
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: