Nội dung bài viết
Ở các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, măng tre là loại thực phẩm rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Các mẹ bầu thường được khuyên không nên ăn măng khi mang thai bởi măng có chứa nhiều độc tố, nhưng nếu thèm quá thì mẹ bầu có được ăn măng không hoặc lỡ ăn măng thì có sao không? Hãy cùng Blog mẹ yêu con và các chuyên gia dinh dưỡng đi tìm lời giải đáp chính xác nhất cho câu hỏi này.
Lợi ích của măng đối với sức khoẻ
Trong măng có nhiều giá trị dinh dưỡng như giàu chất xơ, vitamin A, B6, E, sắt, kali, photpho… Đặc biệt hàm lượng kali trong măng khá cao có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ Người bình thường ăn măng sẽ giúp giảm nguy cơ béo phì, cải thiện hệ tiêu hoá, chống ung thư, tăng cường sức khoẻ tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường, chữa lành vết thương… Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng măng giúp cải thiện sức khoẻ sinh sản của phụ nữ, điều trị kinh nguyệt không đều hay giảm chảy máu nặng sau sinh…
Bà bầu có được ăn măng không?
“Phụ nữ mang thai có nên ăn măng không?” là một câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Tuy có nhiều dưỡng chất nhưng măng không phải là loại thực phẩm tốt cho bà bầu, nếu mẹ bầu thèm quá vẫn có thể ăn măng nhưng cần hạn chế. Lý do là bởi trong măng chứa khá nhiều độc tố, trong đó nguy hiểm nhất là xyanide, dưới tác động của enzym tiêu hoá, xyanide biến thành axid xyanhdric (HCN) dễ gây ngộ độc. Một số triệu chứng ngộ độc măng như: đau đầu, khó thở, tụt huyết áp nếu nặng có thể tử vong.
Thành phần 2,56% chất xơ khiến cho các bà bầu bị đầy hơi, khó tiêu, đặc biệt là ăn măng khi mang thai 3 tháng đầu sẽ khiến cho tình trạng này trầm trọng hơn.
Trong măng có chất ngăn cản hình thành máu, gây ra thiếu máu cho mẹ bầu.
Độc tố xyanide trong măng tươi cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi hô hấp, làm vô hiệu hoá enzym sắt, làm người ăn bị thiếu oxy gây ra thiếu máu, điều này đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bà bầu có ăn được măng tây không?
Nếu măng tre, măng trúc có chứa nhiều độc tố và cần hạn chế ăn thì măng tây lại là loại thực phẩm rất tốt cho mẹ bầu. Trong 180g măng tây có chứa 268,2 mcg folate, chiếm 67% lượng folate mà mẹ bầu cần mỗi ngày. Các nghiên cứu khoa học cho thấy phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu mỗi ngày ăn khoảng 400mcg folate sẽ giảm đến 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi, ngăn ngừa đục thuỷ tinh thể, cho bé đôi mắt sáng và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, khi chế biến măng tây, các mẹ không nên nấu lâu quá sẽ làm mất đi nguồn axit folic quý giá trên.
Những lưu ý cho bà bầu để ăn măng an toàn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai nên tránh ăn măng trong thai kỳ, nếu thèm quá cũng có thể ăn nhưng cần ghi nhớ những lưu ý sau để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé:
– Khi mua măng về, phải rửa nước sạch nhiều lần, ngâm muối, luộc kỹ khoảng 3 lần để loại bỏ các độc tố rồi mới chế biến các món ăn.
– Trong quá trình chế biến măng, cần mở nắp thường xuyên để độc tố bay đi, đặc biệt không sử dụng lại nước luộc măng bởi chứa rất nhiều độc tố.
– Không thường xuyên ăn măng, bà bầu chỉ được ăn 2 lần mỗi tháng, mỗi lần 200-300g.
– Lưu ý để không mua phải măng ngâm hoá chất:
- Măng thường có mùi thơm đặc trưng. Măng ngâm hoá chất sẽ có mùi khét do ngâm trong lưu huỳnh.
- Măng ngâm hoá chất thường trắng toát hoặc ngả vàng do màu thực phẩm. Măng ngâm muối thường xỉn màu, hơi thâm
- Măng ngâm hoá chất nhìn bóng đẹp, không bị các đốm thâm, mốc trong khi măng thường nhìn xơ hơn.
- Măng ngâm muối dai và dẻo hơn còn măng ngâm hoá chất giòn và dễ gãy.
Gợi ý một vài món ăn ngon từ măng tây tốt cho phụ nữ mang thai
Măng tây rất tốt cho phụ nữ mang thai. Với măng tây mẹ có thể chế biến thành rất nhiều các món ăn ngon lại giàu dinh dưỡng như:
1. Măng tây xào tỏi
Các món xào rất dễ ăn, kích thích ăn ngon miệng hơn. Mẹ có thể sử dụng dầu ăn thực vật nguyên chất không có cholesterol được phi cùng tỏi. Hãy nhớ trước khi xào măng tây với tỏi, mẹ nên trụng qua măng tây bằng nước sôi sẽ giúp giữ được mầu xanh và độ giòn, ngọt trong măng tây.
2. Măng tây xào thịt gà
Món măng tây xào thịt gà được xem là một món ăn rất hấp dẫn được nhiều chị em phụ nữ áp dụng khi mang thai. Mẹ chọn mua thịt gà có nguồn gốc rõ ràng.
Cách nấu:
Bước 1: Thịt gà đem ướp gia vị (muối, tiêu, bột năng), chặt miếng nhỏ vừa ăn. Măng tây rửa sạch, cắt khúc, trụng qua với nước sôi.
Bước 2: Phi tỏi thơm rồi cho thịt gà, măng tây vào xào chín tới, nêm thêm chút gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
3. Salad măng tây
Măng tây mẹ đem luộc vừa phải sẽ có độ giòn, ngọt rất ngon. Món Salad măng tây với tỏi phi quả thực rất hấp dẫn, giải ngấy đó mẹ. Ăn salad măng tây cùng bánh mì nướng giòn bỏ vụn sẽ tăng thêm hương vị cho món ăn, thêm một chút dầu oliu trộn salad thì còn gì bằng.
4. Món súp măng tây nấu cua
Món súp măng tây nấu cua là một món ăn khai vị rất được yêu thích. Món súp cua tươi ngon, chắc thịt khi được kết hợp với măng tây sẽ tạo ra một hương vị tuyệt vời nhờ vị ngọt của cua và vị ngọt thanh của măng tây.
5. Canh măng tây xương heo
Món canh măng nấu xương heo là một món ăn rất phổ biến tại Việt Nam. Mẹ có thể kết hợp nhiều loại rau củ khác nhau như cà rốt, củ cải, khoai tây…để nấu thành một món canh măng tây xương heo nhiều màu sắc, giàu Vitamin.
6. Măng tây xào thịt bò
Nếu mẹ phân vân không biết măng tây nấu với gì thì món măng tây xào thịt bò được xem là món ăn tuyệt vời nhất.
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm: Măng tây, thịt bò, tỏi băm nhỏ, hành lá và gia vị cần thiết.
Cách làm: Thịt bò đem ướp với gia vị. Phi thơm tỏi rồi cho thịt bò vào xào tới khi gần chín thì cho măng tây vào xào cùng trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp sẽ đảm bảo thịt bò chín vừa, không còn bị dai còn măng tây thì vẫn giữ được màu xanh tươi vô cùng hấp dẫn.
Ngoài 6 món ăn với măng tây cho phụ nữ mang thai này, mẹ còn có thể chế biến thêm rất nhiều các món ăn khác với măng tây như món thịt ba chỉ cuốn măng tây, măng tây xào khoai tây thịt ba chỉ, măng tây xào nấm, măng tây hấp…thơm ngon và giàu dinh dưỡng, giúp các mẹ đa dạng thực đơn dinh dưỡng khi mang thai.
Như vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu không nên ăn măng tre, măng trúc khi mang thai, nếu ăn thì cần hạn chế và đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chế biến để loại bỏ độc tố có trong măng. Hy vọng bài viết này cung cấp các thông tin hữu ích, giúp các mẹ giải đáp thắc mắc mang thai ăn măng có được không?. Chúc các mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh và bình an.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: