Nội dung bài viết
Trẻ hay khóc đêm là triệu chứng thường thấy ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh. Tình trạng khóc đêm trong thời gian dài ở trẻ sẽ khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo đây chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường của trẻ nhỏ. Hãy cùng bài viết dưới đây của Blog Mẹ yêu con đi tìm hiểu tại sao trẻ sơ sinh hay khóc đêm? Trẻ khóc đêm khi nào là bình thường và khi nào là bất thường nha ba mẹ!

Trẻ khóc đêm khi nào là bình thường?
Khi bắt đầu chào đời cho đến hết 8 tuần tuổi, trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhiều về đêm. Đây là một biểu hiện sinh lý bình thường, đây còn có tên gọi dân gian là khóc dạ đề hay khóc dã tràng. Khóc về đêm trong giai đoạn này được coi như dấu hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ và trẻ đang làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh khóc về đêm trong giai đoạn này của trẻ thường là khó chịu, trăn trở, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và xuất hiện quấy khóc, thường xuyên thức giấc và giật mình hoảng sợ rồi khóc thét lên.
Tình trạng trẻ sơ sinh quấy khóc đêm sẽ giảm dần khi trẻ bước qua tháng tuổi thứ 3. Sau khi trẻ đủ 3 tháng tuổi thì triệu chứng khóc về đêm ở trẻ sẽ giảm dần mà không cần sử dụng bất kì phương pháp điều trị nào.Lý do là em bé đã thích nghi được với môi trường, và các ba mẹ cũng đã nắm được những thói quen của trẻ nên việc chăm sóc sẽ tốt hơn.
Trẻ sơ sinh quấy khóc khó ngủ về đêm thường xuất hiện triệu chứng vào một khung giờ cố định mỗi ngày. Thông thường những lần khóc của trẻ sẽ có thời gian kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ. Nếu trẻ hay khóc về đêm hoặc hay khóc dạ đề liên tục và kéo dài sẽ không chỉ xảy ra những tác động tiêu cực đến cơ thể, sức khỏe của trẻ mà còn gây ảnh hưởng đến tâm lý của cha mẹ vì thường xuyên bị ảnh hưởng do trẻ khóc đêm khiến ba mẹ thức đêm, lo lắng cho tình trạng con nhỏ.
Khi khóc đêm ở trẻ là bất thường?
Không phải trẻ lúc nào trẻ quấy khóc hay khó ngủ về đêm cũng là hiện tượng bình thường. Đối với các ba mẹ có con nhỏ, nếu trẻ thường xuyên khóc về đêm thì cần đặc biệt lưu ý và theo dõi tình trạng của trẻ vì có thể trẻ đang khóc do cơ thể của trẻ xuất hiện những dấu hiệu bất thường, khó chịu của một số bệnh lý mà trẻ mắc phải.

1. Do bé không kịp thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ
Đối với trẻ trong giai đoạn vừa lọt lòng mẹ, trẻ hay khóc đêm có thể do thay đổi thể chất và môi trường. Nguyên nhân là do những thay đổi bất thường ở môi trường vô cùng an toàn trong bụng mẹ và môi trường thế giới bên ngoài. Sự khác nhau giữa hai môi trường này khiến cho cơ thể non nớt của trẻ không kịp thích nghi nên sinh ra các khó chịu.
2. Trẻ sơ sinh hay khóc đêm do yếu tố tinh thần
Thứ 2, trẻ hay khóc về đêm có thể do yếu tố tinh thần bởi hệ thần kinh ở trẻ vô cùng nhạy cảm. Đối với giai đoạn mới sinh, những tác động thông thường vào ban ngày cũng có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ mới sinh thường sẽ có nhiều người tới thăm nom, bế ãm và cưng nựng cũng làm cho trẻ bị mệt và căng thẳng nên có thể bị giật mình, hay khóc và ban đêm. Trẻ cũng có thể gặp phải ác mộng hoặc do buồn bực, khó chịu mà ban ngày vương lại do vui chơi quá phấn khích. Cha mẹ cần ở bên cạnh, vỗ về trẻ để trẻ để trẻ có cảm giác an toàn và cảm thấy yên tâm để có thể ngủ trở lại.
3. Trẻ sơ sinh hay khóc đêm có thể là do bệnh lý
Trẻ hay khóc về đêm có thể đang gặp phải những bệnh lý nguy hiểm. Trẻ sơ sinh không thể nói cũng như thể hiện được cho ba mẹ biết các bệnh lý của mình, vì thế các bất thường hay khó chịu xảy ra thì triệu chứng đầu tiên của trẻ là quấy khóc. Trong một số bệnh trẻ có thể gặp phải như bệnh về đường tiêu hóa, trẻ bị đầy bụng, trẻ khó tiêu, trẻ bị co thắt vùng bụng khiến trẻ khóc nhiều hơn. Hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, đối với nguồn dinh dưỡng chủ yếu được cung cấp từ sữa mẹ. Nếu khẩu phần ăn của mẹ có thay đổi hoặc không tốt sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ.

Có nhiều loại thực phẩm gây lạnh bụng như hải sản, đồ chua cay,… khi mẹ sử dụng quá sớm có thể dẫn tới tình trạng bé ăn sữa mẹ sẽ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc gặp phải tình trạng táo bón. Khi trẻ bú sữa xong sẽ có các triệu chứng xảy ra như nôn ọe, tiêu chảy, không chịu bú sữa mẹ thì các mẹ cần lưu ý nên thay đổi khẩu ăn cho phù hợp và an toàn với bé.
4. Do bé mọc răng, di ứng da hay do thiếu Canxi
Ngoài ra, các trường hợp khác cũng khiến trẻ khóc về đêm như trẻ mọc răng, trẻ bị loét miệng, da dị ứng. Da trẻ dễ phản ứng với các tiếp xúc bên ngoài, do đó mẹ cần thường xuyên kiểm tra có phải trẻ khóc do các vấn đề trên da hay không đặc biệt sau khi trẻ tiếp xúc với người lạ hoặc da mẹ sau khi xông hơi, thay tã mới cho trẻ.
Cơn khóc của trẻ kéo dài, khóc nhiều về đêm cũng có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Trường hợp này thường đi kèm một số dấu hiệu như: bé chậm mọc răng, rụng tóc hình vành khăn, và hay ra mồ hôi trộm. Nguyên nhân rất có thể do chế độ dinh dưỡng của em bé không được đảm bảo, trẻ bị thiếu canxi, hoặc do em bé được chăm sóc trong phòng quá kín, thiếu vitamin D. Vì vậy người mẹ cần cho em bé tắm nắng vào buổi sáng sớm, giữ gìn phòng ốc được thông thoáng, không để thiếu ánh sáng. Cần đưa em bé đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị cũng như chế độ ăn phù hợp.
- Tìm hiểu thêm: Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh như thế nào là đúng cách?
Ngoài ra, nếu trẻ khóc dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác ví dụ như: nôn, ưỡn người, khóc thét lên, bỏ bú và đi tiểu ra máu thì rất có thể là dấu hiệu trẻ bị lồng ruột. Trong trường hợp này, cha mẹ cần đưa em bé đi cấp cứu ngay.
Trẻ sơ sinh hay khóc đêm thật sự không phải là điều dễ dàng với ba mẹ, đặc biệt với những người lần đầu sinh con. Vì thế ba mẹ cần lưu ý và tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng khóc đêm của trẻ, từ đó tìm ra được cách trị trẻ khóc đêm để trẻ có thể ngủ ngon giấc và không cần lo lắng.