Nội dung bài viết
Mận đang vào mùa ở miền Bắc và vị chua chua của mận chấm cùng muối chua cay Hảo Hảo là món khoái khẩu của nhiều chị em, đặc biệt là các mẹ đang mang bầu ốm nghén thèm ăn chua. Tuy nhiên, bà bầu ăn mận có được không và những ảnh hưởng của việc ăn mận đến sức khoẻ mẹ và thai nhi, hãy cùng Blog Mẹ yêu con đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Bà bầu ăn mận Hà Nội có tốt không?
Tại sao mình lại gọi là mận Hà Nội? đơn giản là để phân biệt giữa quả mận miền Bắc và mận miền Nam. Trong khi niềm Nam có những trái roi siêu ngon nhưng lại được gọi đồng âm với mận hậu.
Lo lắng trên của nhiều mẹ bầu xuất phát từ việc mận có tính nóng, nếu ăn quá nhiều có thể gây ra rôm sảy, mụn nhọt, thậm chí là xuất huyết, sảy thai và đẻ non. Tuy nhiên, trong mận chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho mẹ bầu nên phụ nữ mang thai được ăn mận với số lượng vừa phải, không ăn quá nhiều thì hoàn toàn không có vấn đề gì.
Giá trị dinh dưỡng cho trong quả mận
- Năng lượng: 20kcal
- Đạm: 600mg
- Canxi: 28mg
- Sắt: 400mcg
- Nước: 94g
- Chất béo: 200mg
- Chất xơ: 700mg
- Vitamin C, PP, B, A
Với những giá trị dinh dưỡng trên, việc ăn mận đúng cách và hợp lý sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho mẹ bầu và thai nhi.
Lợi ích của việc bà bầu ăn mận
1. Giảm ốm nghén
Mận là trái cây rất tốt trong việc giảm hiệu quả các triệu chứng ốm nghén thai kỳ. Vị chua chua ngọt ngọt của mận còn kích thích vị giác giúp mẹ bầu cảm thấy ngon miệng hơn.
2. Chữa táo bón
Trong Đông y, mận hậu được sử dụng như 1 bài thuốc chữa táo bón cho phụ nữ mang thai bởi mận có tác dụng điều trị khó tiêu, kích thích tiêu hoá cho mẹ bầu nhờ hạm lượng chất xơ dồi dào.
3. Ngăn ngừa sinh non
Lượng magie trong mận là một khoáng chất giúp hạn chế co thắt tử cung, điều hoà các cơ và phòng chống nguy cơ sinh non hiệu quả.
4. Tốt cho mắt
Nguồn vitamin A dồi dào sẽ giúp cải thiện thị lực của mẹ và phát triển thị lực cũng như não bộ cho thai nhi rất tốt. Vậy còn chờ gì mà không ăn mận ngay hôm nay nhỉ.
5. Tốt cho tim mạch
Hàm lượng chất xơ và các vitamin trong mận giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa đau tim, đột quỵ tim và bệnh tim mạch vàng.
6. Chống oxy hoá
Nhiều người cho rằng ăn mận sẽ bị nóng và mọc nhiều mụn, tuy nhiên, ngược lại thì mận lại là loại quả giúp làm đẹp da, ngăn chặn sự xuất hiện của mụn, kích thích tuần hoàn máu dưới da, mang đến làn da sáng khoẻ tự nhiên.
7. Tăng cường khả năng hấp thụ sắt
Trong trái mận có rất nhiều vitamin C – loại vitamin giúp tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể khi ăn các loại thực phẩm giàu sắt.
8. Hạn chế mệt mỏi, chuột rút
Mẹ bầu nào cũng sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi hay chuột rút vô cùng đau nhức, khó chịu. Thật may là axit xitric trong mận có khả năng chống mệt mỏi hiệu quả cho mẹ bầu.
9. Kiểm soát lượng đường trong máu
Chỉ số đường huyết IG của mận rất thấp nên giúp bà bầu kiểm soát được lượng đường trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
- Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên uống nước dừa không?
- 11 loại trái cây tốt cho bà bầu bị tiểu đường
Bà bầu ăn nhiều mận có tốt không?
Mẹ bầu ăn quá nhiều mận sẽ sinh nhiệt, gây nóng và ảnh hưởng tới chức năng của hệ tiêu hoá, khiến làn da mẹ mọc mụn. Ngoài ra, bà bầu cũng không nên ăn mận khi đói bởi mận có tính axit khiến dạ dày khó chịu. Phụ nữ mang thai mắc bệnh dạ dày hay đái tháo đường cũng cần tránh xa loại trái cây này.
Bà bầu cần lưu ý gì khi ăn mận?
Mận dù chứa nhiều Vitamin A, cung cấp cho cơ thể một lượng lớn carotein hữu ích cho phụ nữ mang thai. Không chỉ có vậy, mận còn rất giàu dưỡng chất như sắt, kali, chất béo…cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Ăn mận giúp giải độc cơ thể. Tuy nhiên, vì mận là một loại trái cây có tính nóng không kém nhãn hay vải. Bởi vậy, mẹ bầu nên hạn chế ăn mận nếu không muốn bị phát ban do nóng nhé.
Ngoài ra, để nhận được rất nhiều lợi ích từ mận, mẹ bầu nên ăn mận đúng cách theo các lưu ý dưới đây từ chuyên gia dinh dưỡng dưới đây:
- Không ăn quá nhiều mận. Mỗi ngày chỉ ăn 5 – 7 quả mận, sau bữa ăn.
- Không nên gọt vỏ vì các chất chống oxy hoá tập trung nhiều nhất ở vỏ quả.
- Trước khi ăn cần rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10-15 phút.
- Không ăn mận khi đói, lượng axit tăng cao sẽ hại dạ dày.
- Hạn chế chấm muối ớt do đồ cay mặn không tốt cho bà bầu.
- Nên chọn ăn mận tươi bởi lượng vitamin và khoáng chất nhiều hơn mận đã chế biến.
Bà bầu ăn mận Sài Gòn có tốt không?
Mận Sài Gòn (quả Roi ở miền Bắc) là một loại trái cây chứa nhiều nước với những tác dụng đặc biệt như sau:
- Ngăn ngừa tình trạng mất nước: Khi cơ thể mẹ bầu bị mất nước dẫn tới những triệu chứng nguy hiểm như đau đầu, chóng mặt, nhức đầu và nguy hiểm hơn là tình trạng sinh non. Mận Sài Gòn chứa hơn 93% là nước rất thích hợp để bổ sung nước cho cơ thể phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong những ngày hè nóng bức hay điều kiện thời tiết miền Trung và miền Nam.
- Giúp duy trì hoạt động của mắt: Mắt của phụ nữ khi mang thai có xu hướng hoạt động yếu hơn bình thường, đặc biệt là đối với những chị em làm việc văn phòng bởi thường xuyên phải làm việc với máy tính. Quả mận Sài Gòn với thành phần giàu Vitamin A được xem là một loại trái cây tốt giúp bổ sung lượng Vitamin A cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường khả năng hấp thụ Sắt: Mận bổ sung Vitamin C dồi dào giúp tăng cường sức đề kháng và khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể.
- Bảo vệ làn da mẹ bầu tốt hơn: Với thành phần chứa nhiều chất oxy hoá, bổ sung Vitamin A và Vitamin C giúp làn da mẹ bầu được sáng hồng, mịn màng.
- Tốt cho sức khoẻ tim mạch: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mận Sài Gòn bổ sung chất xơ và các dưỡng chất khác giúp giảm đáng kể lượng cholesrerol xấu có trong cơ thể. Giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm liên quan tới hệ tim mạch như đau tim, đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
Bà bầu ăn mận Sài Gòn cần lưu ý những gì?
Các loại trái cây dù tốt cho sức khoẻ phụ nữ mang thai như thế nào nhưng nếu ăn không đúng cách, ăn quá nhiều cũng không tốt. Bà bầu khi ăn mận Sài Gòn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không nên ăn quá nhiều: Mận Sài Gòn dù rất tốt cho sức khoẻ nhưng cũng nên ăn một lượng vừa đủ.
- Không nên gọt vỏ khi ăn: Mẹ có biết chất chống oxy hoá thường tập trung nhiều ở phần vỏ mận. Bởi vậy, khi ăn mận các mẹ không nên gọt vỏ mà nên rửa sạch và ngâm qua với nước muối.
- Ngâm nước muối trước khi ăn: Để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên ngâm mận trong nước muối loãng khoảng 15 – 20 phút trước khi ăn.
Cách chọn mận ngon cho bà bầu
Và cuối cùng, blog sẽ chỉ mẹ mẹo nhỏ chọn mận ngon, tốt cho bà bầu:
– Đối với mận miền Nam: Mẹ bầu nên chọn những trái mận Sài Gon có vỏ ngoài căng bóng, không bị dập nát. Nên chọn những trái còn nguyên lá hay cuống để biết mức độ tươi ngon.
– Đối với mận miền Bắc: Chọn quả tươi, ngon và đẹp mắt, không bị dập, bị bầm hay sâu thối. Những trái mận ngon sẽ có vỏ căng mọng và nhẵn bóng. Mận tươi sẽ có cuống tươi hay là nguyên chùm, nắn quả không bị mềm.
Mẹ không nên mua mận quá xanh hay quá chín mà nên chọn mua mận xen cả màu xanh và đỏ. Nếu trên quả mận có lớp phủ trắng chứng tỏ đó là mận tươi, vẫn còn nguyên phấn. Nên chọn những quả mận đều nhau, không bị dập nát.
Như vậy, chỉ cần ăn mận đúng cách sẽ mang lại những lợi ích về sức khoẻ cho cả mẹ bầu và thai nhi. Mùa mận đến rồi, các mẹ hãy tranh thủ ăn kẻo hết nhé!
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: