Nội dung bài viết
Sau sinh 2 – 3 ngày, lượng sữa mẹ thường sẽ về nhiều và ổn định để đáp ứng được nhu cầu bú mẹ của trẻ. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu sau khi chào đời, nhu cầu ti sữa mẹ của trẻ còn ít (chỉ khoảng 22 – 27ml/cữ bú), do vậy, các mẹ nên vắt sữa ra để tránh bị căng tức ngực, áp – xe vú, đồng thời giúp lưu giữ nguồn sữa mẹ cho trẻ dùng về sau. Nguyên tắc bảo quản sữa mẹ cần chú ý đó sự khác nhau giữa sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường, sữa mẹ trữ đông để được bao lâu và sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất cho trẻ
Sở dĩ, khi lượng sữa dồi dào còn dư sau mỗi cữ bú các mẹ nên hút ra để bảo quản là bởi sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất, đặc biệt thích hợp cho trẻ nhỏ, các mẹ không nên lãng phí mà hãy bảo quản lại để cho trẻ dùng những lúc mẹ vắng nhà hoặc khi trẻ đói mà sữa mẹ chưa về kịp…
Trong sữa mẹ, có chứa đầy đủ thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ như: chất béo, chất đạm, tinh bột, DHA, Sắt, Lactase, Amylase…Và đặc biệt là có chứa kháng thể giúp trẻ khỏe mạnh, chống lại được các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Chính bởi vậy, các chuyên gia đã khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt. Trong trường hợp sữa mẹ dồi dào, nên được vắt ra, và các mẹ hãy nhớ các lưu ý về thời gian sữa mẹ để được bao lâu ngoài không khí, sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu và sữa mẹ trử đông để được bao lâu để từ đó có cách bảo quản thích hợp, giữ an toàn cho bữa ăn của trẻ.
Các phương pháp bảo quản sữa mẹ hiệu quả
Có rất nhiều phương pháp giúp bảo quản được nguồn sữa mẹ an toàn mà vẫn giữ được dinh dưỡng có trong sữa mẹ cho trẻ. Tùy vào thời gian và mục đích sử dụng mà các mẹ có thể lựa chọn một trong những phương pháp bảo quản sau:
- Sữa mẹ vắt ra bảo quản tại nhiệt độ thường.
- Bảo quản sữa mẹ vắt ra trong ngăn mát.
- Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông.
Vậy thời gian sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu có gì cần lưu ý? Sữa mẹ để ở nhiệt độ thường được bao lâu? Các mẹ hãy tiếp tục tìm hiểu thông tin dưới đây nhé!
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Trước băn khoăn của các mẹ về vấn đề sữa mẹ vắt ra để Sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu? Sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu trong ngăn mát hay Sữa mẹ trử đông để được bao lâu? qua quá trình nghiên cứu thực nghiệm, các chuyên gia khuyến cáo các mẹ:
– Đối với nhiệt độ phòng trên khoảng 26 độ C: Sữa mẹ vắt ra cần được sử dụng tối đa trong 1h đồng hồ. Còn với nhiệt độ phòng mát dưới 25 độ C thì có thể bảo quản trong vòng 4 – 6h
– Khi bảo quản sữa mẹ vắt ra trong ngăn mát tủ lạnh: Có thể trữ trong vòng 1 – 2 ngày là an toàn
– Trong ngăn đá tủ lạnh: Có thể để từ 1 – 3 tháng. Riêng với tủ đông lạnh chuyên dụng, các mẹ có thể để sữa mẹ vắt ra được từ 6 tháng đến dưới 1 năm
Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố khác tác động tới việc sữa mẹ vắt ra để được bao lâu mà các mẹ cần lưu ý để có thể đảm bảo an toàn tuyệt cho nguồn sữa mà trẻ dùng.
Những yếu tố tác động đến thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu
Sữa mẹ để ở nhiệt độ thường được bao lâu sẽ có nhiều yếu tố động, điển hình như: Nhiệt độ môi trường bên ngoài. Nếu thời tiết quá nóng bức thì thời gian sữa mẹ để được bao lâu ngoài không khí cũng bị giảm xuống. Hoặc không gian, sự vệ sinh trong phòng không được đảm bảo (Phòng ẩm thấp, gần đường lớn nhiều bụi, có ruồi muỗi…) thì việc bảo quản sữa mẹ vắt ra sẽ rất khó để đạt được sự an toàn. Trong trường hợp này, các mẹ nên cân nhắc đến phương pháp bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đông sẽ thích hợp hơn.
Ngoài ra, khâu vệ sinh trong các bước vắt sữa, dụng cụ đựng sữa, trữ sữa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa cũng như thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu. Ví dụ như: Các mẹ đựng sữa trong bình nhựa có chứa BPA (một loại nhựa độc hại) hoặc để sữa cùng với những thực phẩm sống như thịt, cá, tôm….
Một số lưu ý trong việc bảo quản sữa mẹ
Để thời gian sữa mẹ để ở nhiệt độ thường được bao lâu hoặc thời gian thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở tủ mát/tủ đá được đạt tối đa, lâu dài, các mẹ cần chú ý thực hiện:
– Vệ sinh tay, dụng cụ vắt sữa (máy hút sữa), đựng sữa sạch sẽ (túi trữ sữa), tiệt trùng (máy tiệt trùng). Các mẹ cũng đừng quên lau bầu sữa trước khi tiến hành vắt nhé!
– Bảo quản sữa theo phương pháp dựa trên nhu cầu, mục đích sử dụng. Ví dụ dùng sữa mẹ vắt ra trong ngày thì nên để ở tủ mát, dùng ngay trong 1-2h thì có thể để ở nhiệt độ phòng
– Sử dụng các dụng cụ đựng sữa như bình sữa/túi phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Ưu tiên dùng bình thủy tinh hoặc túi sữa chuyên dụng
– Đối với sữa mẹ trữ trong tủ ngăn mát hay ngăn đông, sau khi rã đông cần được hâm nóng sữa mẹ sau đó lắc nhẹ mới cho bé sử dụng. Trường hợp trẻ không bú hết, các mẹ có thể ủ ấm trong bát nước ấm hoặc máy ủ chuyên dụng. Thời gian ủ ấm được bao lâu cũng bằng với thời gian để ở nhiệt độ thường các mẹ nhé. Tối đa ủ được 4 -6h, trong khoảng thời gian này nên cho trẻ dùng hết
>> Xem Ngay: Sữa mẹ sau khi rã đông để được bao lâu ở nhiệt độ thường?
Trên đây là những nội dung liên quan đến vấn đề sữa mẹ vắt ra để được bao lâu. Các mẹ hãy nắm rõ thời gian sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong từng phương pháp bảo quản để có lựa chọn phù hợp theo nhu cầu và mục đích nhé!
>> Mẹ sẽ cần: Cách kích sữa sau sinh bằng máy hiệu quả, nhanh chóng