Nếu ai lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ có thắc mắc rằng trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu tiện và đại tiện bao nhiêu lần mỗi ngày. Sẽ không có gì là chính xác 100%, tuy nhiên các mẹ có thể tham khảo bảng theo dõi chung dưới đây, chắc chắn sẽ có ích đối với các mẹ.
Thói quen đi tiểu tiện & đại tiện của bé theo từng độ tuổi
Các bé, theo từng độ tuổi sẽ có thói quen đi tiểu tiện và đại tiện là khác nhau. Đây cũng là một trong số các dấu hiệu kiểm tra sức khỏe của bé. Nếu bé đi tiểu ít, mẹ không cần thay tã cho bé thường xuyên thì điều này báo hiệu cho các mẹ biết một vấn đề nào đó bất ổn ở trong bé.
Dưới đây sẽ là bảng theo dõi chung, tuy nhiên, có bé sẽ có thói quen đi tiểu và đại tiện là khác, điều quan trọng là mẹ cần theo dõi và hiểu được thói quen của bé.
Với bảng thông kê số lần đi tiểu mỗi ngày của bé sẽ giúp mẹ tính toán được lượng bỉm bé dùng mỗi ngày, bao lâu cần thay bỉm cho bé 1 lần.
Tháng tuổi | Tháng tuổi | Đại tiện |
Trẻ sơ sinh | Bé sẽ đi tiểu tiện 10 – 20 lần/ngày và lượng nước tiểu là rất ít | Bé sẽ đi đại tiện gần 10 lần mỗi ngày và sẽ giảm dần lượng. |
Bé 1 – 4 tháng tuổi | Giai đoạn này, bé sẽ đi tiểu tiện một cách tự nhiên theo phản xạ với một chút nhẹ từ phần bụng (khi bé khóc nhọc hơn hay khi bé chuyển mình) | Nếu bé đang được uống sữa công thức thì lượng phân sẽ ít hơn (tùy thuộc vào cơ địa của từng bé). |
Bé 5 – 6 tháng tuổi | Bé sẽ đi tiểu tiện 10 – 15 lần/ngày. Tới khi bé được 6 tháng tuổi | Số lần bé đi đại tiện trong giai đoạn này sẽ giảm đi (chỉ đi 2- 4 lần/ngày) cùng với đó lượng phân sẽ nhiều hơn, ít lỏng hơn. Bé có thể bị táo bón sau khi đi phân đặc |
Bé 7 – 8 tháng tuổi | Dấu hiệu cho thấy bé muốn đi tiểu là khi bé khóc lên | Giai đoạn này, màu phân và cấu trúc của phân bắt đầu thay đổi bởi bé đã được ăn dặm. Đôi khi thức ăn mẹ cung cấp cho bé được đào thảo ra ngoài ở dạng nguyên thủy. |
Bé 9 – 11 tháng tuổi | Giai đoạn này số lần đi tiểu của bé là ít hơn tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần đi sẽ nhiều hơn | Phân của bé sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu bởi bé đã chuyển dần sang sử dụng các loại thức ăn dạng đặc |
Bé 1 – 2 tuổi | Bé đi tiểu tiện 10 lần/ngày cùng với đó bé sẽ ít đi tiểu đêm hơn | Giai đoạn này, bé bắt đầu hình thành các mốc giờ cố đinh đi đại tiện mỗi ngày. Cấu trúc và màu sắc của phân bắt đầu giống với người lớn. |
Bé 2 – 3 tuổi | Bé sẽ đi tiểu tiện 7 lần mỗi ngày. Giai đoạn này bé đã dần ý thức được tình trạng tã bị ướt | 1 – 2 lần mỗi ngày. Khi bé đại tiên, có thường trốn sau một vật gì đó hoặc ngồi đực một chỗ.
Giai đoạn này, cả khi bé đi tiểu hay đại tiện, bé sẽ báo cho mẹ trước hoặc sau khi đi. |
Bé 4 – 5 tuổi | Bé sẽ đi tiểu tiện 5 – 6 lần/ngày. Giai đoạn này bé đã có khả năng tự kiểm soát được hành vi đi tiểu hay đại tiện rồi. | Bé sẽ đi đại tiện 1 – 2 lần mỗi ngày |
Theo bảng theo dõi trên, có thể thấy số lần đi tiểu tiện hay đại tiện của bé sẽ giảm dần khi bé lớn hơn. Bé 4-5 tuổi sẽ có khả năng tự kiểm soát được hành vi đi tiểu tiện hay đại tiện của mình rồi.
Gợi ý cho các mẹ về cách sử dụng bỉm hay tã dán cho bé. Đối với các bé sơ sinh, do số lần đi tiểu và đại tiện mỗi ngày nhiều, lượng nước tiểu và phân lại rất ít. Giai đoạn này bé cũng không vận động nhiều do đó sử dụng tã dán là phù hợp và tiết kiệm chi phí bởi tã dán luôn rẻ hơn bỉm quần.
Sau này, khi bé lớn hơn, bé vận động nhiều hơn và số lần đi tiểu tiện và đại tiện giảm dần tuy nhiên lượng nước tiểu và phân mỗi lần đi sẽ nhiều hơn. Do đó, sử dụng bỉm quần sẽ giúp giữ được một lượng lớn chất thải trong bỉm, chất thải sẽ không bị tràn.
Với từng loại đoạn phát triển của bé, mẹ cần nắm được đặc điểm của từng giai đoạn. So sánh đặc các loại bỉm tốt để lựa chọn loại bỉm phù hợp với làn da của từng bé, phù hợp với từng giai đoạn. Điều này không chỉ tốt cho sức khỏe của bé mà còn giúp mẹ tiết kiệm được khoản nào đó chi phí sử dụng tã bỉm cho bé.
So sánh bỉm Merries và Moony bỉm nào tốt hơn |