Nội dung bài viết
- Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?
- Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho đúng?
- 1. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
- 2. Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi là cực kỳ quan trọng
- 3. Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ đảm bảo trẻ luôn được sạch sẽ và khô thoáng
- 4. Chơi đùa cùng con hàng ngày để trẻ gắn kết với mẹ nhiều hơn
- 5. Giúp con hiểu và dùng ngôn ngữ thích hợp
- 6. Tạo cho trẻ thói quen quan sát mọi vật xung quanh
- 7. Tiêm vac-xin đầy đủ cho trẻ
Bước sang tháng thứ 4, trẻ sơ sinh đã đạt được cân nặng gấp đôi so với lúc mới sinh và biết khá nhiều kỹ năng mới. Trẻ bắt đầu hoạt bát trong cử động, đầu và cổ đã cứng cáp, thông minh và lanh lợi, giác quan tinh nhạy hơn. Trẻ có thể thể hiện tương tác với mẹ qua những biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt và những tiếng cười khúc khích. Với rất nhiều thay đổi, liệu mẹ có tò mò xem bé con 4 tháng tuổi nhà mình biết làm gì? Hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi phía dưới nhé.
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?
Nhiều mẹ thắc mắc không biết trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì? Bước vào tháng thứ 4 cũng là khoảng thời gian trẻ lớn nhanh với tốc độ đáng kinh ngạc.
1. Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất
Trẻ 4 tháng tuổi nặg bao nhiêu cân?. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc về thể chất của trẻ về cả chiều cao và cân nặng. Theo bảng tiêu chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bé gái 4 tháng tuổi có cân nặng khoảng 5,7-7,3kg và chiều dài khoảng 60-64cm, bé trai 4 tháng tuổi có cân nặng khoảng 6,2-7,8kg và dài khoảng 62-68cm.
2. Trí não tinh anh, lanh lợi
Trẻ 4 tháng tuổi bắt đầu thể hiện cá tính khá rõ ràng, những cảm xúc được bộc lộ một cách rõ nét. Nếu không thích, trẻ sẽ gào khóc thật lớn, ngược lại nếu vui trẻ sẽ cười thành tiếng. Trẻ bước qua tháng thứ 4 đã biết nhận ra gương mặt người gần gũi nhất với mình, chẳng hạn như mẹ. Trẻ 4 tháng cũng bắt đầu biết quay về hướng có tiếng gọi khi được gọi tên và bắt chước một số âm thanh trẻ nghe thấy. Khả năng quan sát của trẻ cũng rộng hơn, và khả năng ghi nhớ cũng tốt hơn những tháng trước rất nhiều.
3. Vận động cứng cáp, hoạt bát
Giờ đây, đôi tay của trẻ có thể phối hợp với nhau để di chuyển một món đồ chơi hoặc cầm lắc lư trên tay nhờ đôi tay khéo léo. Trẻ bắt đầu nắm lấy bất cứ thứ gì trong tầm với như thú nhồi bông, tóc của mẹ và bất kỳ đồ vật sáng bóng hoặc sặc sỡ nào treo gần đó. Đôi chân bé nhỏ của trẻ cũng thường xuyên đá và vung chân, đặc biệt khi chơi đùa với mẹ. Đầu và cổ của bé không còn dễ bị ngửa ra như trước. Bé có thể giữ đầu thẳng khi ngồi với sự trợ giúp. Ngoài ra, trong thời gian nằm sấp thì bé cũng đã có thể nâng đầu và cổ lên khá lâu.
4. Những giấc ngủ xuyên đêm
Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Tất cả mọi sinh hoạt của trẻ 4 tháng tuổi, từ ăn uống đến vận động, vui chơi đều phụ thuộc vào thói quen ngủ. Giấc ngủ của trẻ 4 tháng đã được rút ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài, thậm chí có trẻ có thể ngủ liên tục vào ban đêm. Lúc này trẻ đã có thể ngủ dài từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm và tổng số thời gian ngủ trong 1 ngày sẽ từ 14 đến 16 tiếng. Tổng thời gian thức ban ngày của trẻ được khoảng 6 tiếng và chiều tối là 3 tiếng, mẹ có thể đưa trẻ đi dạo hoặc trò chuyện, đùa giỡn trong khoảng thời gian này giúp bé phát triển các kỹ năng.
>> TÌM HIỂU THÊM: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo đúng chuẩn
Chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi thế nào cho đúng?
Mỗi ngày chăm sóc con yêu, mẹ sẽ tích lũy được cho mình kinh nghiệm, hiểu được thói quen sinh hoạt của bé. Tuy nhiên, để quá trình phát triển của trẻ 4 tháng tuổi được tốt nhất mẹ cũng nên lưu ý cách chăm sóc trẻ để an toàn và an tâm nhất.
1. Đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Đối với trẻ 4 tháng tuổi, sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là thức ăn chính cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ. Tuỳ thuộc vào cân nặng và khả năng tiêu hóa thức ăn của từng bé 4 tháng tuổi, mẹ có thể cân đối lượng sữa sao cho phù hợp. Trẻ sẽ bú sữa trung bình 5 lần/ngày (tổng cộng khoảng 900 – 1.200ml), mỗi lần cách nhau 4 tiếng với liều lượng dao động từ 120 – 180ml.
2. Giấc ngủ của trẻ 4 tháng tuổi là cực kỳ quan trọng
Ở độ tuổi này,bé có thể ngủ liên tục 6 tiếng vào ban đêm bởi vậy, bố mẹ không nên lo trẻ đói mà đánh thức con dậy để bú sữa. Ngoài ra, trước khi ngủ mẹ có thể mở nhạc, sử dụng tiếng ổn trắng hoặc bật đèn mờ trong phòng giúp con ngủ ngon hơn. Khi trẻ giật mình tình dậy giữa đêm, bạn hãy cố gắng dỗ con ngủ lại.
>> THAM KHẢO: Mẹo hay giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon, không giật mình vào ban đêm
3. Ngăn ngừa hăm tã cho trẻ đảm bảo trẻ luôn được sạch sẽ và khô thoáng
Mẹ hãy luôn đảm bảo rằng trẻ luôn được sạch sẽ và khô thoáng để không gặp phải tình trạng hăm tã bằng cách thay tã thường xuyên, đặc biệt là vào ban đêm. Sau mỗi lần thay tã, mẹ hãy vệ sinh, lau rửa sạch sẽ cho trẻ. Mẹ nên chọn loại tã mềm mại, khả năng hấm hút tốt, có lỗ thoáng khí để trẻ luôn thấy thoải mái.
4. Chơi đùa cùng con hàng ngày để trẻ gắn kết với mẹ nhiều hơn
Bé 4 tháng tuổi có thể chơi đùa nhiều hơn nên bố mẹ hãy khuyến khích con tìm hiểu và chơi với các đồ vật khác nhau. Một cái trống lắc sẽ khiến trẻ vui thích vì được nghe âm thanh vui tai. Những món đồ treo trên nôi cũng là một lựa chọn tốt cho con yêu, vì bé sẽ thích thú khi tìm ra điều gì sắp xảy ra khi bé kéo dây và rung chuông. Một khi giữ vật gì đó, trẻ sẽ mò mẫm nó trong một lúc rồi đưa vào miệng. Bố mẹ hãy cẩn thận tránh đồ chơi sắc nhọn dễ va vào mặt khiến con bị thương.
5. Giúp con hiểu và dùng ngôn ngữ thích hợp
Trẻ sẽ chú ý đến nét mặt và những âm thanh mà bố mẹ tạo ra rồi phản ứng lại. Vậy nên, trong quá trình chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi, nếu mẹ tạo ra một âm thanh buồn cười, con chắc chắn sẽ cười theo. Mẹ cũng có thể khích lệ bé nói chuyện bằng cách bắt chước biểu hiện trên khuôn mặt và âm thanh của trẻ.
6. Tạo cho trẻ thói quen quan sát mọi vật xung quanh
Tầm nhìn của trẻ đang dần cải thiện mỗi ngày. Khi được 4 tháng tuổi, con đã có thể phân biệt giữa các màu sắc tương tự trong cùng một gam màu. Trẻ sẽ thích thú với các màu sắc tươi sáng, một số đồ vật treo trên nôi trông rất bắt mắt.
7. Tiêm vac-xin đầy đủ cho trẻ
Giống như những tháng trước đó, trẻ sẽ cần hai lần tiêm chủng, mỗi lần ở một cánh tay để bảo vệ bé chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, Hib (một loại vi sinh vật có thể gây bệnh nghiêm trọng) và viêm màng não C. Trẻ cũng sẽ được nhỏ vắc xin ngừa bại liệt, mẹ nhớ cho bé đi tiêm theo đúng lịch hẹn của bác sĩ nha.
>> THAM KHẢO: Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo tháng tuổi theo VNVC
Với những thông tin trên đây về sự phát triển của trẻ 4 tháng tuổi, hy vọng bố mẹ sẽ có cách nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất cả về tinh thần và thể chất cho bé!