Nội dung bài viết
Ốm nghén là tình trạng rất phổ biến khi phụ nữ mang bầu trong những tháng đầu, các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn gây ra sự khó chịu cho mẹ bầu và khiến các mẹ sợ ăn nên không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Vì vậy, việc điều trị để giảm tình trạng ốm nghén là rất quan trọng và cũng được rất nhiều mẹ quan tâm. Hôm nay các mẹ hãy cùng Blog Mẹ yêu con đi tìm hiểu những mẹ giúp giảm ốm nghén hiệu quả khi mang bầu nhé.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị ốm nghén
Khi mang thai, hoocmon nội tiết hCG gia tăng dẫn đến chứng buồn nôn, nôn ói nghiêm trọng. Khứu giác của mẹ bầu cũng trở nên nhạy cảm hơn, nhất là với mùi lạ như nước hoa, mùi thức ăn, mùi xăng dầu…
Ngoài ra những thay đổi trong hệ tiêu hoá cũng có thể làm tình trạng ốm nghén trầm trọng hơn. Những mẹ bầu thuộc các trường hợp sau đây có thể bị ốm nghén nặng hơn thông thường: Bị nôn và buồn nôn trước khi mang thai; tiền sử gia đình có người bị thai nghén; tiền sử dễ bị nôn, say xe; tiền sử buồn nôn khi dùng thuốc tránh thai; béo phì; căng thẳng thần kinh; đa thai; lần đầu mang bầu.
Khi tình trạng ốm nghén nặng lên thể hiện ở việc bị nôn liên tục và không giữ được thức ăn, nước uống sẽ gặp tình trạng mất nước điện giải và thiếu dinh dưỡng. Khi đó, các mẹ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu gặp các triệu chứng sau:
- Có nước tiểu màu sẫm hoặc không đi tiểu trong vòng 8 tiếng đồng hồ
- Không thể giữ được thức ăn, nước uống trong bụng 24h
- Cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống
Vậy làm thế nào để giảm tình trạng ốm nghén, để mẹ bầu cảm thấy thoải mái và khoẻ mạnh hơn?
Mẹo chữa ốm nghén nhanh và hiệu quả nhất cho bà bầu
Mẹ hãy cùng tham khảo ngay 7 mẹo trị ốm nghén nhanh và hiệu quả dưới đây.
1. Uống đủ nước
Đây là phương pháp khá đơn giản, an toàn những mang lại hiệu quả cao khi mẹ có dấu hiệu nôn ói. Mẹ nên uống nhiều nước và chia nhỏ làm nhiều lần trong ngày để giảm tình cảm giác buồn nôn và khó chịu. Mẹ cũng không nên uống nhiều 1 lúc mà uống thành các ngụm nhỏ.
2. Sử dụng gừng trong ăn uống hàng ngày
Gừng được coi là kẻ thù của buồn nôn, ốm nghén. Mẹ có thể thêm gừng khi chế biến các món ăn hàng ngày. Nhai vài lát gừng mỏng rồi nuốt chửng (uống thêm nước). Xay nhuyễn gừng lấy nước, pha 5 giọt nước gừng vào nước lọc, cho thêm mật ong uống mỗi sáng. Uống trà gừng, ăn kẹo gừng khi thấy có dấu hiệu buồn nôn.
3. Bổ sung vitamin B6
Sử dụng 25mg vitamin B6 3 lần/ngày (tổng cộng là 75mg/ ngày) có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn và nôn ói hiệu quả. Theo các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần uống trong 3 ngày là đủ. Tuy nhiên, trước khi uống bất cứ loại vitamin hay loại thuốc nào, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nhé. Vitamin B6 cũng có nhiều trong gạo nâu, chuối, bơ, ngô, các loại hạt…nên mẹ có thể bổ sung gián tiếp bằng việc ăn các loại trái cây, thực phẩm này nhé.
4. Bấm huyệt
Bấm huyệt cổ tay có thể hiệu quả trong việc giảm triệu chứng buồn nôn khi mang bầu. Một vài nghiên cứu cho rằng khi chúng ta tác động tới những vị trí nhất định trên cơ thể thì não bộ sẽ giải phóng một số chất hoá học tương ứng để giúp giảm buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, mẹ không nên tự bấm huyệt mà cần được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực bấm huyệt nhé.
5. Uống trà bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà
Cũng giống như gừng, bạc hà có tính âm có tác dụng làm giảm triệu chứng buồn nôn rất hiệu quả. Mẹ bầu có thể uống trà bạc hà, ăn kẹo bạc hà hoặc ngửi tinh dầu bạc hà để xua tan các cơn buồn nôn.
6. Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục giúp nâng cao sức khoẻ và cũng giúp tinh thần của mẹ bầu được thoải mái hơn, từ đó giúp giảm cảm giác ốm nghén. Mẹ có thể đi bộ hoặc tập yoga.
Một số lưu ý khi chữa ốm nghén cho mẹ bầu
– Tránh ăn no vì dễ khiến dạ dày căng tức, khó chịu, dễ bị buồn nôn. Mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để bụng cảm thấy đói vì có thể khiến mẹ thấy buồn nôn hơn.
– Hạn chế ăn các đồ béo và chiên rán có nhiều dầu mỡ vì chúng thường khó tiêu hoá hoặc gây ra buồn nôn.
– Cố gắng đi ngủ sớm và dậy sớm hơn vào buổi sáng và đi lại, vận động nhẹ nhàng.
– Tránh nằm ngay sau khi ăn, nên chờ ít nhất 30’ mới được nằm.
– Tránh xa môi trường nhiều mùi: Một không gian thoáng đãng, không có quá nhiều mùi hỗn tạp sẽ giúp mẹ bầu tránh khỏi các cơn buồn nôn, ốm nghén.
– Chú ý nghỉ ngơi nhiều và ngủ bất cứ lúc nào: Do ốm nghén khiến cơ thể suy yếu và làm giảm khả năng chống chọi với các cơn buồn nôn nên mẹ hãy ngủ đủ 8 tiếng/ngày và nghỉ ngơi bất cứ lúc nào thấy mệt. Mẹ cũng hạn chế suy nghĩ căng thẳng để không ảnh hưởng xấu đến tình trạng ốm nghén.
– Bất cứ khi nào cảm thấy buồn nôn, nên cố gắng hít thở thật sâu để xoa dịu hệ thần kinh. Sau đó, dùng tay bịt mũi bên phải và tiếp tục thở nhẹ nhàng.
Trên đây là những mẹo chữa ốm nghén hiệu quả cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên khi tình trạng ốm nghén trầm trọng, mẹ nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
CÓ THỂ MẸ QUAN TÂM: