Blog Mẹ Yêu Con
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Mang Thai
    • Sữa bầu
  • Trẻ sơ sinh
    • Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
    • Sức khỏe cho bé
    • Bỉm trẻ em
    • Sữa công thức
  • Bé ăn dặm
    • Các phương pháp ăn dặm
    • Các món cháo ăn dặm
    • Các loại bột ăn dặm
    • Ghế ăn dặm
  • Đồ dùng cho bé
    • Ghế ngồi ô tô
    • Ghế rung trẻ em
    • Xe đẩy trẻ em
    • Xe tập đi cho bé
  • Mẹ bầu sau sinh
    • Sức khỏe mẹ sau sinh
    • Dinh dưỡng cho mẹ
    • Làm đẹp sau sinh
  • Mẹo hay
    • Video vui
    • Tin tức
  • Giới thiệu
No Result
View All Result
Blog Mẹ Yêu Con
No Result
View All Result
Home Mang Thai

10 dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất mẹ bầu cần chú ý

by Blogmeyeucon
in Mang Thai
0
0
SHARES
433
VIEWS
Chia sẻ trên FacebookChia sẻ trên Twitter

Nội dung bài viết

  • 10 dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất mẹ bầu cần chú ý
    • 1. Bụng bầu tụt xuống
    • 2. Xuất hiện các cơn co thắt tử cung
    • 3. Mất nút nhầy cổ tử cung
    • 4. Cổ tử cung bắt đầu mở giãn ra
    • 5. Tiêu chảy
    • 6. Ngừng tăng cân hoặc giảm cân
    • 7. Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn
    • 8. Tình trạng chuột rút và đau lưng tăng lên
    • 9. Giãn khớp
    • 10. Vỡ ối
  • Cách giúp mẹ bầu giảm đau khi sắp sinh  
  • Thời điểm nào nên đến bệnh viện

Các mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ sẽ luôn cảm thấy lo lắng vì có thể sinh bất cứ lúc nào. Việc nhận biết các dấu hiệu sắp sinh một cách chính xác sẽ giúp mẹ bầu và gia đình chủ động đến bệnh viện. Dưới đây là 10 dấu hiệu sắp sinh sớm và chuẩn nhất các mẹ có thể dễ dàng nhận biết để sẵn sàng chuẩn bị đón bé yêu chào đời!

10 dấu hiệu sắp sinh chính xác nhất mẹ bầu cần chú ý

Dấu hiệu nhận biết sắp sinh chính xác nhất
Dấu hiệu nhận biết sắp sinh chính xác nhất

1. Bụng bầu tụt xuống

Một trong những dấu hiệu rõ nhất xuất hiện trước một vài tuần báo hiệu mẹ bầu sắp sinh là thai nhi sẽ dần di chuyển xuống bụng dưới về phía khung xương chậu. Lúc này em bé đã đảo ngôi thai và nằm ở vị trí đầu quay xuống dưới để sẵn sàng chào đời. Điều này khiến cho mẹ bầu thấy buồn tiểu thường xuyên hơn do đầu của bé chèn ép bàng quang. Đồng thời, mẹ cũng thấy nặng nề, khó di chuyển hơn ở vị trí xương chậu. Tuy nhiên, vì bé không còn chèn ép phổi nữa nên mẹ sẽ thấy dễ thở hơn.

2. Xuất hiện các cơn co thắt tử cung

Trong suốt thai kỳ đều xuất hiện các cơn co thắt tử cung được gọi là co thắt giả nhưng rời rạc và thưa thớt, mức độ cũng nhẹ hơn. Tuy nhiên, khi đến gần ngày sinh, các cơn co thắt chuyển dạ sẽ cực kỳ mạnh mẽ, liên tục khiến mẹ bầu cảm thấy đau và khó chịu. Cứ 5-7 phút sẽ có một cơn co thắt kéo dài 30 giây – 1 phút. Các cơn đau bắt đầu từ lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rốn cuối cùng là 2 chân của bạn. Các cơn co thắt cũng không giảm đi dù thay đổi tư thế.

Các cơn co thắt tử cung là dấu hiệu nhận biết sắp sinh
Các cơn co thắt tử cung là dấu hiệu nhận biết sắp sinh

3. Mất nút nhầy cổ tử cung

Khi mang thai, nút nhầy tử cung có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn các tác nhân bên ngoài tác động đến thai nhi, ngăn ngừa viêm nhiễm. Nút nhầy này chỉ mất đi vài tuần hoặc vài giờ trước khi sinh. Dấu hiệu của nút nhầy tử cung bong ra là mẹ bầu sẽ thấy âm đạo tiết nhiều dịch hơn, đặc hơn. Nút nhầy thường là một miếng lớn hoặc nhỏ, sền sệt, màu vàng nhạt như lòng trắng trứng. Cũng có trường hợp nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu được gọi là máu báo sinh. Đây là một dấu hiệu rất báo hiệu sắp sinh quan trọng, nên vào những ngày gần sinh, mẹ bầu nên mặc quần lót sáng màu để dễ dàng phát hiện và báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và theo dõi kịp thời.

4. Cổ tử cung bắt đầu mở giãn ra

Trong vài tuần hoặc vài ngày trước khi sinh, cổ tử cung sẽ bắt đầu nới rộng ra và mỏng hơn để chuẩn bị cho bé ra ngoài. Khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đo độ giãn mở của tử cung. Tốc độ mở tử cung của mỗi người cũng sẽ khác nhau. Thông thường độ mở trung bình tối đa là 10cm chỉ xảy ra ngay trước khi sinh.

5. Tiêu chảy

Nếu trong thai kỳ mẹ bầu thường bị táo bón thì khi gần đến ngày sinh lại bị tiêu chảy. Đó là do các cơ giãn ra để chuẩn bị sinh nở khiến cho toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi, trong đó có trực tràng. Đồng thời, các hoocmon được sinh ra để tạo thuận lợi cho việc sinh nở cũng kích thích ruột hoạt động thường xuyên hơn. Điều này khiến cho mẹ đi đại tiện lỏng hơn, tiêu chảy hoặc nôn mửa. Khi đó, mẹ hãy uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no. Nếu tình trạng tiêu chảy nặng, mẹ hãy đến gặp bác sĩ để có chỉ định y khoa thích hợp.

6. Ngừng tăng cân hoặc giảm cân

Cân nặng ngừng tăng hoặc thậm chí giảm cũng là một trong những dấu hiệu mẹ sắp sinh. Nguyên nhân có thể là do lượng nước ối giảm đi nên các mẹ không cần phải lo lắng.

Ngừng tăng cân hoặc giảm cân cũng là một dấu hiệu nhận biết sắp sinh
Ngừng tăng cân hoặc giảm cân cũng là một dấu hiệu nhận biết sắp sinh

7. Mệt mỏi và muốn ngủ nhiều hơn

Khi bụng đã to và cồng kềnh chèn ép xương chậu khiến các mẹ luôn cảm thấy mệt mỏi, nặng nhọc. Tình trạng tiểu đêm nhiều do bàng quang bị chèn ép cũng khiến các mẹ thường xuyên bị mất ngủ. Do đó, mẹ hãy tranh thủ ngủ bù vào ban ngày và nghỉ ngơi bất cứ khi nào thấy mệt mỏi.

8. Tình trạng chuột rút và đau lưng tăng lên

Vào giai đoạn chuẩn bị sinh con, mẹ bầu sẽ thường xuyên bị đau lưng và chuột rút là do các khớp xương chậu và tử cung đang kéo dãn ra. Nếu đây là lần đầu tiên mang thai, bạn sẽ thấy các dấu hiệu này rất rõ ràng.

Chuột rút và đau lưng tăng lên cũng là một dấu hiệu nhận biết sắp sinh
Chuột rút và đau lưng tăng lên cũng là một dấu hiệu nhận biết mẹ bầu sắp sinh

9. Giãn khớp

Hoocmon relaxin sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn khiến các khớp xương chậu bắt đầu giãn nở báo hiệu thời điểm sinh nở đang đến gần, mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng nhé.

10. Vỡ ối

Vỡ ối là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc sắp sinh con nhưng không phải vỡ ối là sẽ sinh ngay lập tức mà đa số thai phụ phải mất nhiều giờ sau đó mới thực sự lâm bồn, chỉ có một số ít thai phụ là sinh con ngay sau khi vỡ ối. Trong các lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ giúp mẹ nhận ra dấu hiệu quan trọng và hướng dẫn mẹ cần phải làm gì khi vỡ ối.

Cách giúp mẹ bầu giảm đau khi sắp sinh  

Khi bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu báo sắp đến ngày sinh, các mẹ hãy thực hiện một số cách dưới đây để giúp giảm đau và sinh con dễ dàng hơn:

  • Đi dạo
  • Xem một bộ phim hài vui nhộn
  • Massage toàn thân
  • Trò chuyện với người thân
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc vòi tắm sen ấm
  • Ngủ đủ giấc để có năng lượng vượt cạn
  • Uống đủ nước
  • Nghỉ ngơi, thư giãn

Thời điểm nào nên đến bệnh viện

Vậy câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc là khi xuất hiện các dấu hiệu báo sinh trên thì lúc nào là thời điểm thích hợp để vào bệnh viện. Các mẹ hãy bắt đầu tính thời gian những lần bụng co thắt gồm thời gian giữa các cơn thắt và thời của một cơn co thắt.

Thời điểm nào thì mẹ bầu nên đến bệnh viện?
Thời điểm nào thì mẹ bầu nên đến bệnh viện?
Các cơn co thắt nhẹ sẽ bắt đầu cách nhau từ 15-20’ và kéo dài 60-90 giây mỗi cơn. Sau đó tần xuất các cơn co thắt tăng lên cách nhau 5 phút 1 lần. Khi các cơn co thắt chỉ còn cách nhau chỉ còn 3-4 phút và kéo dài 45-60 giây chính là thời điểm các mẹ cần đến bệnh viện.

Ngoài ra, nếu có những dấu hiệu dưới đây, các mẹ hãy đến bệnh viên ngay nhé:

  • Dấu hiệu sinh non trước tuần 37: xuất hiện các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, tiết dịch âm đạo bất thường, đau bụng, đau vùng xương chậu hoặc đau lưng.
  • Vỡ ối hoặc rỉ nước ối: Báo ngay cho bác sĩ khi nước ối có màu vàng nâu, màu xanh lục hoặc màu máu.
  • Cảm thấy em bé trong bụng ít hoạt động hơn
  • Chảy máu âm đạo, bụng rất đau, đau liên tục và bị sốt
  • Bị đau đầu nặng kéo dài, thay đổi thị lực, đau vùng bụng trên, sưng phù là các triệu chứng của tiền sản giật.

Hy vọng với những kiến thức trên đây về 10 dấu hiệu sắp sinh, các mẹ bầu đã tự tin hơn để chuẩn bị đón bé yêu chào đời.

  • Tham khảo: Danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị cho bé trước khi sinh
Blogmeyeucon

Blogmeyeucon

Blgomeyeucon | Blog chia sẻ kiến thức về mang thai, chăm sóc sức khỏe bà bầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, review sản phẩm cho mẹ và bé (sữa công thức, bỉm trẻ em, bột ăn dặm...). Hướng dẫn mẹ xây dựng thực đơn ăn dặm (kiểu Nhật, BLW, truyền thống...)cho bé cùng những mẹo hay chăm con, Video thú vị....

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bà bầu ăn mướp có tốt không?
Mang Thai

Bà bầu ăn mướp được không? Mướp có tốt cho phụ nữ mang thai không?

by Blogmeyeucon
4 năm ago
0

Mướp là một loại quả phổ biến...

Read more
Bà bầu ăn rau muống được không?

Phụ nữ mang thai có nên ăn rau muống không?

4 năm ago
Bà bầu uống nước mía có tốt không?

Bà bầu ăn mía, uống nước mía có tốt không?

4 năm ago
Bà bầu ăn mướp đắng có sao không?

[Giải đáp] Bà bầu có ăn mướp đắng được không?

4 năm ago
Bầu ăn cóc có tốt không?

Bà bầu ăn cóc có được không? Bà bầu ăn cóc có tốt không?

4 năm ago
danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé

Danh sách đồ sơ sinh cần mua cho bé và mẹ trước khi sinh

4 năm ago
Món Sung kho thịt lợn, thịt ba chỉ

Bà bầu có nên ăn quả sung không? Cách chế biến quả sung cho bà bầu

4 năm ago
Next Post
Thực đơn ăn dặm BLW kết hợp kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

31+ thực đơn ăn dặm BLW kết hợp kiểu nhật cho bé 7 - 9 tháng tuổi

Các giai đoạn của quá trình chuyển dạ sắp sinh

Những điều mẹ bầu cần biết về chuyển dạ sắp sinh !

Sau sinh bao lâu thì được uống nước dừa

Phụ nữ sau sinh uống nước dừa có được không? có tốt không?

Đặt tên con gái (1)

Đặt tên con gái 2021 - Tổng hợp 200 cách đặt tên bé gái Đẹp - Hay - Ý nghĩa

GỢI Ý CHO MẸ

Sữa Nan Infinipro A2 tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, tốt cho hệ tiêu hoá

Sữa Nan Infinipro A2 | Sữa Nan đạm A2 và 5HMO cho bé

3 năm ago
Sữa Nan Pro có tốt không?

Sữa Nan Pro có tốt không? Sữa mát, không gây táo bón

3 năm ago
Sữa Nan Organic có mấy loại

Sữa Nan Organic có tốt không? Sữa 100% thành phần hữu cơ

3 năm ago
Sữa Nan Supreme có tốt không?

Sữa Nan Supreme có tốt không? Sữa có tăng cân tốt không?

3 năm ago
Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không?

Sữa Nan Optipro số 1 có tốt không? cách pha sữa Nan Optipro số 1

3 năm ago
Sữa Nan Nga Optipro có tốt không?

Sữa Nan Nga có tốt không? Sữa Nan Optipro có mấy loại?

3 năm ago

BÀI VIẾT NỔI BẬT

sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ để trong ngăn mát được bao lâu?

7 năm ago
bột ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

TOP 7 loại bột ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi tốt nhất hiện nay

7 năm ago
Cháo ếch đậu xanh cho bé 7- 8 tháng tuổi ăn dặm

[Gợi ý] 6 món cháo ếch cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm

5 năm ago
Chỉ số thai nhi giúp nhận biết sự phát triển của thai nhi có bình thường không?

Cùng mẹ đọc bảng chỉ số thai nhi theo tuần tuổi đơn giản nhất

5 năm ago
mẹ bầu trong 3 tháng đầu

[Giải đáp] Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu của thai kỳ?

5 năm ago

Blog Mẹ Yêu Con được xây dựng trên WordPress