Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
1.4k
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • Bà bầu uống nước mía, ăn mía có tốt không?
  • Tác dụng của nước mía với bà bầu
    • 1. Giảm ốm nghén
    • 2. Tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón
    • 3. Tăng cường hệ miễn dịch
    • 4. Bảo vệ làn da
    • 5. Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng
    • 6. Tăng cường sức khoẻ cho thai nhi
  • Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy
  • Những lưu ý khi bà bầu ăn mía, uống nước mía

Rất nhiều chị em phụ nữ uống nước mía mỗi ngày từ khi biết mình có thai bởi cho rằng mía mang lại rất nhiều lợi ích cho thai nhi. Vậy bà bầu ăn mía, uống nước mía có thật sự tốt như lời đồn? Để giải đáp câu hỏi này, Blog Mẹ yêu con đã tham khảo các kinh nghiệm dân gian cũng như lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng.

Bà bầu uống nước mía, ăn mía có tốt không?

Mía là một loại thực vật rất phổ biến ở Việt Nam và chứa hàm lượng lớn các vitamin và khoáng chất cần thiết cho phụ nữ mang thai như: magie, sắt, canxi, vitamin A, B1, B2, B3, B5, B6 và vitamin C… Bởi vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên các mẹ bầu uống nước mía, ăn mía đúng cách sẽ rất tốt cho thai nhi.

Bà bầu uống nước mía có tốt không?

>>THAM KHẢO: Điểm mặt 10 loại nước ép tốt cho bà bầu không thể bỏ qua

Tác dụng của nước mía với bà bầu

Không chỉ mang lại cảm giác sảng khoái, dễ chịu, nước mía còn mang lại nhiều tác dụng về sức khoẻ cho mẹ bầu trong suốt thời gian mang thai để có một thai kỳ khoẻ mạnh.

1. Giảm ốm nghén

Trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu sẽ phải chịu đựng những cơn ốm nghén vô cùng mệt mỏi. Nước mía được coi là một bài thuốc chữa ốm nghén hiệu quả. Các mẹ chỉ cần hoà nước mía với một chút nước gừng và chia nhỏ ra để uống nhiều lần sẽ thấy tình trạng ốm nghén giảm hẳn. Bên cạnh đó, các mẹ bị nghén thường cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, thiếu sức sống, hàm lượng đường trong mía sẽ cải thiện năng lượng, bù nước cho cơ thể và cân bằng chỉ số đường huyết.

2. Tốt cho hệ tiêu hoá, ngăn ngừa táo bón

Tình trạng táo bón khi mang thai sẽ được cải thiện rất nhiều nếu mẹ bầu thường xuyên uống nước mía nhờ thành phần Kali có trong loại nước uống tự nhiên này. Đồng thời, nước mía còn giúp hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn và giảm tình trạng viêm nhiễm dạ dày.

3. Tăng cường hệ miễn dịch

Lượng chất chống oxy hoá tương đối cao trong nước mía giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu, phòng chống các bệnh cảm cúm, nhiễm trùng đường tiểu; giảm triệu chứng các bệnh khác như sỏi thận, vàng da. Nước mía cũng ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

4. Bảo vệ làn da

Khi nồng độ estrogen trong cơ thể tăng cao, tình trạng mụn trứng cá ở mẹ bầu sẽ nghiêm trọng hơn. Axit glycolic trong nước mía sẽ mang lại hiệu quả trị mụn hiệu quả, giúp bảo vệ làn da của các mẹ trong suốt thai kỳ.

5. Ngăn ngừa các vấn đề răng miệng

Một số tình trạng bệnh răng miệng phổ biến ở mẹ bầu là hôi miệng và sâu răng. Nước mía tuy ngọt nhưng chứa nhiều magie và canxi sẽ cải thiện sức khoẻ răng miệng cho các chị em.

6. Tăng cường sức khoẻ cho thai nhi

Lượng protein dồi dào trong nước mía rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Nước mía còn chứa Vitamin B9 hay còn gọi là axit folic là một dưỡng chất quan trọng giúp hạn chế rủi ro thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh như tật nứt đốt sống. Nứt đốt sống sẽ khiến bé gặp khó khăn trong quá trình học tập cũng như gặp các vấn đề đường ruột.

Bà bầu nên uống nước mía từ tháng thứ mấy

Với những lợi ích tuyệt vời như trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên uống nước mía trong suốt 40 tuần mang thai, ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, nước mía sẽ mang lại những tác dụng khác nhau như: giảm ốm nghén trong 3 tháng đầu, ngăn ngừa táo bón trong 3 tháng giữa và tăng cường dinh dưỡng cho thai nhi trong 3 tháng cuối.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên uống nước mía trong suốt 40 tuần mang thai
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên uống nước mía trong suốt 40 tuần mang thai

Những lưu ý khi bà bầu ăn mía, uống nước mía

Cũng như các loại thực phẩm khác, các mẹ bầu cũng nên ăn mía và uống nước mía đúng cách để đảm bảo hấp thu được tối đa dinh dưỡng từ nước mía và tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

– Không uống quá nhiều nước mía: Nếu các mẹ uống quá nhiều nước mía để thay cho nước lọc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và không tốt cho thai nhi. Các mẹ chỉ nên uống một lượng vừa phải, mỗi ngày nhiều nhất là 1 ly không quá 400ml.

Nước mía dù tốt nhưng bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía khi mang thai
Nước mía dù tốt nhưng bà bầu không nên uống quá nhiều nước mía khi mang thai

– Không uống nước mía cùng thuốc: Nếu các mẹ đang dùng thực phẩm chức năng hay thuốc chống đông máu thì không nên uống cùng nước mía vì sẽ cản trở tác dụng của cả nước mía và thuốc với cơ thể.

– Không nên bảo quản nước mía trong tủ lạnh: Các mẹ chỉ ép lượng nước mía đủ uống 1 lần, không nên để nước mía trong tủ lạnh bởi lượng đường cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây rối loạn đường tiêu hóa.

– Không uống nước mía vào sáng sớm, trước bữa ăn hoặc chiều tối sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hoá. Chỉ nên uống nước mía để giải khát vào buổi trưa hoặc xế chiều để bù nước sau khi ngủ dậy.

– Các mẹ bầu bị béo phì hoặc có dấu hiệu tăng cân quá nhanh tuyệt đối không nên uống thêm nước mía.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ lý giải được câu hỏi bà bầu uống nước mía có tốt không và biết thế nào là uống nước mía đúng cách để tốt cho cả mẹ và bé.

>> XEM THÊM: Thời điểm “vàng” mẹ bầu nên uống nước dừa để tốt cho cả mẹ và con

Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

4 năm ago
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

4 năm ago
Mọc lông bụng nhiều khi mang thai là trai hay gái

Mọc lông nhiều khi mang thai là con trai hay con gái?

5 năm ago
Next Post
Váng sữa Monte của thương hiệu nào?

TOP 3 loại váng sữa Đức tốt nhất trên thị trường hiện nay

Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh không?

Có nên quấn chũn cho trẻ sơ sinh không? Hướng dẫn cách quấn chũn cho bé

Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

Bà bầu ăn mướp có tốt không?

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

TOP 7 loại bột ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay

7 năm ago
sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu?

7 năm ago
thực đơn ăn dặm với thịt bò thơm ngon bổ dưỡng

[Gợi ý] 10 thực đơn ăn dặm với cháo thịt bò giàu dinh dưỡng

6 năm ago
Cháo ngô thịt gà cho bé 7 tháng tuổi

Cách chế biến ngô cho bé ăn dặm từ 7 tháng tuổi giàu dinh dưỡng

5 năm ago
Chỉ số thai nhi giúp nhận biết sự phát triển của thai nhi có bình thường không?

Cùng mẹ đọc bảng chỉ số thai nhi theo tuần tuổi đơn giản nhất

5 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress