Nội dung bài viết
Việc hăm tã làm bé đau rát, khó chịu, quấy khóc, làm ba mẹ lo lắng. Trẻ bị hăm tã phải làm sao? là câu hỏi mà mẹ nào trong hoàn cảnh này rất quan tâm. Hãy bỏ túi ngay những cách trị hăm tã cho bé ngay tại nhà được trình bày trong bài viết sau.
MẸO trị hăm tã cho bé ba mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà
Hăm tã là một tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, bé đau rát, khó chịu, cáu gắt, khóc lóc khiến bậc làm cha làm mẹ đau lòng, thương con. Hơn nữa, bé còn nhỏ nên việc dùng thuốc rất hạn chế và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Chính vì vậy, các cách trị hăm tã cho bé an toàn luôn là điều mà nhiều bậc cha mẹ tìm kiếm.
Trước khi đi tìm hiểu về những cách trị hăm an toàn cho bé ngay tại nhà. Mẹ cần hiểu rõ hơn về bệnh hăm tã, bệnh hăm tã là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh. Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý:
Lập tức ngừng đóng tã cho bé
Ngay khi mẹ phát hiện ra những biểu hiện, triệu chứng đầu tiên của bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ như là: da trẻ bị ửng đỏ, căng da thường sẽ tập trung nhiều ở vùng xung quanh hậu môn của trẻ rồi sau đó những vết đỏ sẽ trở nên đậm hơn khiến bé bị đau rát thì ngay lập tức, mẹ phải ngừng đóng bỉm cho bé để mong bé không bị ẩm ướt nữa, tạo cảm giác khô thoáng cho mông bé.
Ngoài ra, việc đóng bỉm khi bé bị hăm tã khiến bề mặt bỉm sẽ cọ sát với phần da trẻ bị hăm. Bé sẽ bị đau và có thể sẽ làm vết thương của bé nặng hơn.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé
Hãy vệ sinh vùng kín của bé và những khu vực đóng bỉm, tã của bé bằng nước ấm, sạch và làm khô da bé bằng khăn bông sau mỗi lần bé đi vệ sinh hay thay tã mới. Hãy thật nhẹ nhàng để tránh làm bé đau hoặc bị tổn thương da.
Hỏi ý kiến bác sỹ
Trong một số trường hợp, ba mẹ cần ngay lập tức đưa bé tới bệnh viện để điều trị khi bé có một số các biểu hiện sau:
- Tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ không được cải thiện hoặc tái diễn liên tục
- Trẻ có triệu chứng nóng, sốt.
- Vùng da bị hăm tã có biểu hiện phồng rộp, mưng mủ, chảy máu hoặc chai cứng.
Hãy đưa trẻ tới bệnh viện ngay lập tức để kịp thời điều trị mẹ nhé vì có thể bé đã bị nhiễm khuẩn phái sinh rồi đó.
Cách trị hăm tã cho trẻ hiệu quả
Để trị hăm tã cho bé được hiệu quả và an toàn, đồng thời, có thể thực hiện ngay tại nhà, các mẹ có thể áp dụng những cách sau:
1. Sử dụng các loại lá từ thảo dược tự nhiên
Từ lâu, chúng ta đã biết một số loại lá thảo dược có công dụng trong điều trị một số bệnh. Chúng an toàn, không gây ra tác dụng phụ nên xứng đáng để các bà mẹ áp dụng cho con em mình.
- Lá trà xanh: tinh chất trong lá trà xanh có khả năng chống viêm, diệt khuẩn nên lá này có tác dụng tốt trong việc trị hăm cho bé. Các mẹ chỉ cần lấy lá trà xanh tươi đem rửa sạch, cho vào nước đun sôi lên và để nguội rồi cho bé tắm, một ngày tắm khoảng 2 – 3 lần.
- Lá khế: Các mẹ dùng một nắm lá khế tươi đem rửa sạch rồi nấu nước tắm khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày.
- Lá trầu không: với khả năng sát trùng, tính diệt khuẩn cao, lá trầu không cải thiện nhanh chóng triệu chứng hăm tã. Mẹ bé lấy những lá trầu không sạch, không non cũng không già rồi rửa sạch, đun nước nấu. Sau đó để nguội cho bé tắm hoặc mẹ có thể dùng khăn thấm thoa lên vùng da bé bị hăm.
2. Trị hăm tã bằng dầu dừa
Trẻ bị hăm tã phải làm sao là câu hỏi mà nhiều cha mẹ phiền lòng. Các mẹ có thể sử dụng dầu dừa để điều trị cho bé. Bởi trong dầu dừa có chứa nhiều tinh dầu, chất béo cùng các tinh chất khác có tác dụng chống viêm, giảm đau, diệt khuẩn tốt, tạo nên một phương pháp trị hăm tã cực kỳ hiệu quả.
Các mẹ dùng tinh dầu dừa nguyên chất. Chỉ cần lấy một ít dầu dừa lên tay thoa nhẹ nhàng lên vùng bị hăm và để nguyên như vậy cho da khô. Ngoài ra, các mẹ có thể cho một chút tinh dầu vào nước tắm cho bé hằng ngày.
Những lưu ý khi trị hăm tã cho bé
Do bộ phận sinh dục giữa nam và nữ khác nhau rất lớn nên khi điều trị hăm tã cho bé gái và bé trai, các mẹ cần lưu ý.
1. Trị hăm tã cho bé gái
Vùng kín của bé gái luôn trong tình trạng ẩm ướt. Hơn nữa, phần niệu đạo và vùng kín lại gần với vùng hậu môn nên khi điều trị hăm tã cho bé, các mẹ cần phải tiến hành lau khô, giữ vùng kín khô thoáng. Đồng thời, khi tắm, các mẹ cần thật cẩn thận, tránh làm trầy xước vùng kín, không thụt rửa sâu vào âm hộ, tắm xong phải lau khô luôn.
2. Trị hăm tã cho bé trai
Bộ phận sinh dục của bé trai lại trong trạng thái ở ngoài nên các mẹ cần cẩn thận trong việc vệ sinh cho bé. Khi lau chùi, các mẹ cần lau chùi phía dưới tinh hoàn của bé, nhẹ nhàng đẩy chúng sang một bên. Thực hiện lau phía dưới dương vật, phía trên tinh hoàn rồi hướng về phía hậu môn để tránh gây tổn thương cho bé.
Trên đây, bài viết đã chia sẻ tới các mẹ những cách điều trị hăm tã cho trẻ. Hi vọng thông qua đây, các mẹ có thể bỏ túi cho mình nhiều kiến thức khác nhau, giúp con em mình mau chóng thoát khỏi tình trạng này, nhanh chóng tươi vui trở lại.